Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn

Đề bài: Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn

Dàn ý chi tiết cho bài thuyết trình về một tác phẩm văn học

Nội dung bài viết:
I. Gợi ý.
II. Bài văn mẫu.

 

I. Gợi ý xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn

1. Mở đầu:
- Nêu tên tác phẩm được chọn và lí do chọn tác phẩm đó.
2. Triển khai:
- Đi vào trình bày chi tiết đặc điểm của tác phẩm:
+ Thể loại
+ Dung lượng
+ Nội dung
+ Nghệ thuật
+ Nêu nhận xét, đánh giá về tác phẩm theo các góc độ tiếp cận khác nhau.
3. Kết luận:
- Khẳng định giá trị chung và ý nghĩa của tác phẩm.
 

II. Bài mẫu tham khảo xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn

 

1. Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn - mẫu số 1:

Chọn văn bản: "Viếng lăng Bác" - Viễn Phương
I. Mở đầu:

- Lí do chọn bài thơ: Đây là một bài thơ ý nghĩa viết về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
- Khái quát về tác giả Viễn Phương:
+ Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ, ông tích cực tham gia hoạt động cách mạng. Ông là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
+ Thơ của Viễn Phương giàu cảm xúc, yêu đời, yêu người thiết tha.
III. Triển khai:
1. Khái quát chung về tác phẩm:
- Bài thơ được viết khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Bác mới khánh thành, Viễn Phương ra thăm lăng Bác.
- Thể thơ: Tự do
- Mạch cảm xúc của bài thơ: Đứng trước lăng => xếp hàng vào lăng => gặp Bác => phút chia li.
2. Phân tích bài thơ:
2.1. Khổ 1: Cảm xúc của người con miền Nam khi đứng trước lăng
- Đại từ nhân xưng "con - Bác": Tạo cảm giác gần gũi, yêu thương như những người thân trong gia đình.
- "Miền Nam": Gợi giây phút xúc động của một cuộc gặp gỡ đã được chờ đợi trong suốt 30 năm chia cách.
- Hình ảnh cây tre tượng trưng cho sức sống bền bỉ, mãnh liệt và khí phách của con người Việt Nam trong chiến đấu.
- Cảm xúc của nhà thơ: xúc động, tự hào.
2.2. Khổ 2: Cảm xúc của người con miền Nam khi hòa trong dòng người vào lăng viếng Bác:
- "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng": Đó là mặt trời của tự nhiên mang lại ánh sáng, hơi ấm cho nhân loại.
- "Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ": Ẩn dụ chỉ Bác Hồ người mang đến ánh sáng ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
- Hai câu thơ tiếp nhấn mạnh dòng người ngày ngày vào lăng viếng Bác.
=> Thể hiện niềm thành kính đối với vị cha vĩ đại của dân tộc.
2.3. Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng viếng Bác
- Không gian: Yên tĩnh, trang nghiêm với ánh sáng dịu nhẹ.
- Hình ảnh Bác: Thanh thản như đang chìm trong giấc ngủ.
- "Vầng trăng sáng dịu hiền": Mang ý nghĩa ẩn dụ cho hình ảnh Bác vẫn còn đây cùng dân tộc.
- Cụm từ "vẫn biết... mà sao": Thể hiện sự xúc động.
- Hình ảnh ẩn dụ "trời xanh là mãi mãi": sự vĩnh hằng, bất tử của hình ảnh Bác Hồ.
- Động từ "nhói": Nỗi đau đớn khi mất Bác.
2.4. Khổ 4: Cảm xúc của nhà thơ lúc rời lăng Bác trở về
- Nhà thơ trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình qua cụm từ "thương trào nước mắt".
- Động từ "trào" thể hiện một cách chân thành, mãnh liệt cảm xúc lưu luyến không muốn rời xa.
- Điệp ngữ "muốn làm" nhấn mạnh những mong ước chân thành của tác giả:
+ "Muốn làm con chim": Tạo âm thanh trong lành làm vui lòng Bác.
+ "Muốn làm đóa hoa tỏa hương": Tỏa hương thơm để điểm tô cho ngôi nhà của Bác.
+ "Muốn làm cây tre": Để ngày ngày được bên Bác.
=> Khát khao được làm người công dân có ích để làm vui lòng Bác và đối với Bác.
3. Nhận xét về nghệ thuật:
- Giọng điệu trang trọng, thiết tha.
- Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp.
- Ngôn ngữ bình dị mà cô đọng.
IIV. Kết thúc:
- Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được tình cảm chân thành, xuất phát từ tận sâu trái tim của Viễn Phương dành cho Bác.
- Đọc bài thơ chúng ta thấy thêm yêu, thêm trân trọng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Cách thuyết trình về tác phẩm văn học

 

2. Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn - mẫu số 2:

Chọn văn bản: "Sang Thu" - Hữu Thỉnh
I. Mở đầu:
- Lí do chọn bài thơ: Đây là một bài thơ hay viết về mùa thu.
- Khái quát về tác giả Hữu Thỉnh:
+ Thuộc thế hệ các nhà thơ chống Mĩ.
+ Phong cách thơ: Tha thiết, nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu cảm xúc.
- Mạch cảm xúc:
+ Vận động theo bước đi của mùa thu bắt đầu từ những tín hiệu mong manh, mơ hồ đến hữu hình, rõ nét.
+ Vận động theo mạch cảm xúc của con người: từ ngỡ ngàng đến đắm say, chiêm nghiệm.
II. Triển khai:
1. Khái quát chung về tác phẩm:
- Ý nghĩa nhan đề: Là một ẩn dụ mang ý nghĩa biểu tượng về sự giao thời của đất trời sang thu, đời sống sang thu, đời người sang thu.
2. Phân tích tác phẩm:
2.1. Khổ 1: Tín hiệu lúc sang thu
- Tín hiệu: "Hương ổi, gió, sương"
- Từ ngữ miêu tả, đặc điểm: "Phả, se, chùng chình"
- Giác quan cảm nhận: Khứu giác, xúc giác, thị giác
- Nghệ thuật: Nhân hóa, từ láy gợi hình
=> Nhận xét: Bước chuyển nhẹ nhàng của thiên nhiên thời điểm giao thời
2.2. Khổ 2: Sự chuyển mùa
- "Sông dềnh dàng": Tả dòng sông trôi chậm
=> Những suy nghĩ trầm tư của tác giả.
- "Chim vội vã":
+ Hơi thu se lạnh khiến lũ chim vội vã bay về phương Nam tránh rét.
+ Gợi hình ảnh của đất nước: vội vã xây dựng đất nước.
- Hình ảnh đám mây "vắt nửa mình sang thu": Đám mây như có hình, có hồn và trở nên gần gũi, sinh động.
=> Gợi liên tưởng đến bước đi của thời gian.
=> Cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên của tác giả.
2.3. Khổ 3: Những chuyển biến của tạo vật và suy ngẫm về đời người lúc sang thu
- Sự đối lập: "nắng" và "mưa", "vẫn còn" với "vơi dần"
=> Sự chuyển biến của các hiện tượng tự nhiên.
=> Lúc này mùa hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn.
- Hình ảnh "sấm bớt bất ngờ" và "hàng cây đứng tuổi":
+ Tả thực hàng câu đã lớn, trải qua bao mùa thay lá sẽ vững vàng hơn trước những tiếng sấm bất ngờ.
+ "Hàng cây đứng tuổi": Chỉ những người từng trải thường điềm tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh.
=> Khổ thơ bộc lộ trọn vẹn khoảnh khắc thiên nhiên và đời người sang thu.
3. Nhận xét về nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ phù hợp.
- Giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Sử dụng hiệu quả các biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa, ẩn dụ.
III. Kết thúc:
- Qua bài thơ, người đọc thấy được:
+ Sự tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ Hữu Thỉnh.
+ Tình yêu thiên nhiên của tác giả.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Khi xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm tự chọn mỗi người cần chú ý cung cấp được thông tin chung về tác phẩm nghệ thuật một cách rõ ràng. Mời em tham khảo thêm các bài văn mẫu lớp 11 khác trên Taimienphi.vn như: Viết đoạn văn về hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trong Con đường mùa đông, Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh trong tác phẩm); Phân tích một đoạn trích trong Truyện Kiều....

Khi phân tích một tác phẩm nghệ thuật tự chọn chúng ta cần lưu ý những điểm gì? Để có thêm những kĩ năng khi làm bài, các em có thể tham khảo mẫu Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn, Ngữ Văn 11, Kết nối tri thức, học kì I trên Taimienphi.vn nhé!
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU