Bài tập tính thể tích hình hộp chữ nhật lớp 5 gồm các bài tập và đáp án của từng bài giúp các em học sinh có thể luyện tập đa dạng bài tập liên quan tới bài tập tính thể tích khối hộp chữ nhật, khi gặp bài này có thể giải được một cách nhanh chóng.
Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật lớp 5
Bài tập tính thể tích hình hộp chữ nhật lớp 5 trang 121 SGK
Bài 1 Trang 121 SGK Toán 5: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b và chiều cao c:
Phương Pháp Giải:
Công thức tính hình hộp chữ nhật vô cùng đơn giản: V = a x b x c (trong đó: V là viết tắt của thể tích; a là chiều dài; b là chiều rộng; c là chiều cao).
=> Thể tích hình hộp chữ nhật bằng tích của chiều dài, chiều rộng và chiều cao.
Giải:
Bài 2 Trang 121 SGK Toán 5: Tính thể tích của khối gỗ có dạng như hình bên:
Phương Pháp Giải:
- Bước 1: Chia khối gỗ đã cho thành các hình hộp chữ nhật nhỏ
- Bước 2: Tính thể tích của từng hình hộp chữ nhật nhỏ theo công thức: V = a x b x c
- Bước 3: Tính thể tích của khối gỗ bằng cách lấy thể tích hai hình hộp chữ nhật nhỏ đem cộng vào với nhau.
Giải:
Cách 1:
Tách khối gỗ thành hai hình hộp chữ nhật A và B như hình dưới.
Thể tích hình hộp chữ nhật A là:
8 x (12 - 6) x 5 = 240 (cm3)
Thể tích hình hộp chữ nhật B là:
15 x 6 x 5 = 450 (cm3)
Thể tích khối gỗ là:
240 + 450 = 690 (cm3)
Cách 2:
Tách khối gỗ thành hai hình chữ nhật C và D như hình dưới:
Thể tích hình hộp chữ nhật C là:
12 x 8 x 5 = 480 (cm3)
Thể tích hình hộp chữ nhật D là:
(15 - 8) x 6 x 5 = 210 (cm3)
Thể tích khối gỗ là:
480 + 210 = 690 (cm3)
Cách 3:
Thể tích hình hộp chữ nhật H là:
(15 - 8) x (12 - 6) x 5 = 210 (cm3)
Thể tích của cả khối gỗ và hình hộp chữ nhật B là:
15 x 12 x 5 = 900 (cm3)
Thể tích khối gỗ là:
900 - 210 = 690 (cm3)
Đáp số: 690cm3.
Bài 3 Trang 121 SGK Toán 5: Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể nước.
Phương Pháp Giải:
Với bài tập này, các em có thể giải theo 2 cách:
* Cách 1:
- Bước 1: Tính thể tích nước có trong bể nước bằng cách sử dụng công thức: Thể tích hình hộp chữ nhật = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (đối với bể nước có kích thước 10cm, 10cm, 5cm)
- Bước 2: Tính thể tích của nước và hòn đá trong bể nước bằng cách sử dụng công thức: Thể tích hình hộp chữ nhật = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao (đối với bể nước có kích thước 10cm, 10cm, 7cm)
- Bước 3: Tính thể tích của hòn đá bằng cách lấy tổng thể tích của nước và hòn đá đem trừ đi thể tích của nước trong bể
* Cách 2:
- Đầu tiên, tính chiều cao của mực nước dâng lên bằng cách lấy chiều cao của bể khi có cả nước và hòn đá trong đó đem trừ đi chiều cao của bể khi chỉ có nước
- Tiếp theo, tính thể tích nước dâng lên bằng cách lấy chiều dài nhân với chiều rộng, rồi nhân tiếp với chiều cao của mực nước dâng lên vừa tìm được.
Đáp Án:
Cách 1:
Thể tích nước trong bể là:
10 x 10 x 5 = 500 (cm3)
Tổng thể tích của nước và hòn đá là:
10 x 10 x 7 = 700 (cm3)
Thể tích của hòn đá là:
700 - 500 = 200 (cm3)
Cách 2:
Chiều cao của mực nước dâng lên là:
7 - 5 = 2 (cm)
Thể tích nước dâng lên là:
10 x 10 x 2 = 200 (cm3)
=> Đó cũng chính là thể tích hòn đá.
Đáp số: 200 cm3
Bài tập tính thể tích hình hộp chữ nhật lớp 5 trong vở bài tập
Bài 1 trang 34 VBT Toán 5 Tập 2: Viết số đo thích hợp vào ô trống:
Giải:
Thể tích hình hộp chữ nhật (1):
V= a x b x c = 6 x 4 x 5 = 120cm3
Thể tích hình hộp chữ nhật (2):
V = 2,5 x 1,8 x 1,1 = 4,95m3
Thể tích hình hộp chữ nhật (3):
Bài 2 trang 35 VBT Toán 5 Tập 2: Tính rồi so sánh thể tích của hai hình hộp chữ nhật dưới đây:
Giải:
Thể tích hình hộp chữ nhật (a) là :
1,5 x 0,8 x 1 = 1,2 (m3)
Thể tích hình hộp chữ nhật (b) là :
1,5 x 0,8 x 1 = 1,2 (m3)
Vậy thể tích hình hộp chữ nhật (a) bằng thể tích hình hộp chữ nhật (b)
Bài 3 trang 35 VBT Toán 5 Tập 2: Tính thể tích của khối gỗ có dạng như hình bên:
Giải:
Chia khối gỗ thành 2 hình hộp chữ nhật như hình vẽ.
