Trong tài liệu soạn văn lớp 11 các em học sinh hoàn toàn có thể ôn luyện cũng như củng cố kiến thức một cách nhanh chóng bởi là tài liệu tổng hợp những kiến thức cốt lõi của các văn bản đến các bài tiếng việt, chính tả hay các bài làm văn. Đặc biệt trong tài liệu soạn văn lớp 11 này còn có những bài văn mẫu hay và hấp dẫn giúp các bạn học sinh có thể tham khảo và học tập cách viết dễ dàng để làm văn không còn là sự lo lắng của các em.
Tài liệu soạn văn lớp 11 chọn lọc, hay nhất
Trên thực tế có rất nhiều em học sinh bày tỏ cảm xúc chán nản khi phải học môn văn hay ngồ viết bài làm văn bởi sự buồn tẻ và nhàm chán. Để khắc phục được tình trạng này và để học tốt ngữ văn 11 các em học sinh nên lựa chọn cho mình tài liệu học tập đúng chuẩn đó là soạn văn lớp 11. Với tài liệu soạn văn lớp 11 bản ngắn gọn đầy đủ cả năm này các em hoàn toàn có thể soạn bài ở nhà cũng như học trước những kiến thức và những vấn đề chưa hiểu sẽ hỏi và được các thầy cô giáo giải đáp sau. Với hình thức học như vậy cũng phần nào giúp các em không bị nhàm chán và có hứng thú để học tập tốt hơn.
Tài liệu soạn văn lớp 11 cũng giống với những tài liệu học tập khác được cập nhật đầy đủ với kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, hệ thống kiến thức cả năm học hỗ trợ các bạn hoạc sinh nắm bắt kiến thức theo trình tự và mức độ ghi nhớ sẽ tốt hơn. Với tài liệu soạn văn lớp 11 bản ngắn nhất đầy đủ và chi tiết không chỉ dành cho các em học sinh mà các thầy cô giáo cũng có thể ứng dụng cho nhu cầu giảng dạy của mình dễ dàng và hiệu quả nhất. Qua tài liệu này các thầy cô cũng phần nào có những phương pháp soạn bài, giảng dạy để tăng sự hấp dẫn và hứng thú cho các em học sinh. Đây cũng là tài liệu có thể sử dụng làm giáo án ngữ văn 11 và hướng dẫn soạn văn với đầy đủ kiến thức sgk ngữ văn giúp việc học tập và giảng dạy hiệu quả hơn.
Một số tài liệu soạn văn lớp 11 phổ biến
- Soạn văn lớp 11 số 1: Bài thơ số 28
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
R. Ta - go (1861 – 1941) là nhà văn nhà văn hóa lớn của Ấn Độ - có những cống hiến quan trọng cho văn hóa Ấn Độ, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình và hữu nghị.
Ta - go để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà ở lĩnh vực nào cũng thành công xuất sắc: 52 tập thơ 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, 42 vở kịch, 63 tập tiểu luận triết học, khoảng 2000 bài ca, hàng nghìn bức họa... Trong đó tập Thơ Dâng đã đem đến cho ông vinh dự của người châu Á đầu tiên được nhận Giải thưởng Nô – ben về văn học vào năm 1913.
2. Tác phẩm Người làm vườn
Người làm vườn là một trong những tập thơ nổi tiếng của Ta - go, tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và chất triết lí của Ta - go, vừa thể hiện tâm hồn Ấn Độ vừa bao quát tinh thần nhân loại.
Các bài thơ Người làm vườn không có nhan đề mà chỉ đánh số thứ tự. Bài số 28 là một trong những bài thơ hay nhất của Ta - go, có mặt trong nhiều tuyển tập thơ tình thế giới.
II. Hướng dẫn đọc thêm
Câu 1 (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
- Hình ảnh so sánh tượng trưng:
+ Mắt em – trăng: thế giới nội tâm phong phú, trong sáng.
+ Tâm tưởng của anh - biển cả: thế giới bí ẩn, bao la.
→ Trăng và biển là biểu tượng thiên nhiên sóng đôi, thể hiện khao khát hòa chung tâm tưởng của đôi tình nhân được đẩy lên tới đỉnh điểm.
=> Hình ảnh trong sáng, tiêu biểu cho quan niệm về con người của Ta - go và người dân Ấn Độ.
Câu 2 (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
* Lối cấu trúc giả định A không chỉ là B mà (lại) là C trong:
+ Đời anh chỉ là viên ngọc.
+ Đời anh chỉ là đóa hoa.
=> Hiện thực hóa cuộc đời thành những sự vật cụ thể, tượng trưng cho sự quý giá (ngọc) và thanh cao (hoa). Cuộc đời của thi nhân ngầm chứa sự quý giá và thanh cao ấy. Qua đó thể hiện sự hi sinh của chàng trai:
+ Nếu cuộc đời là viên ngọc: nguyện “đập vỡ”, “xâu thành chuỗi quàng vào cổ em”.
