Các dạng toán hình học lớp 4 có lời giải
- Xem và học lại công thức tính diện tích hình bình hành trước khi áp dụng vào làm bài.
- Diện tích có đơn vị đo là m2, dm2, cm2 ... (tùy vào đề bài đưa ra nên các em cần chú ý để làm bài cho đúng)
Các bài tập tính diện tích hình bình hành lớp 4 trong SGK
Bài 1 Trang 104 SGK Toán 4: Tính diện tích mỗi hình bình hành sau:
Phương Pháp Giải:
Muốn tính diện tích hình bình hành, ta lấy chiều cao đem nhân với độ dài cạnh đáy.
Giải:
- Hình bình hành bên trái có diện tích là:
9 x 5 = 45 (cm2)
- Hình bình hành ở giữa có diện tích là:
13 x 4 = 52 (cm2)
- Hình bình hành bên phải có diện tích là:
9 x 7 = 63 (cm2)
Bài 2 Trang 104 SGK Toán 4: Tính diện tích:
Phương Pháp Giải:
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng
- Muốn tính diện tích hình bình hành, ta lấy chiều cao đem nhân với độ dài đáy.
Giải:
- Diện tích hình chữ nhật là:
10 x 5 = 50 (cm2)
- Diện tích hình bình hành là:
10 x 5 = 50 (cm2)
Nhận xét: Hình chữ nhật và hình bình hành đã cho có diện tích bằng nhau.
Bài 3 Trang 104 SGK Toán 4: Tính diện tích hình bình hành, biết:
a) Độ dài đáy là 4dm, chiều cao là 34cm.
b) Độ dài đáy là 4m, chiều cao là 13dm.
Phương Pháp Giải:
Muốn tính diện tích hình bình hành, ta lấy chiều cao đem nhân với độ dài đáy.
Giải:
a) 4dm = 40cm
Diện tích của hình bình hành là:
40 x 34 = 1360 (cm2)
b) 4m = 40dm
Diện tích của hình bình hành là:
40 x 13 = 520 (dm2)
Các bài tập tính diện tích hình bình hành lớp 4 trong vở bài tập
Bài 1 trang 12 VBT Toán 4 Tập 2: Đánh dấu (x) vào ô trống đặt dưới hình có diện tích bé hơn 20cm2:
Hình có diện tích bé hơn 20cm2 là:
Giải:
Hình có diện tích bé hơn 20cm2 là:
Bài 2 trang 12 VBT Toán 4 Tập 2: Viết tiếp vào ô trống:
Giải:
Bài 3 trang 13 VBT Toán 4 Tập 2: Một mảnh bìa hình bình hành có độ dài đáy là 14cm và chiều cao là 7cm. Tính diện tích mảnh bìa đó.
Giải:
Tóm tắt: S = a x h?
A là độ dài đáy
H là chiều cao
Giải: Diện tích của mảnh bìa hình bình hành là S = a x h = 14 x 7 = 98cm2
Đáp số: 98cm2
Bài tập nâng cao về diện tích hình bình hành
Bài 1: Hình bình hành có độ dài đáy là 10cm, chiều cao là 7cm. Diện tích hình bình hành đó là ... cm2.
Giải:
Diện tích hình bình hành là S = 7.10 = 70cm2
Đáp số: 70cm2
Bài 2: Tính diện tích hình bình hành, biết độ dài đáy là 4m, chiều cao là 13dm.
Giải:
Đổi 4m = 40dm
Diện tích hình bình hành là S = 40 x 13 = 520dm2
Đáp số: 520dm2
Bài 3: Hình bình hành có độ dài đáy là 5dm, chiều cao bằng 12cm. Diện tích hình bình hành đó là ... cm2.
Giải:
Đổi 5dm = 50cm
Diện tích hình bình hành là 50 x 12 = 600cm2
Đáp số: 600cm2
Bài 4: Tính diện tích hình bình hành biết độ dài đáy là 14m, chiều cao bằng nửa độ dài đáy.
Giải:
chiều cao bằng nửa độ dài đáy = 1/2 x 14 = 7m
Diện tích hình bình hành là 7.14 = 98m2
Đáp số: 98m2
Bài 5: Hình bình hành ABCD có chiều cao 8cm, độ dài đáy gấp 3 lần chiều cao. Diện tích hình bình hành ABCD là ... cm2.
