Đoạn văn sử dụng một trạng ngữ chỉ thời gian có chức năng liên kết các câu.
Trong "Bài học đường đời đầu tiên", Dế Mèn xuất hiện là một kẻ tự cao, kiêu ngạo và vô cùng hống hách. Anh ta tưởng mình tài ba, suốt ngày đi chọc ghẹo, chê bai mọi người. Trong một lần qua nhà Dế Choắt, trông thấy khung cảnh luộm thuộm, bề bộn, Mèn ta khinh thường ra mặt. Hắn chê Choắt có lớn mà không có khôn, chỉ trích hết cái này đến cái khác. Nhưng khổ nỗi Dế Choắt vốn yếu ớt, không có sức mà đào bới. Cậu ta cũng tự ý thức được nguy hiểm mà việc đào tổ nông mang lại nhưng cũng chẳng biết làm cách nào để khắc phục. Thấy Dế Mèn khỏe mạnh, Choắt ngại ngùng hỏi hắn đào giúp cho một cái ngách, phòng khi có chuyện thì dễ chạy sang nhờ vả. Chưa kịp nói hết câu, Mèn ta đã cắt ngang, thẳng thừng từ chối yêu cầu của người hàng xóm và bỏ về với không chút bận tâm. Ngay hôm sau, vì trêu chọc chị Cốc mà Dế Mèn đã khiến Dế Choắt phải chịu oan uổng. Choắt bị cái mỏ của chị Cốc giáng trúng người, chỉ biết nằm thoi thóp. Trước khi chết, Choắt dặn dò chàng Dế Mèn kiêu căng phải biết nghĩ, không nên có thói hung hăng bậy bạ. Dế Mèn chôn cất người hàng xóm, lặng người nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình.
-> Trạng ngữ chỉ thời gian: "Trước khi chết,...".
Truyện kể rằng, ngày xưa có hai vợ chồng đánh cá sống trong một túp lều nát bên bờ biển. Một hôm, khi đang kéo lưới, ông chồng bắt được một con cá vàng. Dưới sự van xin của con cá, ông lão tốt bụng thả nó đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nhưng khi về nhà kể lại cho vợ, mụ ta bắt đầu nổi lòng tham. Mụ ta bắt ông lão đi xin cá vàng bằng được những thứ có lợi cho bản thân. Ban đầu nó chỉ là cái máng lành lặn hay ngôi nhà đẹp hơn. Càng về sau, đòi hỏi của mụ vợ càng quá đáng. Mụ hết muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân đến một nữ hoàng. Nhưng sau khi có được, mụ vẫn không hề thấy thỏa mãn. Với mỗi đòi hỏi quá đáng như vậy, ông lão chỉ có thể bất lực làm theo, đi xin xỏ cá vàng. Ban đầu, con cá vẫn đồng ý, thực hiện mọi mong ước mà ông lão nhờ vả. Tuy vậy, càng ngày biển lớn càng giận dữ trước ham muốn không điểm dừng của mụ vợ tham lam. Cuối cùng, cá vàng chẳng nói chẳng rằng, lặn sâu xuống đáy biển. Mọi thứ lại trở về như ban đầu với túp lều rách và cái máng lợn sứt mẻ.
-> Trạng ngữ chỉ thời gian: "Ban đầu,...".
"Cô bé bán diêm" là câu chuyện kể về một bé gái bất hạnh trong đêm giao thừa. Trong không khí đoàn viên ấm cúng của mọi nhà, em lại phải đầu trần, chân đất dò dẫm trên nền tuyết lạnh. Mong ước của em chỉ là bán được ít bao diêm hoặc có ai tốt bụng bố thí một chút để về không bị bố đánh. Nhưng hiện thực thì tàn nhẫn hơn rất nhiều. Em đã đi suốt cả ngày mà không bán được gì. Vì quá đói và rét, em phải nép tạm vào một góc tường, nghĩ về sự tủi thân mà mình phải chịu ở nhà. Lúc này, em đánh liều quẹt những que diêm lên để sưởi ấm. Lần đầu, trước mắt em hiện ra lò sưởi ấm áp. Lần thứ hai, em lại được thấy bàn ăn thịnh soạn với con ngỗng quay ngon lành. Lần thứ ba, cây thông Nô-en lộng lẫy đã xuất hiện, rực rỡ với hàng ngàn ngọn nến. Và đến lần thứ tư, em được gặp lại bà của mình. Cô bé reo lên mừng rỡ, lấy sức quẹt hết số diêm còn lại để níu giữ bà. Cuối cùng, em trở về vòng tay ấm áp của bà và về bên Thượng đế. Sáng hôm sau, mọi người thấy cô bé đã chết, trên môi vẫn nở một nụ cười hạnh phúc.