+ Nếu cuộc đời là đóa hoa: “hái nó đặt lên mái tóc em”.
=> Nhấn mạnh khát vọng tận hiến nồng nhiệt của chàng trai.
* Lối cấu trúc giả định A không chỉ là B mà (lại) là C trong:
+ Trái tim (cụ thể) – phút giây lạc thú (trừu tượng) – nở thành nụ cười nhẹ nhõm.
+ Trái tim (cụ thể) – khổ đau (trừu tượng) – tan thành lệ trong, phản chiếu nỗi niềm u uẩn.
=> Hai trạng thái tâm lý trái ngược nhau: niềm vui và nỗi buồn, từ đó thể hiện khát khao phơi trải để người mình yêu thấu suốt trái tim được dễ dàng hơn.
Từ những tương đồng và khác biệt giữa viên ngọc, đóa hoa với trái tim, giữa lạc thú với khổ đau với tình yêu nhà thơ muốn thể hiện triết lí về cuộc đời, về trái tim:
- Sự vật của đời sống không chỉ được nhìn nhận theo một chiều mà luôn đặt trong sự nghi vấn để tìm sự thật cuối cùng.
- Trái tim tình yêu không hề đơn giản, nó là sự tổng hòa của những tâm trạng phức tạp, thậm chí đối nghịch nhau. Tất cả những điều đó đều tồn tại không phải chỉ trong phút giây chốc lát mà là mãi mãi.
Câu 3 (trang 62 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Cách nói nghịch lí:
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.
Không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Để bày tỏ khát khao của mình, chàng trai bày tỏ hết lòng mình không giấu điều gì trước mắt người yêu nhưng lại rơi vào nghịch lí: chính vì thế mà người yêu “không biết gì tất cả về anh...”
Cách nói đấy thể hiện một điều kì diệu trong tình yêu, đó là những cái bề ngoài thì dễ nắm bắt còn sự phong phú, phức tạp của trái tim thì không dễ nắm bắt được.
- Soạn văn 11 số 2: Người trong bao
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
An-tôn Páp-lô-vich Sê-khốp (1860 – 1904), nhà văn Nga kiệt xuất, sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc, bên bờ biển A-dốp. Ông vừa là nhà văn, vừa tham gia nhiều hoạt động văn hóa, xã hội. Năm 1887, ông được nhận Giải thưởng Pu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga. Năm 1900, Sê-khốp được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga.
Sê-khốp đế lại hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa, trong đó có nhiều tác phẩm đặc sắc: Anh béo anh gầy, Con kì nhông, Phòng số 6, Đảo Xa-kha-lin, ...
Từ những cốt truyện rất giản dị, tác phẩm của Sê-khốp thường đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa. Sê-khốp là đại biểu cuối cùng của văn học hiện thực Nga nửa cuối thế kỉ XIX, nhà cách tân thiên tài về thể loại truyện ngắn và kịch nói.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I - an - ta, trên bán đảo Crưm, biển Đen.
- Người trong bao là một phát hiện độc đáo, đặc sắc của nhà văn. Câu chuyện cười ra nước mắt về cuộc đời một con người mắc chứng bệnh sự hãi, sống, chết đều thảm hại... không chỉ phản ánh thực trạng xã hội và còn có ý nghĩa triết lí sâu sắc.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả:
* Chân dung:
- Bộ mặt: giấu trong cổ áo bành tô bẻ cao, mắt đeo kính râm.
- Trang phục: luôn mặc áo màu đen, đi giầy cao su, mặc áo bông chần, đeo kính râm.
- Đồ dùng: cái ô, đồng hồ quả quýt, chiếc dao nhỏ để gọt bút chì... đều được để trong bao.
=> Chân dung kì quái, lập dị, được che chắn, bao bọc trong hình thức một cái bao, không dám đối mặt với thực tế, “trốn tránh cuộc sống thực”.
* Tính cách Bê-li-cốp:
- Nhút nhát, ngại giao tiếp “thu mình vào trong vỏ, tạo cho mình một thứ bao có thể ngăn mình khỏi những ảnh hưởng từ bên ngoài”.
- Ý nghĩ cũng giấu vào trong bao, không bao giờ dám có ý kiến về một vấn đề nào.
- Trốn tránh hiện tại, ca ngợi quá khứ - ngợi ca tiếng Hi Lạp cổ.
- Bảo thủ, giáo điều, sùng bái cấp trên và những chỉ thị thông tư một cách máy móc, rập khuôn.
- Luôn cô độc, lo lắng sợ hãi.
+ Ở nhà luôn đóng cửa, cài then, buồng ngủ chật như một cái hộp, khi ngủ kéo chăn trùm đầu kín mít.
+ Câu nói cửa miệng: “nhỡ lại xảy ra chuyện gì”.
→ Là một người cô độc, lạc lõng, sợ hãi, thích sống dập khuôn như một cái máy vô hồn và luôn thỏa mãn, hài lòng với cuộc sống của mình.
- Lối sống của Bê-li-cốp dã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của mọi người: mọi người đều sợ hắn, cả thầy hiệu trưởng cũng sợ..., cả thành phố sợ hắn.
=> Bê-li-cốp đại diện cho những chỉ thị, thông tư, điển hình cho một kiếp người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX.
Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Bê-li-cốp chết vì:
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Vì va chạm với Cô - va - len - cô, Bê-li-cốp bị ngã cầu thang.
- Vì bị sốc trước thái độ của Va-ren-ca.
* Nguyên nhân sâu xa: lo sợ việc mình bị ngã ở nhà Va-ren-ca sẽ đến tai ngài hiệu trưởng, ngài thanh tra.
→ Bê-li-cốp đã tìm được chiếc bao mà mình muốn, cả đời không ai có thể kéo hắn ra khỏi vỏ bọc của mình nữa.
* Tình cảm và thái độ của mọi người đối với Bê-li-cốp:
- Khi Bê-li-cốp còn sống: mọi người đều sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh.
- Khi Bê-li-cốp chết:
+ Mọi người thờ ơ, nhẹ nhõm, thoải mái.
+ Một tuần sau, mọi chuyện lại diễn ra như cũ: nặng nề, mệt nhọc, vô vị. Bởi dù chết nhưng còn bao nhiêu là người trong bao, thậm chí trong tương lai sẽ còn bao kẻ như thế nữa.
=> Ảnh hưởng của mọi người đối với Bê-li-cốp thật dai dẳng. Cái chết của Bê-li-cốp như một sự tất yếu, phản ánh việc đã đến lúc phải thay đổi cuộc sống công thức, rập khuôn, máy móc.
Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
* Ý nghĩa tư tưởng – nghệ thuật của biểu tượng “cái bao”:
- Nghĩa gốc: Là dụng cụ đựng đồ vật.
- Nghĩa biểu tượng: chỉ cuộc sống gò bó, thu hẹp của một kiểu người trong xã hội Nga nửa cuối thế kỉ XIX.
* Chủ đề, tư tưởng của tác phẩm: chỉ một loại người tự biến mình thành một món đồ, một cái máy chấp hành đầy đủ mọi yêu cầu, nguyên tắc. Qua đó, tác phẩm cũng phản ánh tình trạng nước Nga cuối thế kỉ XIX chìm đắm trong trì trệ, khủng hoảng.
Câu 4 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình: qua chân dung, lối sống, tính cách,... đều làm nổi bật tính cách nhân vật.
- Nghệ thuật xây dựng hình tượng điển hình: “cái bao”.
- Nghệ thuật chọn ngôi kể và giọng kể:
+ Ngôi kể: người kể là người thầy giáo lại là người ở phòng đối diện của và người tái hiện lại câu chuyện là nhà văn → tạo ra tính khách quan, gần gũi.
+ Giọng kể: mỉa mai, châm biếm và kèm bình luận.
- Nghệ thuật tương phản: xây dựng nhân vật Bê-li-cốp tương phản với chị em Va-ren-ca và mọi người xung quanh.
Câu 5 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Ý nghĩa thời sự của truyện ngắn Người trong bao
- Tác phẩm phản ánh sự bế tắc, trì trệ của xã hội Nga những năm cuối thế kỉ XIX đã sinh ra kiểu người luôn thu mình trong bao.
- Là tiếng nói đòi sự thay đổi của xã hội.
- Cần loại bỏ lối sống thu mình, ích kỉ, cá nhân, cần sống chan hòa với mọi người xung quanh.
Luyện tập
Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Không nên thay nhan đề Người trong bao bằng các nhan đề khác bởi nhan đề Người trong bao là một nhan đề giàu hình ảnh, vừa mang tính khái quát lại gây ấn tượng sâu sắc:
- Đó là sáng tạo của tác giả
- Là cách dịch sát nghĩa với nguyên tác nhất.
Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Một số thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có nội dung gần với lối sống và kiểu người trong bao:
- Con ốc nằm co.
- Co vòi rụt cổ.
- Rùa rụt cổ...
- Soạn văn lớp 11 số 3: Tôi yêu em
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
A - lếch - xan - đrơ Xéc - ghê - ê - Vich Pu - skin (1799 – 1837), “Mặt trời của thi ca Nga”, là nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga”.
Các tác phẩm tiêu biểu: tiểu thuyết bằng thơ nổi tiếng (Ép - ghê - nhi - Ô - nhê - ghin, 1831 – 1837) khởi đầu cho chủ nghĩa hiện thực ở Nga; Bô - rít Gô - đu - nốp - 1825; truyện ngắn Cô tiểu thư nông dân – 1830, Con đầm pich – 1833, hơn 800 bài thơ trữ tình, những ngụ ngôn thâm trầm,…
Các sáng tác phong phú của Pu - skin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát TỰ DO VÀ TÌNH YÊU. Và ở thể loại nào, văn chương Pu - skin cũng luôn là một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực.
