Bánh chưng hay bánh trưng, từ nào mới đúng chính tả?

Tuy là món ăn rất quen thuộc với người dân Việt Nam, xuất hiện vào dịp Tết nguyên đán nhưng có rất nhiều người viết sai chính tả, không biết viết là Bánh Chưng hay Bánh Trưng. Vậy đâu mới là từ đúng chính tả?

Bánh trưng hay bánh chưng, từ nào mới đúng chính tả?


1. Bánh chưng hay bánh trưng?

Câu trả lời từ đúng chính tả là Bánh Chưng. Còn từ Bánh Trưng là viết sai chính tả.

Theo Taimienphi.vn tìm hiểu, chưng ở đây được mượn từ Hán Việt, có nghĩa là hơi nước bốc lên, hơi nóng bốc lên. Chữ chưng này là chữ tượng hình nhằm mô tả lại hình ảnh để nấu bánh. Hơn nữa, chữ chưng được viết theo tiếng Hán là ở dưới là lửa = Hỏa, rồi phía trên là gạch ngang tượng trưng cho đáy nồi, tiếp theo là nước, trên cùng là gạch ngang nữa, cái này tượng trưng cho nắp đậy. Do đó, chưng còn được hiểu là đun, hấp chín thực phẩm bằng nước, hơi nước. Như vậy, bánh chưng được hiểu là bánh được nấu chín bằng hơi nước.

Còn trưng là động từ, có nghĩa là để ở vị trí dễ thấy nhất, sau cho mọi người có thể thấy rõ. Từ trưng này thường được dùng như trưng bày, trưng đèn, trưng biển hiệu...

Do đó, khi ghép từ trưng và bánh với nhau sẽ không có ý nghĩa.

Trong các cuốn từ điển tiếng Việt của chúng ta chỉ công nhận từ bánh chưng - bánh giầy, chứ không có ghi nhận bánh trưng, bánh giày, bánh dầy, bánh dày.

Tuy nhiên có rất nhiều người viết sai từ này, kể cả những người học cao, nghệ sĩ nổi tiếng. Do đó, bạn chú ý viết từ bánh chưng thay vì bánh trưng, nhất là khi bạn gõ văn bản.

Nếu các bạn băn khoăn tr hay ch như bắt trước hay bắt chước, chân thành hay trân thành, chân trọng hay trân trọng thì bạn có thể tìm hiểu cách phân biệt tr và ch hoặc có thể tham khảo các bài viết của Taimienphi.vn để giải đáp chính xác nhé.
Xem thêm: Bắc trước hay bắt chước


2. Giới thiệu về bánh chưng

Bánh chưng (chưng ở đây là chưng cất, có nghĩa là hấp nước, tuy nhiên trên thực tế, bánh này được luộc trong thời gian 9 - 12 tiếng) là loại bánh truyền thống xuất hiện trong dịp lễ Tết Nguyên đán hay ngày giỗ tổ Hùng Vương của dân tộc Việt Nam nhằm thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, đất trời.

Nguồn gốc, lịch sử của bánh chưng

Nguyên liệu chính để làm bánh chưng là gạo nếp, thịt lợn, lá dong, đỗ xanh. Tùy vào mỗi vùng miền mà bánh chưng sẽ có các nguyên liệu khác nhau, có thêm hành củ thái hoặc giã, gừng giã, hạt tiêu, đường...

Có thể nói, bánh chưng là loại bánh có từ lâu đời trong nền ẩm thực của Việt Nam. Nguồn gốc bánh chưng gắn liền với sự tích Bánh Chưng, Bánh Giầy, liên quan tới hoàng tử Lang Liêu ở đời vua Hùng thứ 6.

Chuyện kể rằng, vua Hùng Vương đã tổ chức cuộc thi ai mang lễ vật hợp ý nhất sẽ truyền ngôi cho người đó. Chính vì thế mà các hoàng tử đã thi nhau tìm kiếm các của ngon vật lạ để dâng lên vua cha. Lang Liêu nhà nghèo, không biết dâng vật lễ gì thì có một đêm được thần báo mộng, chỉ cách làm ra bánh chưng, bánh giầy.

Tới khì hẹn dâng món ăn ngon, vua Hùng Vương đã nếm thử các món và ưng ý nhất là món bánh chưng, bánh giầy của Lang Liêu. Không chỉ đặc trưng cho trời tròn đất vuông mà bánh này còn có vị ngon thơm, làm từ sản vật đồng quê.

Cách làm bánh chưng ngày Tết rất đơn giản, bạn có thể tham khảo chi tiết tại Wiki TẠI ĐÂY để biết thêm chi tiết.

Hy vọng với lời giải đáp bánh chưng hay bánh trưng trên đây, các bạn đã biết được từ nào viết đúng chính tả. Từ đó, bạn có thể áp dụng từ đúng chính tả vào trong văn nói, văn viết hiệu quả. 

Từ bánh chưng hay bánh trưng? Không chỉ có mình bạn mà có rất nhiều người nhầm lẫn 2 từ này, sử dụng sai trong câu nói, văn viết. Để biết từ bánh chưng đúng hay bánh trưng mới đúng thì các bạn cùng Taimienphi.vn đi tìm giải đáp trong bài viết này.
Câu đố về bánh chưng ngày Tết
Lá dứa, lá dừa, lá dong lá nào dùng để gói bánh chưng?
Muốn ăn bánh chưng con sẽ ăn vào ngày tết hay là noel?
Mẹo bảo quản bánh chưng không lo bị mốc sau Tết
Hướng dẫn phân biệt bánh chưng luộc pin và bánh chưng an toàn
Cảm nhận của em về sự tích Bánh chưng bánh giày

ĐỌC NHIỀU