Từ bài viết, hãy chuẩn bị nội dung bài nói tham gia buổi tọa đàm

Đề bài: Bài viết của bạn được lựa chọn để tham gia buổi tọa đàm "Những góc nhìn cuộc sống", trình bày ý kiến, quan điểm của học sinh về các vấn đề xã hội. Từ bài viết, bạn hãy chuẩn bị nội dung bài nói để tham gia buổi tọa đàm.

Cách viết nội dung bài nói tham gia buổi tọa đàm

Nội dung bài viết:
I. Giới ý.
II. Bài văn mẫu.
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.

 

A. Gợi ý trình bày ý kiến, quan điểm của học sinh về các vấn đề xã hội:

1. Mở đầu:
- Lời chào và giới thiệu.
- Giới thiệu về vấn đề mà em muốn nói đến trong buổi tọa đàm.
2. Nội dung chính:
- Giải thích vấn đề em nói đến.
- Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh ý kiến của em.
- Những mặt trái trong vấn đề em đưa ra.
- Nêu lên bài học em rút ra được từ vấn đề.
3. Kết thúc:
- Khái quát lại vấn đề đã trình bày.
- Lời kết.
 

B. Bài nói mẫu để tham gia buổi tọa đàm "Những góc nhìn cuộc sống" hay nhất

 

I. Bài nói về vấn đề "Có phải lúc nào cũng nên theo đuổi đam mê?" - mẫu số 1:

1. Dàn ý Bài nói về vấn đề "Có phải lúc nào cũng nên theo đuổi đam mê?"
1.1. Mở đầu:
- Lời chào và giới thiệu.
- Giới thiệu vấn đề "Có phải lúc nào cũng nên theo đuổi đam mê?"
1.2. Triển khai:
- Giải thích: Đam mê là những khát khao, mong muốn đạt được điều gì đó của con người.
- Phân tích:
+ Những bạn trẻ sinh ra trong gia đình bình thường không có đủ kinh tế để theo đuổi đam mê.
+ Những bạn trẻ sinh ra trong gia đình sung túc thường bị cha mẹ ngăn cấm, không được lựa chọn thứ mình yêu thích.
- Giải quyết: Lựa chọn theo đuổi tiền bạc trước, dùng tiền ấy để nuôi đam mê.
1.3. Kết thúc:
- Khái quát lại vấn đề đã trình bày.
- Lời kết.

2. Bài nói về vấn đề "Có phải lúc nào cũng nên theo đuổi đam mê?"

Lời đầu tiên, em xin phép được gửi lời chào đến tất cả các thầy cô và các bạn đang có mặt trong buổi tọa đàm ngày hôm nay. Em tên là Thảo Ngân. Hôm nay, em xin phép trình bày góc nhìn của mình về vấn đề "Có phải lúc nào cũng nên theo đuổi đam mê?".

Chắc hẳn bất cứ ai ngồi đây cũng có cho mình một niềm yêu thích riêng. Đam mê chính là sự khát khao, mong muốn có được điều gì đó. Ví dụ như có người mê âm nhạc, muốn trở thành một ca sĩ, có người đam mê đi du lịch khắp nơi trên thế giới, người lại yêu thích sự mạo hiểm, muốn làm một tay đua,...

Tuy nhiên, đa số chúng ta, những người được sinh ra và lớn lên trong gia đình bình thường, không có nhiều điều kiện để theo đuổi đam mê bởi không đủ tiềm lực kinh tế. Ngoài ra, những bạn trẻ sống trong sung túc cũng có khi bị gia đình gò ép, không được lựa chọn thứ mình yêu thích. Chúng ta luôn luôn phải lựa chọn giữa việc theo đuổi tiền bạc hay kiên trì với ước mơ của mình. Những người lựa chọn vế đầu tiên của câu hỏi có thể có được vật chất nhưng liệu họ có thỏa mãn với cuộc sống đó hay không? Những người lựa chọn sống với đam mê của mình có phải vật lộn với cơm, áo, gạo, tiền không?

Đây dường như là một vấn đề rất nan giải. Tuy nhiên, đối với em, vấn đề nào cũng có cách giải quyết. Nếu em phải lựa chọn, em sẽ chọn kiếm tiền trước. Khi đã có kinh tế làm nền móng, em sẽ đem nó đi nuôi đam mê. Tuy biết rằng, nếu chọn cả hai thứ này, con đường em đi có thể sẽ rất vất vả. Thế nhưng tuổi trẻ thì không ngại gian khổ. Em tin rằng chúng ta sẽ làm được nếu mình có bản lĩnh và đam mê đủ lớn.

Lời cuối cùng, em muốn nhắn nhủ rằng: những bạn trẻ chưa theo đuổi được ước mơ, đam mê thì cũng đừng nản chí. Chúng ta đang có những gì tươi đẹp nhất của cuộc đời: thời gian và sức trẻ. Với hai thứ này, chúng ta sẽ tạo dựng được cả thế giới.