2. Tác phẩm
Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu - skin, được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.A. Ô - lê - nhi - na (con gái của A. N. Ô - lê - nhin, chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga) – người mà mùa hè năm 1829 Pu - skin đã cầu hôn nhưng không được chấp nhận.
Bài thơ vốn không tên, nhan đề Tôi yêu em do người dịch đặt.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Điệp khúc Tôi yêu em là nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Điệp khúc lặp lại ba lần trong bài thơ vang lên như tiếng lòng say đắm, mãnh liệt, bền vững của thi sĩ đối với người yêu.
Bài thơ là lời từ giã cho mối tình không thành của Pu - skin dành cho người con gái xinh đẹp A.A. Ô - lê - nhi - na. Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng nhưng vẫn đầy ắp một tình yêu nồng cháy, đằm thắm và luôn cầu mong cho người yêu được hạnh phúc. Cách ứng xử của Pu – skin đúng là một lời từ giã tình yêu thật đặc biệt.
Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Giọng điệu bài thơ có sự chuyển biến từ hai câu 1 - 2 sang hai câu 3 - 4:
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Hai câu 1- 2, giọng thơ có chút gì như cân nhắc, dè dặt (chừng có thể, chưa hẳn) nhưng vẫn là một sự khẳng định trong tình cảm của nhà thơ. Mạch thơ chuyển đột ngột:
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài
Đến hai câu thơ này, đã có sự can thiệp của lí trí khiến cảm xúc phải ghìm nén lại. Đó là phải “dập tắt ngọn lửa tình yêu” để tránh cho em phải bận lòng, tránh làm cho em phải buồn.
Tuy vậy, đến bốn câu thơ tiếp theo mạch cảm xúc lại tuôn trào:
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen.
Nhịp thơ nhanh hơn với những từ lúc, khi, diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi vô cùng dồn dập. Nhân vật trữ tình bộc lộ thẳng thắn tâm hồn mình: một tình yêu âm thầm, không hi vọng như để tô đậm nét đặc biệt trong mối tình đơn phương này. Tuy vậy, mối tình ấy vẫn có đầy đủ mọi sắc thái của tình yêu: nỗi khổ đau âm thầm, niềm tuyệt vọng, lòng ghen tuông giày vò.
Trong mạch thơ như vậy, hai câu kết vừa nối tiếp vừa tự nhiên:
Tôi yêu em, yêu chân thành đằm thắm
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.
Chính tình yêu chân thành, đằm thắm nên mới cầu mong người yêu em sẽ có được một người yêu em cũng chân thành, đằm thắm như tình yêu của mình. Chính sự chân thành và đằm thắm ấy là cái gốc của tấm lòng cao thượng trong tình yêu này. Tình yêu ở đây đã vượt ra khỏi sự hẹp hòi, ích kỉ mà hướng đến mà hướng đến một cách ứng xử đẹp, đầy nhân văn.
Câu 3 (trang 60 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị bởi nó thể hiện sự cao thượng, chân thành trong tình yêu của nhân vật trữ tình:
- Tôi yêu em lặp lại lần thứ 3 nhằm khẳng định tình yêu sâu sắc, chân thành, không bao giờ phai nhạt của nhân vật trữ tình.
- Lời cầu chúc:
+ Thể hiện tấm chân tình của nhân vật tôi.
+ Thể hiện cung bậc cảm xúc cao nhất của tình yêu: chân thành, mãnh liệt, đằm thắm.
+ Lòng vị tha, cao thượng của nhân vật trữ tình đã vượt qua mọi ghen tuông, ích kỷ của bản thân để cho em được hạnh phúc như em mong muốn.
→ Trái tim độ lượng, chân thành, biết hi sinh trong tình yêu của nhân vật tôi.
=> Quan niệm nhân văn cao đẹp trong tình yêu.
Câu 4 (trang 60 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu - skin. Bài thơ cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn của Pu - skin.
Bài thơ thể hiện những tình cảm chân thành, cao thượng, nhân ái của tình yêu chứa đựng trong những lời lẽ giản dị, trong sáng nhất. Mặc dù bài thơ thấm đượm nỗi buồn của một mối tình vô vọng nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.
- Soạn văn 11 số 4: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
I. Loại hình ngôn ngữ
- Loại hình là tập hợp những sự vật, hiện tượng có cùng chung những đặc trưng cơ bản nào đó.
- Loại hình ngôn ngữ là một kiểu cấu tạo ngôn ngữ, trong đó bao gồm hệ thống những đặc điểm có liên quan với nhau, chi phối lẫn nhau.
- Có hai loại hình ngôn ngữ:
+ Loại hình hôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán...)
+ Loại hình ngôn ngữ hòa kết (tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp...)
II. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết, về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
2. Từ không biến đổi hình thái
3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.
Luyện tập
Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
a, - Nụ tầm xuân (1) giữ vai trò là bổ ngữ của câu (bổ sung ý nghĩa cho từ hái)
- Nụ tầm xuân (2) đóng vai trò là chủ ngữ của câu.
b, - Bến (1) là bổ ngữ chỉ đối tượng (cho động từ nhớ).