Thể tích hình hộp chữ nhật (1) là :
(20 - 12) x 10 x 8 = 640 (cm3)
Thể tích hình hộp chữ nhật (2) là :
12 x 5 x 8 = 480 (cm3)
Thể tích khối gỗ là :
640 + 480 = 1120 (cm3)
Đáp số : 1120cm3
Bài tập tính thể tích hình hộp chữ nhật lớp 5 nâng cao, bổ sung
Bài 1: Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài 2m. Lúc đầu bể không có nước. Sau khi đổ vào bể 120 thùng nước, mỗi thùng chứa 20 lít thì mực nước của bể là 0,8m.
a) Tính chiều rộng của bể nước.
b) Người ta đổ thêm vào bể 60 thùng nước nữa thì đầy bể. Hỏi bể cao bao nhiêu mét?
Giải:
a) Thể tích nước đổ vào bể cũng chính là thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 2m, chiều cao 0,8m.
Số lít nước đổ vào bể là:
120 x 20 = 2400 (lít nước)
Đổi 2400 lít nước = 2,4 m3
Diện tích đáy của bể nước là:
2,4 : 0,8 = 3 (m2)
Chiều rộng của bể nước là:
3 : 2 = 1,5 (m)
b) Tỉ số của của mực nước tăng thêm so với mực nước đổ vào đợt 1 cũng bằng tỉ sô" thể tích nước tăng thêm so với thể tích nước đổ vào đợt 1.
Thể tích nước đổ vào bể đợt 1:
Vi = 20 x 120 = 2400 (l) = 2400dm3 = 2,4m
Độ cao của bể là: 0,8 + 0,4 = 1,2 (m).
Bài 2: Một cái thùng hình lập phương, cạnh 7dm, có chứa nước với độ sâu của nước là 4dm. người ta thả 25 viên gạch có chiều dài 2dm, chiều rộng 1dm và chiều cao 0,5dm vào thùng. Hỏi nước trong thùng dâng lên cách miệng thùng bao nhiêu đề - xi mét? (Giả thiết toàn bộ gạch ngập trong nước và chúng hút nước không đáng kể).
Giải:
Áp dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật V = a.b.c và công thức tính thể tích hình lập phương V = a3.
Tính thể tích nước trong thùng lúc đầu V1.
Tính thể tích một viên gạch => thể tích của 25 viên gạch V2.
Mực nước dâng cao hơn trước: h =
Mực nước cách miệng thùng: 7 - (h + 4).
Thể tích nước trong thùng lúc đầu:
V1 = 7 x 7 x 4 = 196 (dm3)
Thể tích một viên gạch:
2.1 x 0,5 = 1 (dm3)
Thể tích của 25 viên gạch:
1 x 25 = 25 (dm3)
Bài 3: Tính thể tích của khối gỗ có dạng:
Giải:
Thể tích hình hộp chữ nhật H là:
(15 - 8) x (12 - 6) x 5 = 210 (cm3)
Thể tích của cả khối gỗ và hình hộp chữ nhật B là:
15 x 12 x 5 = 900 (cm3)
Thể tích khối gỗ là:
900 - 210 = 690 (cm3)
Đáp số: 690cm3.
Bài 4: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b và chiều cao c:
a) a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm
b) a = 1,5m; b = 1,1m; c = 0,5cm
Giải :
a, Thể tích hình hộp chữ nhật là:
5 x 4 x 9 = 180 (cm3)
b, Thể tích hình hộp chữ nhật là:
1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825 (cm3)
Bài 5: Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể nước.
Giải:
Cách 1: thể tích nước trong bể là:
10 x 10 x 5 = 500 (cm3)
Tổng thể tích của nước và hòn đá là:
10 x 10 x 7 = 700 (cm3)
Thể tích của hòn đá là:
700 - 500 = 200 (cm3)
Cách 2: chiều cao của mực nước dâng lên là:
7 - 5 = 2 (cm)
Thể tích nước dâng lên là:
10 x 10 x 2 = 200 (cm3)
Đó cũng chính là thể tích hòn đá
Bên cạnh làm bài, các em nên so sánh, đối chiếu cách làm, kết quả để từ đó biết được phương pháp làm bài hiệu quả, chỉnh sửa các bài mà làm sai. Thông qua việc làm bài tập thường xuyên này, các em sẽ tự tin chinh phục được mọi bài tập tính thể tích hình hộp chữ nhật.