Đề bài: Anh/chị hãy phân tích và trình bày suy nghĩ về Tệ tham nhũng trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày
Suy nghĩ về Tệ tham nhũng trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày
1. Mở bài
Giới thiệu về truyện cười "Nhưng nó phải bằng hai mày" và nêu ra vấn đề tệ tham nhũng: Truyện cười "Nhưng nó phải bằng hai mày" đã nói lên tệ tham nhũng trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa, đồng thời cho ta thấy được thái độ và tình cảnh của người dân lao động đối với bản chất tham nhũng của quan lại địa phương.
2. Thân bài
- Khái quát nội dung truyện
- Phân tích nhân vật:
+ Thầy Lý đại diện cho quan tham, nhận tiền đút lót và ăn tiền trắng trợn
+ Cải và Ngô đại diện cho những người đi đút lót, hối lộ vừa đáng trách vừa đáng thương...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Suy nghĩ về Tệ tham nhũng trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày tại đây.
Truyện cười là một thể loại văn học có giá trị trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Qua những câu chuyện cười, tác giả dân gian không chỉ mang đến tiếng cười giải trí sau những giờ lao động mệt mỏi mà còn gửi gắm được nhiều bài học, thông điệp ý nghĩa. Truyện cười "Nhưng nó phải bằng hai mày" đã nói lên tệ tham nhũng trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa, đồng thời cho ta thấy được tình cảnh đáng thương của những người nông dân trước thực trạng tham nhũng của quan lại, cường hào.
Câu chuyện kể về vụ xô xát giữa hai anh chàng Cải và Ngô, hai anh đánh nhau rồi mang nhau đi kiện, nghe lời giới thiệu thì "viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi" nhưng hai anh, anh nào cũng sợ bị xử sai và không tin tưởng vào tài năng cũng như đức độ của viên lí trưởng nên phải lo lậu chuyện đút lót. Anh Cải thì lót cho thầy lí năm đồng còn anh Ngô lại "biện chè lá những mười đồng", nếu là người xử kiện giỏi, là quan đức độ, thanh liêm tại sao lại có chuyện đút lót cho viên lí trưởng ở đây. Ngược lại, ta thấy viên lí trưởng điềm nhiên nhận tất cả số tiền đút lót của cả Ngô và Cải, ai ông cũng nhận lời sẽ xử kiện thắng cho. Nhưng thực tế khi xử kiện ông lại để lẽ phải thuộc về kẻ đút lót nhiều hơn, Ngô hối lộ mười mà Cải chỉ hối lộ năm nên Cái bị xử rằng "đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi".
Có thể thấy, viên lí trưởng này xử kiện bằng tiền bạc chứ không phải công lí, mặc dù cũng đã nhận tiền hối lộ của Cải nhưng lại xử thua cho Cải, chứng tỏ viên lí trưởng không chỉ tham nhũng mà còn là quan tham, ăn tiền một cách trắng trợn. Lẽ phải của vụ kiện đã được mua và giải quyết bằng tiền bạc theo một cách rất đơn giản, bên nào nhiều tiền hơn bên ấy thắng, lẽ phải thuộc về bên đút lót, hối lộ nhiều hơn. Không còn bóng dáng công lí của phải - trái, đúng - sai ở đây nữa, những con người được dân đề bạt tiến cử để phục vụ dân, bảo vệ dân đã trở thành sâu mọt gặm nhấm chính người nông dân, họ không những không làm tròn trách nhiệm của mình ngược lại còn làm hại dân, vơ vét và tìm cách moi móc bóc lột của dân khổ.
Sống trong xã hội tham nhũng, tiêu cực, Cải và Ngô đại diện cho những con người không còn tin vào công lí, bởi vậy mà họ hối lộ để yên tâm hơn về kết quả của vụ kiện. Họ là những người nông dân đáng thương nhưng cũng đáng trách vì đã hối lộ, đút lót, tiếp tay cho hành động sai trái của quan tham.
Đáng buồn thay khi thực tế ngày nay xã hội vẫn tồn tại tệ tham nhũng với biểu hiện ngày càng tinh vi, tham nhũng trong mọi mặt kinh tế - văn hóa - xã hội, tham nhũng len lỏi vào từng thể chế quản lí, trở thành một vấn đề nhức nhối rất khó giải quyết. Tuy nhiên với sự đồng lòng và kiên quyết bài trừ tệ tham nhũng của Đảng, Nhà nước cũng như toàn dân, chúng ta đang dần hạn chế và bài trừ được tệ tham nhũng. Có thể nói đây là một cuộc đấu tranh "chống ngoại xâm" gian nan và hết sức khó khăn, đòi hỏi chúng ta phải kiên cố, vững chắc, tin tưởng và đặt công lí lên hàng đầu.
Truyện cười "Nhưng nó phải bằng hai mày" cho chúng ta thấy một thực trạng rằng tham nhũng thời nào cũng có, chỉ là bản chất theo thời gian và bối cảnh xã hội mà biến tướng, thay đổi khác đi. Chúng ta phải mạnh tay bài trừ tệ tham nhũng, còn tham nhũng là dân còn khổ và xã hội còn rối ren, suy đồi và xuống cấp, chỉ khi không còn tham nhũng thì công lí mới thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống của chúng ta.
------------------HẾT-------------------
"Nhưng nó phải bằng hai mày" là truyện cười đặc sắc trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam, để tìm hiểu chi tiết về giá trị cũng như những bài học được gửi gắm trong câu chuyện, bên cạnh bài Tệ tham nhũng trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày, các em có thể tham khảo thêm: Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày, Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề tham nhũng qua truyện Nhưng nó phải bằng hai mày, Tóm tắt truyện Nhưng nó phải bằng hai mày, Sơ đồ tư duy truyện Nhưng nó phải bằng hai mày.