- Bến (2) là chủ ngữ.
c, - Trẻ (1), già (1) là bổ ngữ cho các động từ (yêu, kính).
- Trẻ (2), già (2) đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.
d, Vai trò ngữ pháp của từ bống trong đoạn văn:
- bống (1): bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ đem.
- bống (2): bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả xuống.
- bống (3): bổ ngữ chỉ đối tượng cho động từ thả.
- bống (4): bổ ngữ cgo động từ đưa.
- bống (5): chủ ngữ trong câu.
- bống (6): chủ ngữ trong câu.
Câu 2 (trang 58 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Ví dụ:
He went on the morning.
Dịch: Anh ấy đi sáng nay.
Loại hình ngôn ngữ hòa kết của tiếng Anh thể hiện ở: từ có sự biến đổi về hình thức: động từ went (đi, đã đi) có hình thức tồn tại ở quá khứ. Thì hiện tại của từ này được viết là see.
Loại hình ngôn ngữ đơn lập trong câu dịch của tiếng Việt không có sự biến đổi về hình thức (giữ nguyên động từ đi).
Câu 3 (trang 58 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Các hư từ trong đoạn văn
- Đã: chỉ hoạt động xảy ra trước một thời điểm nào đó.
- Các: chỉ số nhiều toàn thể của sự vật.
- Để: chỉ mục đích.
- Lại: chỉ sự tiếp diễn của hoạt động.
- Mà: chỉ mục đích.
- Soạn văn lớp 11 số 5: Tương tư
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
- Nguyễn Bính (1918 – 1966) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, ở làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Thơ Nguyễn Bính đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương, đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha. Vì thế, Nguyễn Bính được coi là “thi sĩ của đồng quê” và có nhiều tác phẩm được truyền tụng khắp.
- Những tác phẩm tiêu biểu: Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang (1940), Hương cố nhân (1942), Mười hai bến nước (1942)...
2. Tác phẩm
Bài Tương tư rút ra trong tập Lỡ bước sang ngang, rất tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính.
II. Hướng dẫn đọc thêm
Câu 1 (trang 50 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
* Nỗi nhớ mong của chàng trai:
- Cách nói bóng gió xa xôi: Mượn trời đất nhớ nhau để thổ lộ nỗi nhớ → tác dụng:
+ Nỗi nhớ được xác định trong một khoảng không gian → chủ quan hóa đối tượng: khi người ta tương tư, cảnh vật cũng tương tư, không gian ngập tràn nhung nhớ.
+ Thể hiện sự nhút nhát, ý nhị và sâu sắc của chàng trai.
- Sử dụng thành ngữ “chín nhớ mười mong” để tăng cấp về mức độ cảm xúc → thế giới tâm hồn cụ thể, tình cảm từ một thứ vô hình trở nên hữu hình, cụ thể.
- Cấu trúc câu đặc biệt “ Một người... một người” → đẩy hai đối tượng ra xa và nhịp cầu nối giữa hai người là nỗi nhớ.
→ Tương tư là lẽ dĩ nhiên, là tất yếu của tình yêu.
* Những lời kể, trách móc của chàng trai:
- Lời trách móc như quy kết, làm cho đối tượng khó chạy tội: “Bảo rằng... xa xôi”.
- Nhà thơ phủ định tất cả: không xa, không cách trở, vậy mà người ấy không sang → lời buộc tội cho người con gái.
- Điệp từ phiếm chỉ “ai” tạo âm hưởng trùng điệp, não lòng: trạng thái quen thuộc của tương tư: suy tư, sầu muộn đến không ngủ được → vừa trách móc, vừa ngẩn ngơ chờ đợi.
- Trách vì yêu: Do quá mong nhớ, tưởng mình bị hờ hững nên sinh ra ngờ vực, hờn trách
→ một kiểu bày tỏ tình cảm.
* Nỗi nhớ da diết của chàng trai trải dài suốt tới tận cuối cùng của bài thơ nhưng tình cảm của chàng trai vẫn chưa được đền đáp.
Câu 2 (trang 50 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh, ví von,... ở bài này có những điểm đáng lưu ý:
- Cách bày tỏ tình yêu của nhân vật trữ tình kín đáo, ý nhị và có ý vị chân thành mộc mạc của chàng trai quê.
- Ngôn ngữ thơ dung dị hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn pha chất lãng mạn mộng mơ.
- Sử dụng hệ thống ẩn dụ - hoán dụ - ước lệ một cách đặc sắc và sáng tạo.
- Hình ảnh ví von, chất liệu ngôn từ chân quê, đậm màu sắc dân gian: thôn Đoài - thôn Đông, bến – đò, hoa – bướm, trầu – cau,...→ quan niệm, ước mong về một tình yêu gắn bó, chung thủy.
