Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học
I.
Câu 1.
a. Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng có 7 chữ. Số dòng, số chữ đó bắt buộc không thêm bớt
b. Kí hiệu thanh bằng, trắc cho từng tiếng trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Không giống như các bài văn thuyết minh về đồ vật, danh lam thắng cảnh hay món ăn các em đã được học từ những bài học trước… thuyết minh văn học hay cụ thể hơn là thuyết minh về một thể loại văn học là một dạng thuyết minh rất đặc biệt. Vẫn với mục đích cung cấp tri thức cho người đọc/ người nghe những thông tin, kiến thức cần thiết về đặc điểm của các thể loại văn học đó nhưng mỗi thể loại đều có những đặc trưng tiêu biểu khác nhau, ví dụ đặc điểm của thể loại thơ sẽ khác so với truyện, tiểu thuyết,…; trong thơ sẽ chia làm nhiều loại chẳng hạn thơ lục bát sẽ khác so với thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường Luật, khác với thơ tự do,… Bởi vậy, để viết được một bài văn thuyết minh về một thể loại văn học hay, thuyết phục người đọc là không hề dễ dàng, nó đòi hỏi người viết phải am hiểu sâu rộng, phong phú các nội dung đồng thời biết cách tổng hợp, sắp xếp ý theo trình tự nhất định và tuân thủ cách làm bài văn thuyết minh nói chung.
Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học
1. Quan sát
a. Mỗi bài thơ có 8 dòng, mỗi dòng 7 tiếng. Số dòng số chữ ấy là bắt buộc, không được tùy ý thêm bớt.
b. Kí hiệu bằng, trắc cho từng bài thơ :
- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác :
Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
(T - B - B - T - T - B - B )
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
(T - T - B - B - T - T - B )
Đã khách không nhà trong bốn biển
(T - T - B - B - B - T - T )
Lại người có tội giữa năm châu
(T - B - T - T - T - B - B )
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
(T - B - B - T - B - B - T )
Mở miệng cười tan cuộc oán thù
(T - T - B - B - T - T - B )
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
(B - T - T - B - B - T - T )
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu
(B - B - B - T - T - B - B )
- Đập đá ở Côn Lôn :
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
(B - B - T - T - T - B - B )
Lừng lẫy làm cho lở núi non
(B - T - B - B - T - T - B )
Xách búa đánh tan năm bảy đống
(T - T - T - B - B - T - T )
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
(B - B - T - T - T - B - B )
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi
(T - B - B - T - B - B - T )
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
(B - T - B - B - T - T - B )
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
(T - T - T - B - B - T - T )
Gian nan chi kể việc con con
(B - B - B - T - T - B - B )
c. Nhận xét quan hệ bằng trắc :
- Tiếng thứ 4 của các câu luôn trái thanh với tiếng thứ 2 và thứ 6. Ví dụ câu 1 bài Đập đá ở Côn Lôn : B - B - T - T - T - B - B
- Các tiếng 2, 4, 6 của các cặp câu 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 luôn trái ngược về thanh.
- Các tiếng 2, 4, 6 của câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 trùng nhau về thanh điệu.
d. Những tiếng hiệp vần với nhau trong bài thơ là ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.
e. Thường ngắt nhịp chẵn lẻ : 4/3, 2/2/3
2. Lập dàn bài
Luyện tập
Câu 1 (trang 154 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học : Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.
- Mở bài : truyện ngắn là thể loại truyện ...
- Thân bài :
+ Về dung lượng : nhỏ
+ Về nhân vật : thường khá ít nhân vật.
+ Về cốt truyện : thường đơn giản và ngắn gọn
+ Về nội dung : đưa ra một ý nghĩa nào đó với cuộc sống.
- Kết bài : Khẳng định vai trò, ý nghĩa của các truyện ngắn.
----------------------HẾT-----------------------
Bên cạnh Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn khác trong Ngữ Văn lớp 8 như phần Soạn bài Muốn làm thằng Cuội nhằm củng cố kiến thức Ngữ Văn lớp 8 của mình
Ngoài ra, Thuyết minh cái phích nước là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 8 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.
Trong chương trình học Ngữ Văn 8 phần Thuyết minh về cặp kính đeo mắt là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.