Giải:
Độ dài đáy là 3 x 8 = 24cm
Diện tích hình bình hành là 24 x 8 = 192cm2
Đáp số: 192cm2
Bài 6: Tính diện tích hình bình hành, biết tổng số đo độ dài đáy và và chiều cao là 24cm, độ dài đáy hơn chiều cao 4cm.
Giải:
Ta có: Chiều cao + độ dài đáy = 24cm, suy ra: Độ dài đáy = 24 - Chiều cao (1)
Trong khi đó, độ dài đáy - chiều cao = 4cm (2)
Từ (1) và (2), ta suy ra:
24 - Chiều cao - Chiều cao = 4cm
<=> Chiều cao = 10cm
Do đó, độ dài đáy là 24 - 10 = 14cm
Diện tích đáy hình bình hành là 10.14 = 140cm2
Đáp án: 140cm2
Bài 7: Một hình bình hành có diện tích bằng 24cm2, độ dài đáy là 6cm. Tính chiều cao của hình bình hành đó.
Giải:
Chiều cao hình bình hành là 24 : 6 = 4cm
Đáp số: 4cm
Bài 8: Một hình bình hành có diện tích bằng 2m2, độ dài đáy bằng 20dm. Tính chiều cao của hình bình hành đó.
Giải:
Đổi 2m2 = 200dm2
Chiều cao của hình bình hành là 200 : 20 = 10cm
Đáp số: 10cm
Bài 9: Một hình bình hành có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 6cm, chiều cao bằng 4cm. Tính độ dài đáy của hình đó.
Giải:
Diện tích hình vuông là 6 x 6 = 36cm2
Diện tích hình bình hành bằng diện tích hình vuông = 36cm2
Độ dài đáy của hình bình hành là 36 : 4 = 9cm
Đáp số: 9cm
Bài 10: Hình bình hành có chiều cao bằng 9dm. Tính độ dài đáy của hình đó, biết diện tích của nó bằng 54dm2.
Giải:
Độ dài đáy là 54 : 9 = 6dm
Đáp số: 6dm
Bài 11: Một thửa ruộng hình bình hành có độ dài đáy bằng 40m, chiều cao bằng 20m. Diện tích của thửa ruộng đó là ... m2.
Giải:
Diện tích của thửa ruộng hình bình hành là 20 x 40 = 800m2
Bài 12: Một mảnh vườn hình bình hành có độ dài đáy bằng 50m, chiều cao bằng 40m. Trên mảnh vườn đó người ta trồng các cây bưởi. Cứ 4m2 trồng 1 cây bưởi. Hỏi cả mảnh vườn đó trồng được bao nhiêu cây bưởi?
Giải:
Diện tích của mảnh vườn là 50 x 40 = 2000m2
Theo đầu bài, cứ 4m2 trồng 1 cây bưởi nên mảnh vườn đó trồng được 20.000 : 4 = 5.000 cây
Đáp án: 5.000 cây
Lưu ý các dạng toán về diện tích hình bình hành lớp 4
Bài toán liên quan tới diện tích hình bình hành Toán lớp 4 gồm có nhiều dạng khác nhau, các em học sinh dễ gặp các dạng này trong bài làm, bài thi và kiểm tra:
- Dạng 1: Cho biết chiều cao, biết đáy. Tính diện tích
- Dạng 2: Cho biết diện tích hình bình hành. Tính chiều cao
- Dạng 3: Cho biết chiều cao và diện tích hình bình hành. Tìm đáy
- Dạng 4: Đáy hình bình hành được mở rộng với m đơn vị, diện tích tăng thêm khoảng là S1. Tính diện tích hình bình hành ban đầu.
- Dạng 5: Thu hẹp đáy m đơn vị, diện tích giảm đi S1. Tính diện tích S ban đầu.
Bên cạnh các em học sinh, các thầy cô giáo dạy Toán lớp 4 có thể tham khảo, copy về để soạn giáo án diện tích hình bình hành lớp 4 hiệu quả, có được bài giảng tốt nhất.
=>