- Giọng điệu nhẹ nhàng, chân thành, tha thiết.
Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Lời nhận định của Hoài Thanh cho rằng trong thơ Nguyễn Bính có “hồn xưa đất nước” rất đúng với bài Tương tư. Nó được thể hiện ở những câu thơ bình dị nhất nhưng vẫn có sức lôi cuốn.
Bên cạnh đó, bài thơ cũng được thể hiện ở cách: bày tỏ cảm xúc, cách dùng ngôn ngữ, chất liệu, màu sắc dân gian, giàu chất “chân quê”.
- Soạn văn 11 số 6: Thao tác lập luận bình luận
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận
Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Bình luận: là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như: ý kiến, chủ trương, sự việc, con người, tác phẩm văn học...
Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Tìm hiểu về cách lập luận bình luận trong đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ:
a, Trong đoạn trích, Nguyễn Trường Tộ có đưa ra những nhận định, đánh giá đúng – sai, hay – dở (Ai hiểu luật được sẽ làm quan,... Bất cứ một hình phạt nào ở trong nước không vượt ra ngoài luật...) đồng thời cũng có bàn bạc mở rộng (Biết rằng đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu...). Tất cả những lập luận đều nhằm hướng tới khẳng định vai trò của pháp luật và việc giáo dục luật pháp trong xã hội.
b, Nguyễn Trường Tộ rõ ràng có lí do để đề nghị lập khoa luật bởi trên thực tế, muốn trị nước phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu lễ nghĩa và rằng luật pháp là công bằng và cũng là đạo đức.
c, Đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ là một đoạn lập luận bình luận vì nó thể hiện rõ tính chất đề xuất vấn đề đồng thời các lập luận cũng là để hướng vào thuyết phục người đọc tán đồng thời với những nhận xét, đánh giá của tác giả.
Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Muốn làm cho ý kiến bình luận có sức thuyết phục người đọc (người nghe) thì phải nắm vững kĩ năng bình luận.
Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Con người dám và có kĩ năng tham gia bình luận để trở thành người có ích cho xã hội. Muốn có các cuộc tranh luận có hiệu quả, bổ ích chúng ta cần thành thạo kĩ năng bình luận.
II. Cách bình luận
Có nhiều cách bình luận. Nhưng dù theo cách nào thì người bình luận cũng phải:
- Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng (vấn đề) được bình luận.
- Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.
- Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.
Luyện tập
Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Bình luận không phải giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích với chứng minh. Vì:
- Mục đích ba kiểu bài này khác nhau.
- Bản chất của bình luận là tranh luận về vấn đề mà tất cả người tham gia bình luận đều đã biết và đều có ý kiến riêng về vấn đề đó.
Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Đoạn trích Võ Thị Hảo về vấn đề giao thông có sử dụng kiểu lập luận bình luận. Điều này thể hiện ở:
- Chủ đề lập luận: Vấn đề giao thông và tai nạn giao thông ở nước ta.
- Mục đích thuyết phục: hướng đến đề xuất “chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưới hái tử thần”, “không còn nghênh ngang trên đường phố”.
- Các lập luận được triển khai chặt chẽ, có hệ thống và giàu sức thuyết phục.
- Có mở rộng vấn đề bình luận: vấn đề an toàn giao thông không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực giao thông mà là “món ăn văn minh” đem ra “đãi khách” trong thời gian giao lưu, hội nhập toàn cầu.
Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Để viết được bài bình luận về vai trò của luật pháp và việc giáo dục pháp luật trong xã hội, cần:
- Nêu được vai trò và ý nghĩa to lớn của pháp luật trong mỗi lĩnh vực của đời sống.
- Hiểu biết và tôn trọng chính sách pháp luật.
- Giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng và mọi công dân nói chung.
- Soạn văn lớp 11 số 7: Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
Chi đoàn anh (chị) sẽ giới thiệu một đoàn viên ưu tú tham gia ứng cử vào Ban Chấp hành Hội liên hiệp Thanh niên của tỉnh (thành phố). Anh (chị) hãy viết tiểu sử tóm tắt về thành viên đó.
1. Mục đích: giới thiệu đoàn viên ưu tú tham gia ứng cử vào Ban chấp hành Hội liên hiệp Thanh niên của tỉnh. Trong đó cần đặc đặc biệt chú ý tới việc giới thiệu các thành tích học tập, công tác nhất là đóng góp về công tác Đoàn và Thanh niên.
2. Yêu cầu:
+ Thông tin của bản tiểu sử tóm tắt phải chính xác, khách quan, tiêu biểu. Những thành tích đóng góp của đoàn viên phải cụ thể về thời gian, số liệu.
+ Dung lượng phải ngắn gọn.
+ Văn phong trong sáng, cô đọng.
3. Nội dung:
+ Phần lí lịch: nêu họ tên đầy đủ, năm sinh, quê quán, thành phần gia đình,...
+ Hoạt động xã hội: nêu những hoạt đọng xã hội tiêu biểu với những mốc thời gian cụ thể.
+ Đóng góp, thành tựu: Nêu những thành tích tiêu biểu về học tập và công tác Đoàn.
+ Đánh giá chung.
- Soạn văn 11 số 8: Người cầm quyền khôi phục uy quyền
I. Về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Vic-to Huy-gô (1802 – 1885) là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho tới nay.
Các tác phẩm tiêu biểu: Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862), Chín mươi ba (1874),... Thơ ông trải dài suốt cuộc đời: Lá thu (1831), Tia sáng và bóng tối (1840), Trừng phạt và tội ác (1853)...
Tên tuổi của Huy-gô đã được thế giới ngưỡng mộ, không chỉ do những kiệt tác của nhà văn, mà còn do những hoạt động không ngừng nghỉ vì sự tiến bộ của con người. Ông là nhà văn đầu tiên của nước Pháp khi mất được đưa chôn cất ở điện Păng - tê - ông, nơi trước đó chỉ dành cho vua chúa và các danh tướng. Năm 1985, vào dịp một trăm ngày mất của ông, thế giới làm lễ kỉ niệm Huy-gô – Danh nhân văn hóa của nhân loại.
2. Tác phẩm
Những người khốn khổ là một bộ tiểu thuyết được nhân loại biết đến nhiều nhất trong kho tàng sáng tác “mênh mông” của Huy-gô.
Những người khốn khổ được chia làm năm phần. Phần thứ nhất mang tên: Phăng-tin, phần thứ hai: Cô - dét; phần thứ ba: Ma - ri - uýt; phần thứ tư: Tình ca phố Pơ - luy - mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ - ni; phần thứ năm: Giăng Van-giăng.
3. Đoạn trích
Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền nằm ở cuối phần thứ nhất. Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú mình là ai, và Ma - đơ - len chỉ là một cái tên giả. Bởi vậy, ông phải đến từ giã Phăng-tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn...
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Nghệ thuât đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve:
* Nhân vật Gia-ve:
a, Chân dung, tính cách của Gia-ve:
- Bộ mặt gớm ghiếc
- Giọng nói như tiếng thú cầm.
- Điệu cười: ghê tởm, phô ra tất cả hai hàm răng.
=> Chân dung của một con ác thú hung bạo.
b, Ngôn ngữ và hành động của Gia ve khi tới gặp Giăng Van-giăng và Phăng-tin:
- Khi gặp Giăng Van-giăng
+ Ngôn ngữ: giong nói thú gầm, xưng hô: mày – tao.
→ Hống hách.
+ Hành động: quát tháo, đứng lì, túm lấy cổ áo.
- Khi gặp Phăng-tin:
+ Ngôn ngữ: quát chửi, xưng hô thô bỉ.
+ Hành động: nói toạc ra hết mọi chuyện về con gái Phăng-tin.
→ Hành động như một con thú rình mồi, là một con người vô nhân đạo, vô cảm trước nỗi đau của con người.
=> Bằng bút pháp miêu tả trực tiếp, nghệ thuật so sánh, phóng đại, ẩn dụ, tác giả đã làm lên nhân vật Gia-ve một con người ác thú.
* Nhân vật Giăng Van-giăng
a, Tính cách của Giăng Van-giăng qua đoạn trích:
- Muốn cứu người bị bắt oan, Giăng Van-giăng tự thú.
- Sẵn sàng bị bắt.
- Cố gắng kéo dài thời gian đề tìm con cho Phăng-tin
b, Giăng Van-giăng con người đối lập với cái ác:
- Giọng nói:
+ Với Gia-ve: tế nhị, nhẹ nhàng nhưng đầy uy quyền.
+ Với Phăng-tin: nhã nhặn, điềm tĩnh, quan tâm.
- Hành động:
+ Đối với Gia-ve: biết rõ mục đích của Gia-ve → cúi đầu cầu xin → tức giận, cầm lấy thanh sắt trừng trừng nhìn Gia-ve.
+ Đối với Phăng-tin: quan tâm, ân cần, lo lắng.
=> Mục đích: Giăng Van-giăng cố gắng giữ bí mật chuyện chưa tìm được Cô - dét cho Phăng-tin, lo lắng Phăng-tin bị sốc nếu biết tin.
c, Giăng Van-giăng qua sự miêu tả gián tiếp
- Lời cầu cứu của Phăng-tin.
- Cảnh bà xơ Xem - pli - xơ chứng kiến cái chết của Phăng-tin.
=> Giăng Van-giăng có sức mạnh của một đấng cứu thế, cứu rỗi những con người khốn khổ.
* Ý nghĩa của thủ pháp nhằm làm nổi bật sự đối lập giữa thiện, ác, tốt xấu, yêu thương tàn bạo.
Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
- Khi thể hiện tính cách của Gia-ve, Huy-gô đã sử dụng rất nhiều những so sánh và ẩn dụ. Đó là những so sánh có tính chất phóng đại và đều nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Điều đó được thể hiện qua bộ dạng, ngôn ngữ, giọng điệu: “Trong cái đệu hắn nói lên hai tiếng ấy (Mau lên) có cái gì man rợ và điên cuồng. [...]. Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”; “Gia-ve phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”.
