Bài làm
Mỗi lần nghĩ về những chuyện đã xảy ra, tôi thầm cảm ơn ông trời đã luôn công bằng, không phụ lòng người tốt. Mọi người có ai cảm thấy tò mò về quá khứ của tôi hay không? Hãy để tôi kể cho các bạn nghe nhé!
Mùa hè năm đó, cha mẹ tôi lần lượt từ giã cõi đời. Họ để lại tôi lẻ loi giữa thế gian rộng lớn. Dù rất đau buồn, khổ sở nhưng tôi vẫn phải hướng về phía trước, tiếp tục cuộc sống. Một ngày nọ, sau khi gánh củi trở về nhà, tôi đang nghỉ ngơi thì có người đến hỏi thăm. Anh ta ngỏ lời muốn kết nghĩa anh em. Vì đã sống trong tình cảnh bơ vơ lâu ngày nên lúc nghe những lời ấy, tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Tôi nghĩ cuối cùng bản thân cũng có chốn để nương tựa, thương yêu như gia đình.
Hôm sau, tôi chuyển đến ở cùng mẹ con Lý Thông trong một căn nhà khang trang. Vào buổi nọ, lúc đang ăn cơm tối, Lý Thông nhờ vả tôi chuyện đi ngủ thay ở miếu thờ. Tôi thấy anh mình đã mở lời nhờ vả mà mình là phận làm em nên gật đầu đồng ý. Câu chuyện chưa dừng lại tại đây. Cái đêm tôi ngủ ngoài miếu, một con trăn tinh đã trườn tới tấn công. Tôi nhanh chóng cầm búa, xẻ xác nó thành hai mảnh và thu được chiếc cung vàng. Trời gần sáng, tôi thu dọn gọn ghẽ mọi thứ rồi cầm hết đồ đạc trở về nhà. Thấy tôi, mẹ con Lý Thông vô cùng bất ngờ. Tôi chẳng mảy may nghi ngờ, thành thật kể lại mọi chuyện. Nghe vậy, họ giải thích con trăn này là do vua nuôi, khuyên tôi nên trốn ngay đi. Tôi thì luôn tin tưởng người anh kết nghĩa, thật thà nghe lời. Còn hắn lại bỉ ổi, tham lam, mang cái đầu con yêu quái đến gặp nhà vua để lĩnh thưởng..... (Còn tiếp)
=> Xem bài văn mẫu đầy đủ tại Đóng vai Thạch Sanh kể lại câu chuyện Thạch Sanh
Bài làm
Căn nhà gỗ này là nơi chứng kiến những phút giây đầm ấm, hạnh phúc của gia đình tôi. Từ ngày cha mẹ mất, anh hai đã thay thế họ, hết mực quan tâm, chăm sóc tôi. Mọi thứ dần bị xáo trộn khi anh hai lấy vợ. Thay vì ra đồng làm việc, anh lại ở nhà, đắm chìm vào ăn uống, ngủ nghỉ. Bao công việc cứ thế đổ lên đầu vợ chồng tôi.
Một ngày nọ, vừa ăn xong bữa cơm chiều, anh trai đột nhiên nói tới chuyện ở riêng và phân nhà. Thế rồi, gia đình tôi phải dọn qua ở căn nhà lá đơn sơ. Tôi cùng vợ không có thửa ruộng nào để trồng trọt nên chỉ biết trông chờ vào cây khế trước cửa nhà. Đây chính là kế sinh nhai duy nhất của cả gia đình. Hai vợ chồng luôn cố gắng chăm bón, tưới tắm. Không phụ công chăm sóc, cây khế ra rất nhiều trái. Những chùm khế to, chín vàng ẩn hiện sau lớp lá xanh tươi. Gia đình tôi vui mừng, phấn khởi lắm. Song, việc ngoài dự kiến đã xảy đến. Một con chim lớn không biết tự phương nào bay đến, ăn gần hết trái chín trên cây. Thấy vậy, vợ tôi lấy làm đau buồn, khổ sở ai oán "Ông chim ơi, ông ăn như thế còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy, ông ạ!". Con chim này không sợ người, liên tục nhắc lại câu nói ba lần: "Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!". Nghe lời con vật, vợ chồng tôi vội vã may túi ba gang.
Sáng hôm sau, chim đỗ trước sân nhà, đón tôi đi. Tôi cùng nó bay qua bao nhiêu vùng đất: ruộng đồng, rừng núi và đại dương. Đến một cái đảo, chim mới hạ cánh. Dựa theo chỉ dẫn của chú chim, tôi đi đến gần cửa hang. Quá bất ngờ và bàng hoàng. Tôi không ngờ nơi này lại có nhiều châu báu, vàng bạc quý giá như vậy. Tôi cẩn thận nhặt từng món đồ, bỏ vào bên trong rồi buộc chặt miệng túi... (Còn tiếp)
=> Xem bài văn mẫu đầy đủ tại Kể lại truyện Cây khế bằng lời của người em
Bài làm
Chào các bạn, ta là một con chim thần sống trên núi Ngự Long. Ta đã sống trên đời này hàng chục năm rồi. Hôm trước, có bạn hỏi: "Ngài từng chứng kiến một việc nào đó mà nhớ mãi không quên hay không?". Ta đáp rằng "Có chứ". Vì đã hứa là sẽ kể câu chuyện ấy nên hôm nay, ta quyết định thuật lại đầy đủ mọi việc.
Năm nọ, khi bay qua ngôi làng nọ, ta bắt gặp một gia đình đang chuyển nhà. Gia tài của họ chẳng có gì đáng giá, vài bộ quần áo cùng mấy vật dụng cần thiết. Lúc ấy, ta còn nhìn thấy người đàn ông quần áo chỉnh tề, mặt mũi sáng sủa đang chỉ tay sai bảo. Hóa ra, đây là người anh. Anh ta cho em mình ra ở riêng vì sợ em tranh công. Trước đó, cha mẹ mất sớm, hai anh em đã dựa dẫm, hỗ trợ nhau để sống. Thế mà từ ngày có vợ, anh trai như biến thành người khác, lười biếng hơn.
Sau khi phân gia, người anh cũng chẳng đề cập tới việc chia ruộng đồng. Hắn ôm hết vào mình rồi cho người nghèo làm khoán. Trong khi ấy, người em không có đất đai để làm ăn, chỉ biết trông chờ vào mấy trái khế. Chứng kiến hoàn cảnh khó khăn của người em, ta quyết định sẽ giúp đỡ. Ta liên tục bay đến nhà và khoét hết khế chín vàng. Song, họ chưa bao giờ có hành động đuổi bắt hay chửi mắng. Cuối cùng, quả vợi hẳn đi, vợ người em xót xa, thốt lên rằng "Ông chim ơi, ông ăn như thế còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy, ông ạ!". Nghe xong, ta đáp lại "Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!".... (Còn tiếp)
=> Xem bài văn mẫu đầy đủ tại Đóng vai chim thần kể lại truyện Cây khế
Mong rằng, những gợi ý trên đây sẽ giúp em nắm chắc kiến thức các câu truyện cổ tích cũng như củng cố được cách làm bài văn nhập vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích.