Gợi ý trả lời
1. Các lỗi vi phạm giao thô học sinh hay mắc phải:
- Tụ tập dưới lòng, lề đường trước cổng trường sau giờ tan học
Sau khi tan trường, thường các em không về ngay mà thường tụ tập thành nhóm dưới lòng lề đường trước cổng trường để đùa giỡn, nói chuyện hoặc mua quà bánh ở các xe đẩy trước cổng trường gây mất trật tự ATGT tại đây.
- Chạy xe dàn hàng:
Tình trạng các em học sinh, nhất là học sinh THCS trên đường đến trường thường chạy xe dàn hàng 3, hàng 4 rất phổ biến ở nông thôn lẫn thành thị. Không chỉ dàn hàng, các em còn vô tư nói chuyện, đùa giỡn trong lúc điều khiển xe, gây mất trật tự ATGT và ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông khác.
- Không đội mũ bảo hiểm
Vẫn còn nhiều học sinh khi điều khiển xe điện, xe gắn máy tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đúng với quy định.
- Vượt đèn đỏ
Học sinh chạy xe vượt đèn đỏ không phải là hình ảnh hiếm gặp. Không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà còn thể hiện thiếu văn hóa khi tham gia giao thông.
- Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi theo quy định
Nhiều em học sinh dù chưa đủ tuổi nhưng vẫn điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đến trường.
- Phóng nhanh vượt ẩu
Tình trạng này rất phổ biến, nhất là các em học sinh nam, thường thích chứng tỏ tay lái của mình giỏi mà bất chấp nguy hiểm đến tính mạng bản thân và những người tham gia giao thông khác.
- Gửi xe ở ngoài nhà dân
Các em học sinh không gửi xe đúng nơi quy định trong trường mà lại để xe ở các nhà dân phía bên ngoài gần cổng trường.
2. Giải pháp cải thiện tình trạng vi phạm giao thông ở học sinh
Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ về việc tham gia giao thông an toàn.
Chính vì thế, phụ huynh cần giáo dục cho con em mình ý thức chấp hành Luật Giao thông từ nhỏ.
Việc giáo dục con cái chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông, không chỉ để bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của bản thân mà còn cho người khác.
Phụ huynh không nên cho con sử dụng xe máy nếu chưa đủ tuổi
Phải đội nón bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông trên đường.
Hơn ai hết, phụ huynh phải là tấm gương chấp hành Luật Giao thông, ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông.
Giữa phụ huynh và nhà trường cần phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông cho học sinh. Ở các buổi họp phụ huynh, cần có nhiều nội dung trao đổi về vấn đề ATGT cho học sinh. Nhà trường nên phân công giáo viên liên lạc với phụ huynh khi học sinh vi phạm để tìm phương pháp hiệu quả giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông cho các em.
Về phía ngành chức năng Phòng CSGT sẽ tích cực tuyên truyền các nội dung học ngoại khóa về an toàn giao thông để các em hiểu về Luật giao thông từ đó sẽ nghiêm chỉnh chấp hành.