Đề bài: Truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc qua Sông núi nước Nam
Truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc qua Sông núi nước Nam
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Lý Thường Kiệt và bài thơ "Sông núi nước Nam":
+ Bài thơ "Sông núi nước Nam" được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam ta.
+ Truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc được thể hiện qua giọng điệu đanh thép, mạnh mẽ khi tuyên bố và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất nước.
2. Thân bài
- Khẳng định độc lập chủ quyền lãnh thổ dân tộc:
+ Sông núi nước Nam do vua Nam cai trị, người Nam làm chủ.
+ Ranh giới lãnh thổ "rành rành" trong sách trời...(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc qua Sông núi nước Nam tại đây.
Bài thơ "Sông núi nước Nam" được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước Việt Nam ta, với giọng điệu đanh thép, dõng dạc bài thơ đã tuyên bố và khẳng định chủ quyền lãnh thổ đất nước. Đồng thời bài thơ còn nêu cao truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập, lòng tự hào và tự tôn dân tộc cũng như khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao bảo vệ chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.
Mở đầu bài thơ là lời khẳng định đanh thép về độc lập chủ quyền của dân tộc:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
Nước Nam được nhắc đến không chỉ là tên một nước mà ở đây tác giả nhấn mạnh đến nền độc lập chủ quyền, vị thế trên bản đồ thế giới và ngang hàng với các nước khác. Lòng yêu nước được bộc lộ rõ qua ý thức về độc lập chủ quyền dân tộc, ngay câu thơ mở đầu, tác giả đã khẳng định nước Nam là độc lập, ngang hàng với nước phương Bắc, sông núi bờ cõi của nước Nam cũng có vua trị vì nhân dân như bao nước khác. Tinh thần yêu nước và lòng trung quân ái quốc được biểu lộ rất rõ, bên cạnh đó tác giả còn khẳng định chủ quyền của dân tộc đã là do trời định, là điều hiển nhiên không ai có thể chối cãi hay thay đổi được:
"Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư"
Nước Nam là của vua Nam, lãnh thổ nước Nam do Nam sinh sống, gây dựng, đó là một điều hiển nhiên mà trời đã định sẵn, sách trời đã ghi không thể sai lệch và cũng không có ai hay thế lực nào có thể thay đổi được điều đó, nếu không thừa nhận và cố tình cướp nước, xâm chiếm là làm sai với ý trời. Không chỉ ý thức rõ về chủ quyền của dân tộc, tác giả còn thể hiện tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, tự hào là con dân nước Nam, đất nước đã được định phận tại sách trời, lưu danh từ thiên cổ, không một ai có thể xâm phạm đến chủ quyền của đất nước.
"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
Hai câu thơ cuối là lời nhắc nhở, cảnh báo về hậu quả đối với bất cứ một kẻ thù nào có ý định muốn chia cắt, xâm lược chủ quyền của đất nước. Sách trời đã định phận rõ chủ quyền của nước Nam, cớ sao lũ giặc lại dám đến xâm phạm, hành động đó là làm trái với ý trời và sẽ phải trả giá đắt. Một khi có kẻ thù động đến chủ quyền đất nước, ấy chính là động vào lòng tự tôn dân tộc, và khi đó cả dân tộc sẽ là một khối đại đoàn kết dân tộc với tinh thần yêu nước ngút ngàn, ý chí chiến đấu kiên cường sẽ đánh bay mọi kẻ thù xâm lược, dù là kẻ thù lớn hay nhỏ đều sẽ bị đánh bại và phải chuốc lấy những hậu quả khôn lường.
Bài thơ "Sông núi nước Nam" không chỉ là đơn thuần là một bài thơ mà đó là một bản anh hùng ca, một bài Tuyên ngôn Độc lập của cả dân tộc. Dân tộc ta tự hào với truyền thống yêu nước, tự hào với tinh thần tự tôn dân tộc, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác và luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước trong mọi hoàn cảnh, trước mọi kẻ thù.
-------------------HẾT--------------------
Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn đầu tiên của Việt Nam khi mạnh mẽ khẳng định chủ quyền về lãnh thổ, cương vực. Để hiểu được giá trị bài thơ và giải thích vì sao Sông núi nước Nam được mệnh danh là bài thơ "thần", bên cạnh bài Truyền thống yêu nước và tự hào dân tộc qua Sông núi nước Nam, các em có thể tham khảo: Phân tích bài Sông núi nước Nam, Cảm nghĩ về bài Sông núi nước Nam, Cảm nghĩ về bài Sông núi nước Nam, Qua hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh, chứng minh nhận định...