1. Mở đầu:
- Lời chào đến mọi người.
- Nêu các thông tin chung về cuốn truyện.
2. Triển khai:
- Nội dung của cuốn truyện.
- Những nhân vật được đề cập.
- Bài học tác giả đưa ra.
- Nét nổi bật về nghệ thuật của cuốn truyện.
3. Kết thúc:
- Nêu suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa của cuốn truyện.
- Lời cảm ơn mọi người vì đã lắng nghe.
Xin chào cô và các bạn. Em tên là Phương Thảo. Hôm nay, em sẽ trình bày cảm nghĩ của em về cuốn sách "Núi rừng Yên Thế" của nhà văn Nguyên Hồng.
Các bạn thân mến, đọc cuốn sách mọi người sẽ thấy được sự hào hùng của nghĩa quân Yên Thế khi chống giặc ngoại xâm.
Cuốn sách viết về cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Ngay từ những chặng đường đầu tiên mọi người đã cùng chung sức, đồng lòng chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. Lực lượng tham gia cách mạng rất phong phú bao gồm: cả đàn bà, con gái, trẻ em mấy làng bên cũng đổ đến để đánh giặc. Thậm chí họ còn gánh thóc, gánh gạo tiếp tế cho tiền tuyến. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn, họ đã bước vào cuộc khởi nghĩa, vùng lên chiến đấu chẳng ngại gian khổ. Đọc cuốn sách, tự bản thân em cảm nhận được khí thế của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế chưa thể đi đến kết thúc tốt đẹp thế nhưng đó là bài ca lịch sử hào hùng của cả dân tộc. Điều đọng lại ở những trang sách đó chính là ý chí chiến đấu của nhân dân ta. Qua đây nhà văn Nguyên Hồng muốn khẳng định một quy luật tất yếu của lịch sử đó là "có áp bức thì có đấu tranh". Bởi thực dân Pháp áp bức, bóc lột nên nhân dân Yên Thế đã đứng dậy dũng cảm chiến đấu.
Hi vọng rằng qua bài nói mình có thể mang đến cho mọi người hiểu hơn về những trang sử hào hùng của dân tộc. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế cho em cảm nhận được sức mạnh của toàn dân quyết tâm đứng lên bảo vệ quyền sống, quyền hạnh phúc của chính bản thân mình.
----------------------
Khi trình bày bài nói, các em cần chú ý kết hợp với cử chỉ, điệu bộ để tăng thêm sức thuyết phục. Mời em ghé qua Taimienphi.vn để tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu lớp 8 khác nhé: Kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa), Đoạn văn cảm nhận về một chi tiết trong Quang Trung đại phá quân Thanh.
Xin chào cô và cả lớp. Mình tên là Ngọc Ánh. Trong buổi học ngày hôm nay, mình sẽ mang đến cho mọi người những cảm nhận về cuốn "Người Thăng Long" của tác giả Hà Ân.
Có lẽ mỗi người ngồi đây đều có một cuốn sách lịch sử mà mình tâm đắc. Bản thân mình cũng vậy, với mình đó là cuốn "Người Thăng Long". Câu chuyện lấy bối cảnh nhà Trần, cụ thể là từ thời vua Trần Nhân Tông. Cái hay của tác phẩm đó là tác giả không chỉ mang đến một câu chuyện lịch sử mà là câu chuyện về cả một thời đại thật sống động.
Mỗi nhân vật trong cuốn sách đều có một câu chuyện, mảnh đời riêng. Từ nhân vật chính là Trần Nhật Duật và những người khác như Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn, công chúa An Tư,... Trong tác phẩm này, tất cả họ đều không được mô tả như những bậc anh hùng mà chỉ là những con người đời thường với những vẻ đẹp riêng. Trần Nhật Duật hiện lên với vẻ đẹp duyên dáng, lịch sự trong cách ăn nói. Hay như công chúa An Tư xinh đẹp, thông minh.
Qua cuốn sách "Người Thăng Long", em không chỉ được cảm nhận vẻ đẹp của những con người tài hoa mà còn được đắm chìm trong vẻ đẹp của Thăng Long xưa cũ. Những dãy phố, những hàng quán, những trò chơi, phong tục tập quán mang đậm phong vị của vùng đất cố đô thời kì hưng thịnh.
Vậy nên, các bạn ở đây nếu ai chưa đọc cuốn sách "Người Thăng Long" của Hà Ân thì hãy thử tìm đọc xem. Đọc rồi mọi người sẽ bị mê mẩn bởi cái đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam xưa cũ. Không chỉ vậy còn cảm thấy yêu quê hương đến từng cành cây ngọn cỏ.
Bài nói của mình đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -