Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện hay nhất

Đề bài: Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện.

Bài văn Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một truyện ngắn hay ngắn

Nội dung bài viết:
I. Gợi ý.
II. Văn mẫu.
  1. Bài mẫu số 1.
  2. Bài mẫu số 2.

 

I. Gợi ý thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện ngắn gọn

1. Mở đầu:
- Giới thiệu khái quát về tác phẩm truyện mà em lựa chọn.

2. Triển khai:
- Lần lượt triển khai bài thuyết trình theo bố cục:
+ Vấn đề câu chuyện và truyện kể.
+ Vấn đề người kể chuyện và điểm nhìn nhân vật.
+ Đặc điểm lời trần thuật.
+ Ý nghĩa của nghệ thuật tự sự.

3. Kết thúc:
- Khái quát lại những đánh giá về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm.

 

II. Bài mẫu tham khảo thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện hay nhất

 

1. Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện của học sinh giỏi - mẫu số 1:

Xin chào cô và các bạn. Mình là Hải Yến. Trong buổi học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng thảo luận về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.

Tất cả mọi người ngồi đây đều đã được học về tác phẩm này. Đây là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Kim Lân viết về số phận người nông dân trong nạn đói. Qua đó, tác giả ngợi ca vẻ đẹp họ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn luôn nuôi dưỡng khao khát sống một cuộc đời có ý nghĩa.

Tác giả Kim Lân rất thành công xây dựng một tình huống truyện éo le, ngang trái. Điều đó được thể hiện ngay từ nhan đề của tác phẩm. Anh Tràng làm nghề kéo xe thóc thuê. Anh có ngoại hình xấu xí "cái mặt thô kệch", "đôi mắt nhỏ tí". Nếu xét cả về ngoại hình và gia cảnh của anh hiện tại thì thực sự khó để có thể lấy được vợ. Ấy vậy mà trong nạn đói Tràng lại có vợ trong lúc không ai ngờ nhất. Hơn nữa, chuyện lấy vợ thông thường là chuyện đại sự. Vậy mà với Tràng nó lại diễn ra chóng vánh. Chỉ bằng lời hò đùa, vài bát bánh đúc mà Thị theo không Tràng về nhà. Qua tình huống truyện này, nhà văn Kim Lân muốn bày tỏ nỗi thống khổ, sự rẻ rúng của con người trong hoàn cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945.

Một điểm đặc sắc về nghệ thuật của "Vợ nhặt" đó là ngôn ngữ kể chuyện. Người kể chuyện thay đổi ngôn ngữ rất linh hoạt. Có lúc tự nhiên, hóm hỉnh khi miêu tả cảnh Tràng gặp Thị ở chợ nhưng có lúc lại tha thiết, cảm động khi diễn tả nỗi niềm của bà cụ Tứ khi dặn dò các con.

Điểm nhìn trần thuật trong câu chuyện cũng được thay đổi linh hoạt. Nhà văn khi thì đứng ngoài để quan sát, miêu tả, lúc lại hóa thân vào nhân vật để bộc lộ tâm trạng. Có những đoạn, nhà văn nhập giọng người kể vào tiếng nói nội tâm của nhân vật. Điều đó khiến cho tác giả có thể miêu tả sâu sắc những trại thái tâm lí của nhân vật.

Tóm lại, bằng tài năng của mình, nhà văn Kim Lân đã mang đến cho độc giả một câu chuyện chân thực về số phận của con người trong nạn đói. Dù phải đối diện với cái đói, cái chết nhưng những người nông dân vẫn luôn khao khát sống có ý nghĩa.

Trên đây là phần trình bày của em về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm "Vợ nhặt". Rất mong có thể nhận được góp ý từ mọi người.

Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm nào đó

 

2. Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện siêu hay - mẫu số 2:

Mình là Minh Anh. Trong bài học ngày hôm nay, mình sẽ trình bày về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao. Rất mong cả lớp chú ý lắng nghe.

Một điểm đặc biệt ấn tượng trong tác phẩm "Chí Phèo" đó là nhà văn đã xáo trộn trình tự thời gian. Mở đầu câu chuyện là âm thanh tiếng chửi của Chí Phèo. Sau đó, tác giả mới bắt đầu dẫn dắt vào câu chuyện và kể chi tiết hơn. Điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn và gây chú ý cho người đọc. Đặc biệt hình ảnh cái lò gạch cũ bỏ hoang xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm đã gửi gắm thông điệp sâu sắc của tác giả: chừng nào còn tồn tại một xã hội như làng Vũ Đại thì lúc ấy vẫn còn những Chí Phèo con ra đời.

Nam Cao đã rất thành công trong việc phân tích tâm lí nhân vật. Tác giả miêu tả hình ảnh Chí Phèo từ người nông dân lương thiện mà trở nên tha hóa. Cuối cùng hắn bị loại bỏ ra khỏi xã hội loài người. Qua tác phẩm, nhà văn muốn khái quát một hiện tượng phổ biến đã thành quy luật. Đó là tình trạng người nông dân bị bần cùng hóa và cuối cùng là tha hóa. Không chỉ phân tích tâm lí nhân vật tài tình, nhà văn còn xây dựng những chi tiết nghệ thuật đặc sắc. Chi tiết bát cháo hành là biểu hiện của tình yêu thương. Chính hơi ấm đó đã thức tỉnh con quỷ dữ bên trong hắn và khiến Chí muốn quay trở lại làm người lương thiện.

Đặc sắc về nghệ thuật trong truyện "Chí Phèo" còn là ngôn ngữ kể chuyện đa dạng, linh hoạt điều đó giúp cho người đọc cảm nhận được rõ ràng nhất những tâm trạng của nhân vật. Đọc "Chí Phèo" của Nam Cao, người đọc có thể thấy được tài năng của tác giả trong việc viết truyện ngắn.

Bài nói của mình đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Mình rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của mọi người.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Khi trình bày bài nói về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện, các em cần chú ý tương tác tốt với người nghe. Mời các em tham khảo thêm các bài văn mẫu lớp 11 khác trên Taimienphi.vn như: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện hay nhất chọn lọc, Đoạn văn trình bày suy nghĩ về thông điệp rút ra từ "Vợ nhặt".

Để có thể hiểu hơn cách trình bày một bài nói về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện, Ngữ văn 11, Kết nối tri thức, học kì I, các em có thể tham khảo bài mẫu Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện dưới đây do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU