Về thăm mẹ: tác giả, thể thơ, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật

Về thăm mẹ: tác giả, thể thơ, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật

Nội dung và nghệ thuật bài Về thăm mẹ


I. Tác giả Đinh Nam Khương (1948 - 2018)

- Quê: Hà Nội.
- Ông từng là Phó Chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội và là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.
- Một số giải thưởng:
+ Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 - Báo Văn nghệ.
+ Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002 - 2003.


II. Tác phẩm Về thăm mẹ

1. Xuất xứ bài thơ Về thăm mẹ:
- Trích trong "Mẹ" (Tuyển thơ) - 2002 do NXB Lao động và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội xuất bản.
2. Thể thơ bài thơ Về thăm mẹ:
- Thể thơ: lục bát.
3. Phương thức biểu đạt của bài thơ Về thăm mẹ:
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

Tìm hiểu tác phẩm Về thăm mẹ ngắn gọn: tác giả, thể thơ, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật

4. Giá trị nội dung bài thơ Về thăm mẹ:
"Về thăm mẹ" là bài thơ khắc họa tình cảm thương nhớ của người con với mẹ trong một lần trở về thăm nhà. Ngắm nhìn những cảnh vật quen thuộc quanh ngôi nhà thân thương, người con càng thêm xót xa và trân trọng trước sự vất vả, lam lũ của mẹ.
5. Giá trị nghệ thuật bài thơ Về thăm mẹ:
a. Cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài Về thăm mẹ
- Gieo vần:
+ Tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ 6 của dòng bát (đông - không, rồi - ngồi, ...).
+ Tiếng thứ 8 của dòng bát tiếp tục gieo vần với tiếng thứ 6 của dòng lục bên dưới (nhà - ra, vành - cành,...).
- Ngắt nhịp: 4/2, 4/4.
b. Hình ảnh thơ
- Sử dụng các hình ảnh thơ gần gũi, thân thuộc, thường có trong gia đình nông thôn Việt Nam: "Bếp chưa lên khói", "chum tương", "đàn gà mới nở",...
c. Các biện pháp tu từ
- Ẩn dụ: "nón mê", "áo tơi" chỉ hình ảnh người mẹ.
- Liệt kê các sự vật: chum tương, nón mê, áo tơi, cái nơm, đàn gà,...
- Nhân hóa "Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa".


III. Dàn ý bài thơ Về thăm mẹ

1. Hình ảnh người mẹ trong bài thơ Về thăm mẹ
a. Hình ảnh mẹ tần tảo, đảm đang trong mọi công việc:
- Mẹ nấu những bữa cơm ngon cho cả gia đình "bếp chưa lên khói".
- Mẹ chuẩn bị từng thứ nhỏ nhặt nhất trong nhà "Chum tương mẹ đã đậy rồi".
- Mẹ chăm sóc đàn gà để chúng mau lớn "Đàn gà mới nở vàng ươm".
- Mẹ cần cù cày cấy, làm việc ngoài ruộng đồng.
-> Dù là việc trong nhà hay bên ngoài, mẹ đều tận tụy để nuôi con lớn khôn và trưởng thành.
b. Hình ảnh mẹ vất vả, lam lũ, nhọc nhằn làm mọi việc:
- "Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa".
- Áo tơi "giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm".
-> Hai hình ảnh này đã gợi bóng dáng mẹ nhọc nhằn, làm lụng quanh năm suốt tháng, không quản ngại nắng mưa.
-> Đức hi sinh, tình yêu thương mẹ dành cho con thật cao cả, lớn lao.
-> Người con cảm thấy xót xa, nghẹn ngào khi thấy mẹ vẫn vất vả, lam lũ để con có cuộc sống tốt đẹp hơn.
c. Hình ảnh mẹ luôn yêu thương, quan tâm tới người con:
- "Trái na cuối vụ mẹ dành phần con": những gì thơm ngọt nhất, mẹ vẫn luôn nhớ tới đứa con bé bỏng.
-> Mẹ dành dụm mọi thứ tới người con mà không giữ lại thứ gì cho riêng mình.
-> Mẹ luôn thương yêu, săn sóc con.
2. Tâm trạng của người con trong bài thơ Về thăm mẹ
- Người con trở về thăm nhà và mẹ trong một buổi chiều đông.
- Tình cảm của người con dành cho mẹ:
+ "thơ thẩn ra vào": thoáng buồn tủi, vắng vẻ khi về thăm nhà mà mẹ không có nhà.
+ "Nghẹn ngào": nỗi xúc động không nói nên lời khi nghĩ tới những việc mẹ trong ngôi nhà thân thương.
+ "Rưng rưng": không thể kìm nén những giọt nước mắt của mình.
-> Sự bâng khuâng, xót xa, trầm mặc của người con trước tình yêu thương, đức hi sinh của mẹ.
-> Bày tỏ lòng kính trọng, trân trọng và nâng niu tình cảm quý giá ấy.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Trên đây là những khái quát chung về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Về thăm mẹ. Em có thể tham khảo các văn mẫu lớp 6 khác trong chương trình Ngữ văn 6 Cánh diều trên Taimienphi.vn như:
- Soạn bài Về thăm mẹ (Đinh Nam Khương), Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ À ơi tay mẹ

Về thăm mẹ là một bài thơ hay trong chương trình Ngữ văn 6, Cánh diều, học kì I trang 39. Dưới đây là những nội dung mà Taimienphi.vn biên soạn và cung cấp để em có thể củng cố kiến thức văn bản Về thăm mẹ qua các phương diện: tác giả, thể thơ, nội dung, nghệ thuật,...

ĐỌC NHIỀU