Mùa hè sôi động đã đến mang theo sức nóng khó chịu và những đêm mất ngủ do nhiệt độ cao. Điều hòa nhiệt độ là giải pháp được lựa chọn nhiều nhất để giải quyết vấn đề về nhiệt. Không thể phủ nhận được những lợi ích mà điều hòa mang lại như cho phép chúng ta làm việc hiệu quả trong cả những ngày nắng nóng nhất hay giúp chúng ta ngủ ngon hơn, nhưng khi sử dụng điều hòa không đúng cách, chúng ta dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Trong bài viết này, Taimienphi.vn sẽ chia sẻ cho bạn một số Cách dùng điều hòa, máy lạnh qua đêm mà không bị mệt, đau họng và nghẹt mũi.
- Độ ẩm không khí quá thấp
Đôi khi, điều hòa có thể khiến bạn bị đau họng, nghẹt mũi do độ ẩm không khi quá thấp, mặc dù việc loại bỏ độ ẩm có thể làm giảm cơ hội vi khuẩn và nấm mốc phát triển trong nhà bạn, làm tăng chất lượng không khí.
Máy điều hòa loại bỏ độ ẩm, còn được gọi là hơi nước, từ không khí như một sản phẩm phụ tự nhiên của việc làm mát. Khi không khí chạm vào dàn ống xoắn bay hơi lạnh bên trong bộ xử lý không khí, điều hòa sẽ làm cho độ ẩm ngưng tụ trên cuộn dây và thoát vào đường ống thoát ra ngoài trời.
- Cơ thể bị mất nước
Điều hòa làm mát rất tốt, nhưng mặt trái của nó là khiến da bị khô và gây ra bệnh lý về đường hô hấp. Khi bật điều hòa qua đêm, cơ thể bị thiếu nước hoặc mất nước do không uống nhiều nước như ban ngày. Khi tuyến nước bọt không tiết đủ sẽ khiến miệng và cổ họng bị khô.
- Ngủ mở miệng
Nhất là đối với những người có bệnh đường hô hấp, xoang, khi ngủ mở miệng hoặc hé miệng khiến mũi phải hoạt động vất vả hơn khi ngủ trong môi trường lạnh và khô suốt một thời gian dài. Ngoài ra, trong miệng vốn nhiều vi khuẩn, điều kiện không khí và nhiệt độ như vậy cũng có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho những loại vi khuẩn này sinh sôi, dẫn tới viêm nhiễm đường hô hấp.
- Không gian kín gió và chất lượng không khí kém
Bên cạnh độ ẩm không khí quá thấp là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị nghẹt mũi, viêm họng, còn có một nguyên nhân nghiêm trọng khác đó là chất lượng không khí trong phòng kém. Khi bật điều hòa, căn phòng phải thật kín và điều đó làm cho không khí trong nhà và ngoài trời không lưu thông. Vì vậy, không khí giữ lại lâu trong nhà sẽ dễ tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn, nhất là trong trường hợp trong nhà vốn đã có nhiều bụi bẩn và nấm mốc.
- Lắp điều hòa kém chất lượng và không bảo trì thường xuyên
Nếu điều hòa có kích thước không phù hợp với ngôi nhà hoặc nếu không được lắp đặt đúng cách, nó có thể hoạt động không hiệu quả, làm giảm chất lượng không khí trong nhà và luồng không khí. Như bạn đã biết, điều này có thể dẫn đến sự gia tăng các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà và gây ra một số triệu chứng không mong muốn như đau họng và nghẹt mũi.
Bên cạnh đó, khi điều hòa không được bảo trì thường xuyên, nó không thể lọc không khí một cách hiệu quả. Điều hòa hấp thụ độ ẩm và thổi không khí trong lành từ bên ngoài. Qua thời gian, hơi nước ngưng tụ trong điều hòa, nằm ở các ngóc ngách và dàn ống xoắn. Môi trường ẩm ướt và tối tăm bên trong điều hòa đóng vai trò là nơi sinh sản hoàn hảo cho nấm mốc và vi khuẩn. Khi vi khuẩn/nấm mốc bắt đầu hình thành, không khí thổi từ AC bị nhiễm các loại vi khuẩn và nấm mốc này, vì hầu hết các bộ lọc điều hòa thường không thể lọc chúng. Vì vậy, bỏ qua việc làm sạch điều hòa làm bụi bẩn tích tụ, gây ra căng thẳng quá mức cho hệ thống của bạn khiến hệ thống hoạt động kém hiệu quả hơn và cuối cùng dẫn đến chất lượng không khí trong nhà kém.
- Cảm, sổ mũi, đau họng, ho
Ở trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm thấp lâu có thể làm xáo trộn chức năng bình thường của mũi và cổ họng. Nó có thể dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp, gây viêm họng và viêm phổi.
- Đau đầu và chóng mặt
Khi bạn quá lạnh, các mạch máu trong não của bạn có thể co lại, đây là một trong những nguyên nhân gây đau đầu.
- Hen suyễn và dị ứng
Điều hòa có thể làm tình trạng ở những người bị hen suyễn hoặc dị ứng thêm nặng. Trong số những người nhạy cảm, việc ở trong nhà có thể giúp ích vì nó giúp họ tránh xa các chất ô nhiễm khác, nhưng nhiều người khác thực sự có thể có trải nghiệm ngược lại. Nếu máy lạnh của bạn không được làm sạch và bảo trì đúng cách, nó có thể làm tăng nguy cơ khiến bệnh hen suyễn và dị ứng trầm trọng thêm.
- Mất nước
Tỷ lệ mất nước trong các phòng có điều hòa cao hơn so với các phòng khác. Trong trường hợp điều hòa hút quá nhiều độ ẩm từ phòng, bạn sẽ cảm thấy cơ thể bị mất nước.
- Giảm khả năng đối phó với nhiệt
Dành nhiều thời gian trong môi trường máy lạnh sẽ khiến bạn ngày càng trở nên khó chịu đựng nhiệt độ mùa hè nóng bức. Điều này chủ yếu gây ra bởi sự căng thẳng trên cơ thể bạn từ việc chuyển từ môi trường mát mẻ sang không khí ngoài trời ngột ngạt.
Dưới đây là các mẹo sử dụng điều hòa qua đêm đúng cách để giúp bạn có một giấc ngủ ngon mà không lo gặp phải các vấn đề về sức khỏe.
- Đặt chỉnh nhiệt độ chênh lệch giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời là khoảng 6-8 độ.
- Không để luồng gió phả trực tiếp vào mặt.
- Sử dụng chế độ ngủ của điều hòa: Khi bật chế độ ngủ, điều hòa sẽ tăng mức nhiệt sau một khoảng thời gian nhất định, ngăn chặn trường hợp bị rét về đêm. Hệ thống hoạt động với chu kỳ giấc ngủ tự nhiên của cơ thể bạn và nhiệt độ phòng xung quanh, mang đến cho bạn một giấc ngủ hoàn hảo.
- Tăng độ ẩm trong phòng: Bạn nên đặt một chậu nước hoặc sử dụng máy phun sương để cân bằng độ ẩm trong phòng, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.
- Ăn uống đủ chất và tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe.
Sống sót qua mùa hè sẽ thật vất vả nếu không có sự trợ giúp của điều hòa. Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, điều hòa còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được sử dụng đúng cách. Chính vì thế, bạn hãy áp dụng các mẹo sử dụng điều hòa mà bài viết chia sẻ ở trên để dùng máy lạnh qua đêm mà không bị mệt, đau họng, nghẹt mũi. Ngoài ra, các bạn hãy tham khảo Cách sử dụng máy lạnh đúng cách để tiết kiệm điện cho gia đình mình nhé.