- Ở Giăng Van-giăng trước hết hiện lên qua ngòi bút miêu tả trực tiếp của nhà văn: “Ông bảo Phăng-tin bằng giọng hết sức nhẹ nhàng và điềm tĩnh”, lúc lại thì thầm hạ giọng... → Nói lên sự điềm đạm của Giăng Van-giăng.
Giăng Van-giăng cũng được miêu tả gián tiếp qua những lời cầu cứu của nhân vật Phăng-tin: hình ảnh Giăng Van-giăng của Phăng-tin như là một anh hùng, như là một cứu tinh. Giăng Van - Giăng còn hiện lên rất đẹp qua cảm nhận của bà xơ Xem - pli – xơ: “lúc Giăng Van-giăng thì thầm bên tai Phăng-tin bà trông thất rõ ràng một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết”.
Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Đoạn văn từ câu “Ông nói gì với chị?” đến câu “có thể là những sự thực cao cả” là phát ngôn của tác giả. Thuật ngữ văn học này dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là: Bình luận ngoại đề (hay “trữ tình ngoại để”).
Tác dụng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền:
- Thể hiện quan điểm, tư tưởng của nhà văn: con người với trái tim yêu thương có thể đánh đổ được cái ác, sự cường quyền.
- Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
Câu 4 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa qua đoạn trích:
- Cái chết bi thảm của Phăng-tin đầy thương tâm nhưng không gợi sự bi lụy.
- Gương mặt sáng rỡ, nụ cười trên môi của Phăng-tin khi chết là lời khẳng định sức mạnh của tình thương yêu con người có thể đẩy lùi cường quyền và áp bức, nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
- Thế giới lãng mạn của Huy-gô được biểu hiện qua hình ảnh người anh hùng lãng mạn (Giăng Van-giăng) giải quyết những bất công xã hội bằng tình thương.
Luyện tập
Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Nghệ thuật miêu tả nhân vật Phăng-tin:
- Nghệ thuật đối lập:
+ Phăng-tin (nạn nhân) >< gia="" –="" ve="" (cường="">
+ Phăng-tin (nạn nhân) >< giăng="" van-giăng="" (vị="" cứu="">
- Nghệ thuật miêu tả tâm trạng: Phăng-tin từ tin tưởng tuyệt đối vào Giăng Van-giăng đến lo lắng, sợ hãi. Khi nghe những lời ghê tởm, hống hách của Gia-ve “Tao đã bảo không có ông Ma - đơ - len...” chị đã không chịu đựng nổi, chị hoảng hốt rồi mất đi.
→ Hình ảnh người phụ nữ đáng thương, tội nghiệp khi niềm tin về một chỗ dựa vượt qua cái ác bị đổ vỡ. Tuy nhiên, ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin lại thể hiện một sức mạnh khác thường. Đó là nụ cười của Phăng-tin khi chết làm cho câu chuyện chứa chan tinh thần nhân đạo. Một cái kết có hậu cho người đàn bà khốn khổ.
Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Nhân vật Phăng-tin đóng vai trò quan trọng trong cốt truyện. Nhân vật chính là trung tâm của cuộc đấu tranh giữa thiện - ác. Qua đó làm cho tính cách nhân vật Gia-ve và Giăng Van-giăng hiện lên một cách nổi bật.
Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Trong đoạn trích, cũng như trong toàn thể thiên truyện, việc phân tuyến nhân vật có nhiều nét giống văn học dân gian.
Đó là sự phân tuyến nhân vật theo kiểu thiện - ác, các nhân vật Giăng Van-giăng, Phăng-tin đối lập với Gia-ve. Việc sắp xếp tuyến nhân vật như vậy làm nổi bật tính cách các nhân vật cũng như ý nghĩa, chủ để của tác phẩm.
Bên cạnh những tài liệu soạn văn lớp 11 hữu ích đó các bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều hơn nữa những tài liệu bộ môn khác được chúng tôi cập nhật chi tiết để có thể học tập cũng như củng cố kiến thức một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Các bạn cũng có thể tải về và ứng dụng cho việc học tập của mình trở nên đễ dàng và đạt kết quả cao nhất. Với kiến thức về soạn văn lớp 11 hy vọng sẽ giúp ích các bạn học sinh trong quá trình học tập nghiên cứu, bên cạnh tài liệu dành cho các bạn học sinh lớp 11, đối với các bạn học sinh lớp 12 Tải Miễn Phí cũng chia sẻ tới các bạn học sinh tài liệu soạn văn lớp 12 cũng rất chọn lọc, được chúng tôi tìm kiếm chọn lọc từ nhiều tài liệu khác nhau các em học sinh cùng tham khảo trực tuyến hoặc tải về làm tài liệu nghiên cứu học tập nhé.