* Gợi ý trả lời phần chuẩn bị:
- Tác giả viết về chính mình, về việc mình được gặp lại mẹ sau thời gian dài xa cách.
- Mục đích: ghi chép lại những sự việc, tâm trạng mà tác giả đã trải qua.
- Những yếu tố cho biết tính xác thực của điều được kể:
+ Sự có mặt của người thân: người cô, họ hàng bên nội.
+ Kể theo ngôi thứ nhất.
- Cảm xúc, thái độ của người kể chuyện đối với sự việc và các nhân vật:
+ Đối với người cô: nhẫn nhục, cam chịu nhưng trong lòng căm tức.
+ Đối với mẹ: yêu thương, kính trọng, hạnh phúc, sung sướng khi được gặp lại mẹ.
- Tác giả Nguyên Hồng:
+ Quê quán: Nam Định.
+ Tuổi thơ của ông chịu nhiều đắng cay, tủi cực.
+ Ông được biết đến nhiều nhất với tiểu thuyết "Bỉ vỏ".
- Hồi kí "Những ngày thơ ấu":
+ Viết về tuổi thơ đắng cay, chua chát của chính tác giả khi còn nhỏ.
+ Hồi kí được đăng trên báo năm 1938, hai năm sau được xuất bản thành sách.
* Gợi ý trả lời phần đọc hiểu:
Nhân vật "tôi" có hoàn cảnh éo le, thiếu thốn: cha mới mất, mẹ đi làm ăn xa ở Thanh Hóa.
Phản ứng của nhân vật "tôi" trước lời kể của người cô:
- Ban đầu định trả lời có khi nghe thấy câu hỏi có muốn vào Thanh Hóa thăm mẹ hay không.
- Sau khi nhận ra ý nghĩ cay độc của người cô, nhân vật "tôi" cúi đầu không đáp, lúc sau trả lời không muốn vào, cuối năm mẹ sẽ về.
- Phần 3 kể về việc chú bé Hồng đoàn tụ với mẹ.
- Đây là nội dung chính của văn bản.
- Ở đoạn ba, phần cuối cùng, nhân vật "tôi" được mẹ ôm vào lòng. Như vậy, chi tiết này liên quan trực tiếp đến nhan đề văn bản.
- Từ ngữ tả hành động: "thấy", "đuổi theo", "gọi", "đuổi kịp", "thở hồng hộc", "trèo", "khóc".
- Từ ngữ tả cảm xúc: "bối rối", "thẹn", "tủi cực", "sung sướng", "ấm áp", "mơn man", "rạo rực".
- Người mẹ hiện lên trong cái nhìn của "tôi":
+ Không còm cõi, xơ xác như lời của bên nội nói về mẹ.
+ Gương mặt mẹ tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má.
+ Hơi quần áo và hơi thở ở khuôn miệng nhai trầu phả ra thơm đến lạ.
Tranh minh họa gợi cho em suy nghĩ về tình mẫu tử ấm áp, thiêng liêng.
- Cử chỉ, hành động:
+ Lăn vào lòng, áp mặt vào bầu sữa nóng để cảm nhận được tình yêu thương của mẹ.
+ Không còn nhớ mẹ đã hỏi gì và bản thân trả lời ra sao.
+ Không mảy may suy nghĩ về câu nói cay độc của người cô.
- Cảm xúc: hạnh phúc, sung sướng, rạo rực khi được mẹ ôm vào lòng âu yếm.
Vì nhân vật "tôi" đang chìm đắm trong cảm xúc hạnh phúc khi được bên mẹ sau tháng ngày dài xa cách.
* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
- Sự kiện chính: chú bé Hồng đoàn tụ với mẹ.
- Sự kiện ấy được tập trung thể hiện ở phần 3.
- Một số câu văn:
+ "Tôi ngồi trên đệm xe, áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.".
+ "Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.".
- Nhận xét: Nhân vật "tôi" là người con hiếu thảo, luôn yêu thương, kính trọng và khao khát có được những phút giây ở bên mẹ.
Đoạn trích "Trong lòng mẹ" thuộc thể loại hồi ký vì:
+ Nó ghi chép lại những sự việc đã xảy ra thời ấu thơ và cảm xúc của nhà văn trước sự việc đó.
+ Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất xưng "tôi".
Sau khi đọc đoạn trích "Trong lòng mẹ", em đặc biệt ấn tượng với tình cảm mà nhân vật "tôi" dành cho mẹ. Bỏ ngoài tai mọi lời nói người của cô và họ hàng bên nội, "tôi" vẫn luôn kính trọng, yêu thương và thấu hiểu hoàn cảnh khốn khó của mẹ. "Tôi khao khát được gặp và tận hưởng những phút giây bên mẹ. Khoảnh khắc "tôi" gặp lại mẹ khiến em vô cùng cảm động.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Đọc những trang văn của Nguyên Hồng, ta càng thêm cảm phục, ngưỡng mộ trước tấm lòng hiếu thảo, kính trọng mẹ của nhà văn. Dù miệng đời có cay nghiệt đến đâu, nhân vật "tôi" vẫn dành trọn tình cảm yêu thương dành cho mẹ. Bên cạnh bài soạn trên, em hãy xem thêm nhiều bài soạn, văn mẫu lớp 6 khác:
- Soạn bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3