1. Mở đoạn:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu cảm nghĩ nhận về bài thơ.
2. Thân đoạn: Cảm nghĩ về bài thơ:
- Về nội dung:
+ Hình ảnh mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó làm tất cả mọi thứ -> đức hi sinh, tình yêu thương bao la của mẹ.
+ Tâm trạng của người con khi trở về thăm nhà và mẹ: nghẹn ngào, xót xa.
- Về nghệ thuật:
+ Sử dụng các hình ảnh thân quen, gần gũi.
+ Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: nhân hóa "nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa", liệt kê các sự vật "chum tương", "nón mê", "áo tơi",...
- Nêu lí do thích bài thơ:
+ Bài thơ để lại trong em những cảm xúc sâu lắng về tình mẫu tử. Đồng thời, gợi nhắc em phải biết yêu thương, kính trọng mẹ nhiều hơn.
3. Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị bài thơ.
Đọc bài thơ "Về thăm mẹ" của Đinh Nam Khương, em cảm thấy vô cùng xúc động về tình mẫu tử thiêng liêng. Trở về thăm nhà vào một chiều đông, người con ngỡ ngàng khi "bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà". Thơ thẩn ngắm nhìn, con lại thấy thấp thoáng hình bóng mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó. Trong ngôi nhà thân thương, mẹ luôn chu toàn, sắp xếp mọi việc cẩn thận. Chum tương ngoài kia "mẹ đã đậy rồi". Đàn gà cũng được mẹ chăm sóc, nuôi nấng cẩn thận. Ngoài đồng ruộng, không quản nắng mưa, mẹ vẫn chăm chỉ làm lụng, cày cấy. Và rồi, cái áo tơi trên lưng ngày càng "lủn củn" theo năm tháng. Như vậy, mẹ làm tất cả mọi việc để nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Mẹ dành mọi thứ cho con, từ những thứ nhỏ bé nhất như "trái na cuối vụ". Cảm nhận được tình thương bao la ấy, người con đã nghẹn ngào, xúc động "Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn/ Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.". Bằng việc sử dụng hình ảnh gần gũi, bình dị, biện pháp liệt kê các sự vật và ngôn ngữ mộc mạc, nhà thơ đã làm nổi bật hình ảnh người mẹ đảm đang, cần mẫn. Từ đó, khéo léo khắc họa tình cảm gia đình cao đẹp, quý giá.
Bài thơ "À ơi tay mẹ" của tác giả Đinh Nam Khương đã mang đến cho em những rung cảm sâu sắc về tình cảm mẹ con thắm thiết, sâu lắng. Một buổi chiều đông lạnh lẽo, người con trở về thăm mẹ già nhưng "mẹ không có nhà". Ngồi ở hiên nhà, con đưa mắt ngắm nhìn cảnh vật quanh nhà. Con thấy chum tương đã được mẹ đậy nắp cẩn thận. Con còn thấy đàn gà mới nở đang quanh quẩn bên chiếc nơm hỏng vành. Nhờ đôi bàn tay mẹ, ngôi nhà thân thương trở nên thật gọn gàng, ngăn nắp. Ở ngoài đồng ruộng, mẹ cũng tần tảo, đảm đang như vậy. Mẹ chăm chỉ, cần mẫn làm lụng không ngại khó nhọc. Vì thế, chiếc áo tơi ngày càng ngắn ngủi đến nỗi "Áo tơi qua buổi cày bừa/ Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm". Mẹ vất vả quanh năm suốt tháng để nuôi nấng con khôn lớn, để cuộc sống của con thêm vẹn tròn, đầy đủ. Mẹ dành cho con mọi điều tốt đẹp mà chẳng hề phần lại cho bản thân "trái na cuối vụ mẹ dành phần con". Những gì thơm ngọt, hương sắc đều được mẹ giữ gìn, dành dụm gửi con. Bằng việc sử dụng thể thơ lục bát, lời thơ nhẹ nhàng, hình ảnh gần gũi, thân thuộc và biện pháp nhân hóa "Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa", biện pháp liệt kê các sự vật "chum tương", "nón mê", "áo tơi",... tác giả đã làm nổi bật hình bóng mẹ già chịu thương chịu khó, yêu thương con vô bờ bến. Từ đây, em càng thêm trân trọng, yêu mến, nâng niu tình cảm gia đình cao quý, thiêng liêng.
Bài thơ "Về thăm mẹ" của tác giả Đinh Nam Khương đã để lại cho em nhiều cung bậc cảm xúc về tình mẫu tử cao đẹp. Trong một buổi chiều mùa đông lạnh lẽo, người con trở về thăm nhà và mẹ già. Thế nhưng, căn nhà ấm áp lại thiếu vắng hình bóng mẹ. Ngồi thơ thẩn trước cửa, con ngắm nhìn cảnh vật xung quanh mà trong lòng bồi hồi, xúc động. Lúc này đây, trong tâm trí, con chợt thấy bóng dáng mẹ tần tảo, đảm đang làm mọi việc. Mẹ chu đáo, để ý từng thứ nhỏ nhặt như "chum tương mẹ đã đậy rồi". Mẹ còn chăm chỉ, cần cù lao động ngoài ruộng đồng đến mức "Áo tơi qua buổi cày bừa/ giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm". Dù là việc trong nhà hay việc bên ngoài thì mẹ đều chu toàn đầy đủ, cẩn thận. Mẹ vất vả, lam lũ không quản ngại mưa nắng để hi vọng con có cuộc sống vẹn tròn. Tình yêu thương, đức hi sinh ở mẹ thật cao cả, to lớn biết bao. Mẹ dành dụm cho con những thứ nhỏ bé "trái na cuối vụ" mà không bao giờ phần riêng mình. Đứng trước tình thương bao la như trời bể ấy, người con không khỏi trào dâng nỗi xúc động, bồi hồi "Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn/ Rưng rưng từ chuyện đơn giản thường ngày.". Nhờ thể thơ lục bát truyền thống, các hình ảnh thân quen, gần gũi cùng biện pháp nhân hóa "nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa", biện pháp liệt kê sự vật "chum tương", "nón mê", "áo tơi",... nhà thơ đã khắc họa thành công hình ảnh người mẹ cần mẫn. Đồng thời, làm nổi bật tình cảm mẹ con thắm thiết, quý giá. Mong rằng, mỗi người sẽ luôn yêu thương, kính trọng và hiếu thảo với mẹ của mình.
--------------------------HẾT-------------------------
Khi viết bài, em cần nêu những cảm nhận của bản thân về nội dung, hình thức nghệ thuật mà mình yêu thích. Taimienphi.vn còn rất nhiều bài văn mẫu lớp 6 chất lượng khác như:
- Có người cho rằng: Việc sử dụng các từ tiếng Anh trong giao tiếp của người Việt trẻ đang làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Trình bày ý kiến của em về vấn đề trên.
- Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một bài ca dao Việt Nam đã học
Mời em đón đọc để chuẩn bị thật tốt cho bài học sắp tới.