Bài trình bày của em đến đây là hết, rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

---------------------------

Mời em tham khảo thêm các bài văn mẫu lớp 11 khác như: Viết đoạn văn trình bày một mục tiêu trong tương lai; Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội để gửi tham gia cuộc thi; Dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn...

Cách làm nội dung bài nói tham gia buổi tọa đàm từ bài viết

 

II. Bài nói về vấn đề "Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định?" - mẫu số 2:

1. Dàn ý Bài nói về vấn đề "Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định?"
1.1. Mở đầu:
- Lời chào và giới thiệu.
- Giới thiệu vấn đề "Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định?"
1.2. Triển khai:
- Thực trạng:
+ Có rất nhiều trường đại học với vô số ngành học, các bạn học sinh không biết phải chọn lựa học gì.
+ Nhiều bạn có định hướng rõ ràng, đã xác định được mục tiêu ngay từ ban đầu.
+ Vì bố mẹ luôn nhìn vào thực tế mà quên đi nguyện vọng, ước mơ của con, ép con theo học những ngành con không mong muốn.
- Phân tích:
+ Nếu nghe theo bố mẹ, có cuộc sống đủ đầy nhưng chưa chắc đã hạnh phúc.
+ Cuộc sống luôn luôn thay đổi, những chọn lựa của bố mẹ có thể sẽ không đúng trong tương lai.
+ Nếu tự quyết định ngành học của mình, sẽ không có sự giúp đỡ của gia đình, phải tự lập và mạnh mẽ vượt qua mọi gian khổ
1.3. Kết thúc:
- Khái quát lại vấn đề đã trình bày.
- Lời kết.

2. Bài nói về vấn đề "Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định?":

Xin chào tất cả mọi người. Đến với buổi tọa đàm "Những góc nhìn cuộc sống" ngày hôm nay, em sẽ đưa ra quan điểm của mình về vấn đề mà các bạn học sinh đang rất quan tâm. Gần như chúng mình đang phải đau đầu lựa chọn xem tương lai mình sẽ học ngành gì, học trường nào? Việc này nên nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định.

Đây là quyết định có thể gắn liền với cả cuộc đời mình sau này nên chúng ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn. Có rất nhiều trường đại học với vô số ngành học mà ta có thể ứng tuyển. Một vài bạn vẫn còn mông lung, chưa biết học ngành gì thì sẽ dựa theo những môn học mình giỏi để tìm kiếm. Cũng có những bạn biết mình thích gì, muốn gì cũng đã xác định được con đường của mình. Còn một số bạn đang phân vân giữa sự tư vấn của bố mẹ hay theo đuổi đam mê.

Gia đình luôn mong muốn cho con cái những điều tốt đẹp nhất. Thế nên định hướng của bố mẹ đa phần giúp cho con cái có cuộc sống no đủ, hạnh phúc về sau này. Tuy nhiên, một vài bậc phụ huynh lại quên mất việc tôn trọng sở thích và ước mơ của con. Điều này dễ dẫn đến việc cưỡng ép, khiến cho các bạn stress, nghi ngờ bản thân. Những lúc như thế, chúng ta cần tin tưởng vào chính mình, kiên định với mục tiêu đã đặt ra. Thế nhưng, ta cũng phải xác định rằng nếu theo đuổi đam mê thì sẽ phải đối mặt với khó khăn một mình mà không có hoặc có rất ít sự giúp đỡ từ phía gia đình. Ngược lại, nếu nghe theo bố mẹ, bạn có thể sẽ có tương lai đầy đủ, không cần lo nghĩ. Nhưng những điều này không phải là bất biến. Dù là đi theo con đường nào, chúng ta cũng đều cần sự cố gắng, nỗ lực, kiên trì.. Vậy nên, hãy hiểu rõ bản thân, không ngừng trau dồi và phát triển. Đồng thời, sử dụng cả con tim và lí trí để tìm ra cho mình con đường đúng đắn.

Việc lựa chọn là thách thức đầu tiên trong hành trình trưởng thành của chúng ta. Mong rằng các bạn sẽ có quyết định đúng đắn và sáng suốt. Cảm ơn tất cả mọi người đã lắng nghe phần trình bày của em. Em xin phép được kết thúc tại đây.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Những ý kiến mà Taimienphi.vn đưa ra giúp các em tham khảo, em cũng có thể chỉnh sửa để phù hợp với suy nghĩ của mình. 

Từ bài viết, hãy chuẩn bị nội dung bài nói tham gia buổi tọa đàm là đề bài thuộc chương trình Ngữ văn 11, Chân trời sáng tạo, Học kì I. Mời em tham khảo bài mẫu về vấn đề "Những góc nhìn cuộc sống" do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!
Giải bài tập trang 18 SGK Toán 3 Tập 1, sách Chân trời sáng tạo
Cảm nghĩ về tác phẩm Việt Nam quê hương ta
Giải Toán lớp 3 sách Chân trời sáng tạo
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Chân trời sáng tạo PDF
Soạn bài Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Chuyện cổ nước mình, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Chân trời sáng tạo

ĐỌC NHIỀU