-> Trạng ngữ chỉ thời gian: "Sáng hôm sau,...".
Kiều Phương có tài năng hội họa nổi trội, được mọi người khen là "thiên tài". Cô bé còn được anh trai đặt cho biệt danh là Mèo bởi mặt lúc nào cũng lem luốc. Mèo luôn tự mình thực hiện những bức tranh trong lặng thầm với sự vui vẻ, hồn nhiên. Chỉ đến khi có bé Quỳnh - con gái chú Tiến Lê - đến chơi, bí nhật nhỏ này của Kiều Phương mới được phát hiện. Ai cũng mừng cho cô bé. Bố mẹ và chú Tiến Lê hỗi trợ Mèo hết mực, mua sắm tất cả những đồ cần thiết cho "sự nghiệp" hội họa này. Chỉ có anh trai cô bé là cảm thấy lạc lõng, tủi thân với suy nghĩ rằng mình bất tài. Chính bởi sự tự ti ấy, khoảng cách giữa hai anh em lớn dần. Người anh luôn gắt gỏng, đẩy chính em gái mình ra xa. Tuy vậy, Mèo vẫn rất yêu quý anh trai mình. Trong trại thi vẽ quốc tế, tác phẩm của cô bé đã đạt giải nhất. Và đó chính là bức tranh vẽ cậu bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ. Nhận ra mình trong tác phẩm nghệ thuật ấy, trong lòng người anh dâng trào cảm xúc: từ ngỡ ngàng, hãnh diện đến xấu hổ. Lúc này, cậu thật sự muốn khóc vì cảm động trước tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của em gái mình.
-> Trạng ngữ chỉ thời gian: "Lúc này,...".
Vài hôm trước, đội bóng của hai lớp có một trận giao hữu nhỏ nhân dịp kết thúc năm học. Nhân vật "tôi" tuy đã sút vào lưới nhưng lại mắc lỗi việt vị nên bàn thắng không được công nhận. Cậu ta uất ức ra mặt, tính đến cả chuyện trả thù. Cậu và Phước lên kế hoạch đánh nhau với Nghi rất cẩn thận, thậm chí còn chuẩn bị cả "vũ khí" là ná thun và một cái kềm. Chiều ngày hôm đó, hai cậu bé nấp sẵn trong bụi cỏ để chờ Nghi đi qua, sẵn tiện bàn lại chiến thuật cho đúng "kỉ luật chiến trường". Nhưng một điều không ngờ tới đã xảy ra. Khi chạm mặt nhân vật "tôi", Nghi reo lên vui mừng, tặng cậu cuốn nhật kí bóng đá của anh mình để tránh cãi nhau trong những trận đấu sau. Không chỉ vậy, Nghi còn rủ nhân vật "tôi" đi xem phim cùng, làm cậu bối rối hết sức. Phước nấp trong bụi cây cũng suýt bị lộ tẩy, phải giả vờ đang rình bắn chim. Ba cậu bé cứ vậy mà hóa giải mâu thuẫn, trở thành những người bạn thân thiết.
-> Trạng ngữ chỉ thời gian: "Chiều ngày hôm đó,...".
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Để kể lại một đoạn truyện, em cần nắm rõ cốt truyện cùng diễn biến các sự kiện xảy ra. Hãy sắp xếp chúng theo trình tự thời gian để bài viết được logic và mạch lạc nhất. Đừng quên thường xuyên ghé qua Taimienphi.vn để cập nhật thêm nhiều văn mẫu lớp 6 khác nhé:
- Kể lại một hoạt động xã hội, cộng đồng em tham gia
- Kể lại một buổi tham quan, triển lãm nghệ thuật