* Gợi ý trả lời phần Trước khi đọc:
1. Bạn hãy chia sẻ những cảm xúc đặc biệt, hoặc những quan sát, phát hiện thú vị của bản thân về thiên nhiên quanh ta.
Mỗi khi thu về, em lại hào hứng chờ đợi khoảnh khắc lá cây đổi màu vàng. Em còn thích mùi hoa sữa thoang thoảng trong tiết trời se lạnh.
2. Trong hình dung của bạn, bức tranh mùa thu có những hình ảnh, sắc màu và đường nét đặc trưng nào?
* Những hình ảnh, sắc màu và đường nét đặc trưng:
- Hình ảnh: món cốm, hàng hoa ven đường.
- Màu sắc: màu vàng của lá cây, màu trắng của hoa cúc.
- Đường nét: mềm mại, nhẹ nhàng.
* Gợi ý trả lời phần Đọc văn bản:
1. Theo dõi: Lưu ý những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ 1. Đó là mối quan hệ như thế nào?
- Những từ ngữ chỉ mối quan hệ giữa các sự vật trong khổ thơ 1: "chiều mộng hòa thơ", "cây me ríu rít cặp chim", "đổ trời xanh ngọc qua muôn lá".
- Đây là mối quan hệ gắn bó hài hòa, bao chứa lẫn nhau giữa các sự vật.
2. Suy luận: Trong khổ 4, cảnh vật có sự thay đổi như thế nào so với khổ 1, 2.
- Trong khổ 4, cảnh vật ở trạng thái gấp gáp, phân vân như báo hiệu sự chia xa sắp tới.
* Gợi ý trả lời phần Sau khi đọc:
Câu 1 (trang 69, SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1):
- Từ "duyên" trong nhan đề "Thơ duyên" gợi sự giao duyên, giao hòa giữa thiên nhiên với thiên nhiên, con người với con người và con người với thiên nhiên trong bức tranh thu.
Câu 2 (trang 69, SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1):
Câu 3 (trang 69, SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1):
Câu 4 (trang 69, SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1):
* Cảm xúc của "anh"/ "em" trước thiên nhiên chiều thu giữ vai trò quan trọng:
- Khi thấy thiên nhiên tình tự, gắn kết: con người rung động yêu thương và khao khát kết đôi.
- Khi thấy thiên nhiên không còn gắn kết, vạn vật vận động theo cách riêng biệt: con người càng khao khát được kết đôi.
Câu 5 (trang 69, SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1):
- Chủ thể trữ tình: chủ thể ẩn và chủ thể có danh xưng rõ ràng "anh".
- Cảm hứng chủ đạo: khao khát hạnh phúc lứa đôi.
Câu 6 (trang 69, SGK Ngữ văn lớp 10, tập 1):
Nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua "Thơ duyên": Nhà thơ cảm nhận và miêu tả thiên nhiên bằng tấm lòng tràn trề tình yêu.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Đọc Thơ duyên, ta lại càng cảm phục ngòi bút tài hoa của nhà thơ Xuân Diệu. Taimienphi.vn còn rất nhiều bài soạn, văn mẫu lớp 10 khác trong chương trình Ngữ văn 10 như:
- Thơ duyên: thể loại, tóm tắt, bố cục, nội dung, nghệ thuật
- Soạn bài Lời má năm xưa
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 trang 71
Em hãy chú ý theo dõi để không bỏ lỡ nhé!