Những mẫu Tóm tắt đoạn trích Trong lòng mẹ tuyển chọn:
Đoạn trích "Trong lòng mẹ" xoay quanh nhân vật chú bé Hồng với những nghịch cảnh tâm lý trong cuộc sống. Hồng ra đời là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu, em lớn lên trong một không khí giả dối, lạnh lẽo của một gia đình không hạnh phúc. Bố chết, người mẹ cùng túng quá phải đi tha hương cầu thực bỏ lại Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng. Bà cô luôn cố tìm cách gieo rắc vào đầu Hồng những ý nghĩ xấu xa về mẹ của mình với mục đích chia rẽ tình cảm mẹ con. Nhưng vượt lên trên tất cả, bằng tình yêu thương, kính trọng mẹ Hồng đã nhận ra ngay những lời nói cay độc của bà cô và không nguôi nỗi nhớ mẹ. Ngày mẹ trở về, Hồng sung sướng, nghẹn ngào hạnh phúc trong vòng tay ấm êm của mẹ và quên hết những lời nói xấu xa mà bà cô từng nói về người mẹ của mình.
Bố Hồng mất sớm, mẹ phải bỏ đi tha hương cầu thực nơi đất khách vì định kiến nghiệt ngã của nhà chồng. Hồng sống với nhà nội và bà cô cay nghiệt. Sắp đến ngày giỗ của bố, bà cô đã gọi Hồng đến và hỏi có muốn vào Thanh Hóa với mẹ không. Nhận thấy sự giả tạo và vẻ mặt rất kịch của bà cô, Hồng càng thương mẹ hơn, nén những cảm xúc vào trong lòng và nói không muốn. Chưa đạt được mục đích, bà cô vẫn cố tình kể chuyện mẹ Hồng đã có con với người khác để làm cho Hồng căm ghét mẹ. Trái lại với mong đợi của bà cô, Hồng càng thương mẹ hơn, căm phẫn những hủ tục đã đầy đọa mẹ mình.
Trên đường đi học về, Hồng đã gặp lại mẹ của mình. Gặp lại mẹ Hồng cảm thấy sung cướng và hạnh phúc, nằm trong lòng mẹ Hồng thấy mẹ vẫn đẹp như ngày nào. Tình yêu mẹ ngập tràn trong lòng Hồng.
Sau khi bố mất, mẹ Hồng cũng bỏ nhà đi tha hương, Hồng sống với những người họ hàng bên nội và bà cô cay nghiệt, độc ác. Bà cô cố gieo vào lòng người cháu ý nghĩ thù ghét chính mẹ đẻ của mình bằng cách kể chuyện người họ hàng gặp mẹ Hồng ở Thanh Hóa và kể chuyện mẹ Hồng đã có con với người khác. Thương mẹ lại nhận ra tâm địa độc ác và sự giả tạo nơi bà cô, Hồng không càng thương mẹ hơn. Gần đến ngày đoạn tang thầy, bé Hồng đã gặp lại mẹ trên đường đi học về. Được mẹ ôm vào lòng Hồng hạnh phúc và quên hết những lời nói của bà cô.
Bé Hồng là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng, chú lớn lên trong không khí giả dối, lạnh lẽo của gia đình không hạnh phúc. Khi cha mất, người mẹ sau khi đã chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập đã bỏ đi tha hương cầu thực. Hồng phải sống trong sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng, đặc biệt của người cô độc ác luôn reo rắc vào đầu cậu những điều xấu xa về mẹ. Bằng tình yêu thương bé Hồng vẫn luôn tin mẹ đúng, và thương nhớ mẹ. Cuối cùng mẹ cũng trở về, Hồng được mẹ âu yếm, vỗ về.
Sau khi bố mất, mẹ Hồng cũng bỏ nhà đi tha hương vì không chịu nổi sự khắc nghiệt của gia đình nhà chồng. Gần đến ngày đoạn tang cha, bà cô đã gọi Hồng vào nói chuyện, trước những lời nói độc ác, cay nghiệt của bà cô, Hồng nhận ra vẻ mặt rất kịch của bà ta và càng thương mẹ hơn. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy một người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình. Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ.
Chú bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu: Người bố nghiện ngập, người mẹ trẻ trung luôn khao khát tình yêu thương song đành chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Cuối cùng người bố chết, người mẹ bỏ lại hai anh em Hồng để đi "tha hương cầu thực" trong sự ghẻ lạnh của họ hàng. Còn bà cô bên nội thì luôn gieo rắc vào đầu chú bé những rấp tâm tanh bẩn để chú cũng hoài nghi và ghét bỏ người mẹ của mình. Nhưng Hồng không những không ghét mẹ mà còn hiểu, thông cảm cho mẹ, lại còn càng ghét những cổ tục đã đày đọa mẹ. Chiều hôm ấy khi vừa tan học, thoáng thấy bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ, chú liền gọi theo với giọng bối rối. Khi người mẹ quay đầu lại, Hồng liền sà vào lòng mẹ rồi hai mẹ con cùng sụt sùi hỏi thăm nhau. Khi ở trong lòng mẹ, chú chẳng còn mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô nữa
Sau khi bố mất, mẹ bé Hồng bỏ đi tha hương cầu thực, để bé sống trong sự lạnh lùng, cay nghiệt của họ hàng. Một hôm, người cô hỏi bé Hồng có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ không, bé toan trả lời có nhưng chợt nghĩ đến giọng nói rất kịch và nụ cười xảo trá nên đành im lặng. Chú bé Hồng biết rằng khi nhắc đến mẹ mình, bà cô chỉ muốn gieo rắc vào đầu chú những hoài nghi để "khinh ghét, ruồng rẫy" mẹ. Khi đứa bé khốn khổ sắp khóc, bà cô còn vỗ vai tươi cười: "****** phát tài lắm, có như dạo trước đâu". Những lời nói ấy không thể làm bé Hồng ghét mẹ, ngược lại chú càng hiểu và cảm thông cho mẹ hơn. Chú bé căm phẫn những cổ tục đọa dày mẹ và muốn "vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát mới thôi". Đến ngày giỗ thầy, mẹ bé Hồng về đem nhiều quà bánh cho bé. Tan trường, khi thoáng thấy bóng một người ngồi trên xe kéo trong giống mẹ, chú bé đã chạy theo í ới gọi to. Người mẹ tươi cười ôm lấy con mình, cho chú ngồi vào lòng. Trên đường về nhà, trong hơi ấm của mẹ, chú chẳng mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô...
------------------HẾT-------------------
Đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Trích Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng gợi cho người đọc thật nhiều cảm xúc đặc biệt, có xót xa, đau đớn, có xúc động, yêu thương. Để thấy được sự thiêng liêng của tình mẫu tử, các em hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài: Soạn bài Trong lòng mẹ, Phân tích người mẹ trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, Phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ, Cảm nhận tình mẫu tử từ Trong lòng mẹ.