- Tình huống 1: Ông Sáu nghỉ phép về thăm nhà nhưng bé Thu không nhận ra ba, luôn cự tuyên ba. Đến khi con bé hiểu ra sự thật thì ba con lại phải chia tay nhau.
-> Tình cảm mãnh liệt của bé Thu với ba.
- Tình huống 2: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình yêu, thương nhớ con để làm cây lược nhưng chưa kịp tặng con thì ông đã hi sinh.
-> Tình cảm nhớ thương sâu sắc của người ba dành cho con gái.
=> Tình huống truyện tạo điều kiện để nhân vật thể hiện tính cách, từ đó làm rõ tư tưởng, tình cảm của tác phẩm.
"Chiếc lược ngà" là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Trong đó, ông đã xây dựng hai tình huống truyện nối tiếp nhau theo trình tự thời gian. Từ đó thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác phẩm. Tình huống thứ nhất diễn ra khi ông Sáu được nghỉ phép về nhà. Vì xa con từ khi con mới hơn một tuổi nên con bé không nhận ra cha. Trong những ngày ở nhà, bé Thu rất ngang bướng không chịu gọi "ba". Đến khi Thu biết đó là cha mình thì hai người phải chia tay để ông Sáu quay lại chiến trường. Tình huống đầu tiên này đã thể hiện tình yêu cha sâu sắc, mãnh liệt của bé Thu. Tình huống thứ hai là khi ông Sáu đã ra chiến trường, vì nhớ con, ông đã tự tay làm một chiếc lược ngà. Người cha đã gửi nỗi nhớ vào chiếc lược, mong rằng sẽ được tự tay trao chiếc lược ngà cho con. Thế nhưng hai cha con chưa kịp đoàn tụ thì ông Sáu đã hi sinh. Tình huống này đã thể hiện cực kì rõ ràng nỗi nhớ và tình yêu thường mà ông Sáu dành cho bé Thu. Nguyễn Quang Sáng đã đặt nhân vật vào những tình huống éo le. Qua đó, giúp nhân vật bộc lộ rõ tình cảm cha con thiêng liêng, sâu nặng, cao đẹp trong chiến tranh.
-----------------------
Để tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm này, em có thể xem một số bài mẫu khác của đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn như: Phân tích nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà, Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà; Đoạn văn Phân tích tình cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà; Cảm nhận tình cha con qua truyện ngắn Chiếc lược ngà.
Tình huống truyện là hoàn cảnh, sự kiện riêng của câu chuyện. Nhờ vào đó, nhà văn dễ dàng để cho các nhân vật trong câu chuyện của mình bộc lộ tính cách, tình cảm một cách rõ nét nhất. Trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng có hai tình huống truyện tiếp diễn gây bất ngờ cho người đọc. Tình huống thứ nhất là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu - bé Thu sau nhiều năm xa cách. Thế nhưng trái ngược với sự vui mừng của ông Sáu, bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo dài trên mặt. Đến lúc em nhận ra thì ông Sáu lại phải quay lại chiến trường. Cuộc chia li giữa hai cha con diễn ra đầy cảm động. Tình huống thứ hai diễn ra ở khu căn cứ. Ông Sáu đã tự tay làm một chiếc lược ngà để tặng con. Ông đã dồn hết tình yêu và sự thương nhớ con để làm ra món quà đó. Thế nhưng, ông Sáu hi sinh khi chưa kịp trao lại chiếc lược ngà cho bé Thu. Nếu ở tình huống thứ nhất, tình cảm của bé Thu dành cho ba được bộc lộ mãnh liệt thì tình huống hai đã thể hiện tình cảm sâu sắc, thắm thiết của ông Sáu đối với con. Tình huống truyện trong tác phẩm này mang mang đầy kịch tính và chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ. Đó là những sự ngẫu nhiên, song lại khá phổ biến, éo le mà ta thường gặp trong chiến tranh. Từ đó, tác giả muốn khẳng định và ngợi ca tình cảm cha con thiêng liêng, sâu nặng. Và, tình cảm ấy lại càng sáng rõ, lấp lánh trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Hai tình huống truyện trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" đã đem tới cho độc giả nhiều bất ngờ. Từ đó hiểu và cảm động trước tình cha con thiêng liêng, gắn bó.