Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 110 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 110, Ngữ văn lớp 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 110 ngắn nhất Văn 7


I. Dấu câu

1. Đọc hai câu văn sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:
a. "Mùa xuân của tôi" - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
b. Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
(1) Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong các câu văn trên.
(2) Theo em, nếu không có các cụm từ được tách ra bởi dấu gạch ngang thì nội dung của những câu văn trên sẽ thay đổi như thế nào?
Trả lời:
(1) Dấu gạch ngang trong câu văn trên được sử dụng để đánh dấu bộ phận chú thích.
(2) Nếu không có cụm từ được tác ra bởi dấu gạch ngang thì nội dung truyền tải của câu sẽ không được đầy đủ, người đọc sẽ khó hình dung ra ngữ cảnh của câu văn.

II. Biện pháp tu từ
2. Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh trong các câu sau. Cho biết điểm tương đồng giữa các đối tượng so sánh với nhau trong mỗi trường hợp và nêu ý nghĩa của sự tương đồng đó:
a. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.
b. Cuối tháng Giêng có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc, chỉ chừng mười giờ tối thì trăng mọc cao lên đỉnh đầu.
Trả lời:
a. Điểm tương đồng của hai sự vật "đôi mày" với "trăng mới in ngần" là sự tươi mới, tinh khôi, trong trẻo.
b. Điểm tương đồng của hai sự vật "trời sáng lung linh" với "ngọc" là sự huyền diệu, sáng trong.
=> Ý nghĩa: Tạo ra sự liên kết bất ngờ giữa những sự vật, hiện tượng khác nhau nhưng có điểm tương đồng.

3. Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong các câu văn sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
a. Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời.
b. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa.
Trả lời:
a. Biện pháp tu từ nhân hóa "đôi mùa giao tiễn nhau, đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động".
=> Biện pháp nhân hóa được sử dụng khắc họa khung cảnh mùa xuân sinh động, "mùa", "đồi núi", "sông hồ" cũng có những trạng thái cảm xúc của con người; cho thấy cảm xúc của nhà văn đã lan tỏa vào thiên nhiên. Qua đó, bộc lộ sự quan sát tinh tế và tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước của nhà văn.
b. Biện pháp tu từ nhân hóa "vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa".
=> Biện pháp nhân hóa được sử dụng khiến khung cảnh mùa xuân càng trở nên sống động, rực rỡ. Loài vật như ong cũng có đức tính giống con người, "siêng năng" chăm chỉ làm việc làm đẹp cho cuộc đời. Qua đó, nhà thơ muốn gửi gắm đến người đọc tình yêu thiên nhiên, đất nước thiết tha.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 110 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

4. Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
a. Chỉ ra biện pháp tu từ ở những cụm từ in đậm trong câu văn trên.
b. Biện pháp tu từ đó còn được thể hiện ở những từ ngữ nào khác trong câu.
c. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Trả lời:
a. Biện pháp tu từ được sử dụng: Điệp ngữ.
b. Biện pháp tu từ còn được thể hiện ở từ ngữ "đừng thương" trong câu.
c. Tác dụng: Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng làm câu văn trở nên có nhịp điệu, nhấn mạnh ai cũng yêu mùa xuân và đó là tình cảm rất tự nhiên trong mỗi con người.

5. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau và cho biết cách so sánh trong câu này có gì khác so với cách so sánh trong những câu văn ở bài tập 2.
Nhựa sống ở trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ tí ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.
Trả lời:
- Tác giả so sánh hình ảnh trừu tượng "nhựa sống trong người căng lên" với hình ảnh cụ thể "máu cũng căng lên trong lộc của loài nai", "mầm non của cây cối" nhằm cụ thể hóa và nhấn mạnh sức sống của con người được gợi dậy bởi mùa xuân.
- Cách so sánh này khác với cách so sánh trong những câu văn bài tập 2:
+ Xét về loại so sánh: Biện pháp so sánh ở bài 5 là so sánh tầng bậc, ở bài 2 là so sánh đơn.
+ Về hình ảnh so sánh: Ở bài 5, hình ảnh trừu tượng được so sánh với hình ảnh cụ thể. Ở bài 2, hình ảnh cụ thể được so sánh với hình ảnh cụ thể.

Hi vọng qua bài soạn mẫu, em sẽ dễ dàng nắm vững tri thức về một số biện pháp tu từ thường gặp. Nếu gặp khó khăn trong việc chuẩn bị bài mới, em có thể tham khảo bài soạn văn mẫu lớp 7 khác:
- Soạn bài Chuyện cơm hến (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 116, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài Thực hành tiếng Việt trang 110, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp em ôn tập lại các kiến thức về dấu câu và biện pháp tu từ, từ đó biết cách vận dụng vào làm bài tập. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây.
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU