Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục ngắn gọn (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ), Ngữ Văn lớp 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Soạn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngắn nhất


I. Trước văn bản đọc

1. Bạn có thích đọc những truyện kể chứa đựng các yếu tố kì ảo không? Vì sao?
Học sinh dựa vào cảm nhận cá nhân để trả lời.
* Gợi ý:
Có. Vì yếu tố kì ảo là cầu nối dẫn người đọc vào thế giới chưa biết, huyền diệu, bí ẩn trong trí tưởng tượng hay những giấc mơ không có thật. Nó đem đến cảm giác mới lạ cho người đọc, giúp người đọc đối diện, nhận thức đời sống một cách sâu sắc hơn.
2. Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta phải chứng kiến hoặc trải qua những sự việc ngang trái, bất công. Lúc đó, bạn cảm thấy như thế nào và mong muốn điều gì?
Học sinh dựa vào cảm nhận cá nhân để trả lời.
* Gợi ý:
Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi chúng ta phải chứng kiến hoặc trải qua những sự việc ngang trái, bất công, em cảm thấy phẫn nộ, tức giận và không chấp nhận những chuyện xảy ra đối với bản thân hoặc người khác. Những lúc như vậy, em mong muốn mình có thể thay đổi sự bất công đó bằng cách đấu tranh đến cùng và giành lại quyền lợi cho bản thân mình cũng như những người xung quanh.
 

II. Trong văn bản đọc

1. Chú ý lời giới thiệu về nhân vật Tử Văn
* Trả lời:
- Họ tên: Ngô Tử Văn.
- Quê quán: người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.
- Tính cách: khảng khái, nóng nảy, thấy chuyện tà gian thì không thể chịu được.
2. Tử Văn có những suy nghĩ, cảm xúc gì khi nghe câu chuyện của Thổ công?
* Trả lời:
Suy nghĩ, cảm xúc của Tử Văn sau khi nghe câu chuyện của Thổ Công:
- Tử Văn tỏ ra bất ngờ vì người nói chuyện với mình khi nãy không phải thần Thổ Công.
- Tử Văn tỏ ra tức giận sau khi nghe câu chuyện của Thổ Công và băn khoăn trước tin hung thần có thể làm hại mình.
3. Dự đoán kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn ở dưới cõi âm.
Học sinh tự đưa ra câu trả lời của bản thân.
* Gợi ý:
Cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới cõi âm sẽ giống với những lời dặn của lão Thổ Công. Cuộc đấu tranh dưới âm ti của Tử Văn sẽ là một cuộc đấu tranh đầy khó khăn, không khoan nhượng, tuy nhiên chiến thắng sẽ thuộc về chính nghĩa, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.
4. Sự việc nào có tác dụng xoay chuyển tình thế của cuộc xử án?
* Trả lời:
Sự việc có tác dụng xoay chuyển tình thế của cuộc xử án là: Tử Văn đã tâu trình với Diêm Vương đầu đuôi như lời thổ công đã nói, lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào.
5. Diễn biến và kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn có giống như suy đoán của bạn không?
Học sinh xem lại suy đoán của mình và trả lời.
* Gợi ý:
Bằng sự dũng cảm, cương trực đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng Ngô Tử Văn đã dành chiến thắng.
- Tử Văn giải trừ được tai họa, đem lại an lành cho dân.
- Diệt trừ được tên hung thần phương Bắc, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt.
- Tử Văn được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, là người giữ gìn và thực thi công lí.
6. Vì sao Tử Văn đồng ý nhận chức Phán sự đền Tản Viên?
* Trả lời:
Lí do Tử Văn đồng ý nhận chức Phán sự đền Tản Viên:
- Tử Văn là người khảng khái, cương trực, thấy sự gian không thể đứng nhìn.
- Đây là phần thưởng xứng đáng, có ý nghĩa noi gương cho người sau.
- Khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí, chính nghĩa và chăm lo đời sống của nhân dân.
7. Ai là người đưa ra lời bình? Nội dung chính của lời bình là gì?
* Trả lời:
- Người đưa ra lời bình không ai khác chính là tác giả.
- Nội dung của lời bình hàm chứa sâu xa khí tiết của kẻ sĩ chân chính, luôn phải cứng cỏi, kiên cường đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới thuyết phục được lòng người.


III. Trả lời câu hỏi

1. Xác định người kể chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên. Những lời kể nào giúp bạn có được sự hình dung ban đầu về tính cách của nhân vật Tử văn?
* Trả lời:
- Người kể chuyện: tác giả, sử dụng ngôi kể thứ ba với điểm nhìn toàn tri.
- Lời kể giúp em có được sự hình dung ban đầu về tính cách của nhân vật Tử Văn là "chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực".
2. Nêu các sự kiện chính của câu chuyện. Các sự kiện đó được trình bày theo trình tự nào?
* Trả lời:
- Các sự kiện chính của câu chuyện:
+ Tử Văn châm lửa đốt đền.
+ Tử Văn lên cơn sốt ốm và gặp tên hung thần trách mắng, đe dọa.
+ Tử Văn được Thổ công thông báo sự việc trở nên nghiêm trọng và bày cho Tử Văn cách đối phó.
+ Tử Văn bị dẫn xuống âm ti và khép vào tội chết. Nhưng Tử Văn không chịu khuất phục bởi những lời buộc tội oan.
+ Tử Văn được giải oan và giữ chức Phán sự đền Tản Viên.
- Các sự kiện trên được trình bày theo trình tự thời gian.
3. Tóm tắt diễn biến câu chuyện xử án. Chỉ ra các yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của Tử Văn trong phiên tòa. Theo bạn, yếu tố nào đóng vai trò quyết định trong chiến thắng đó?
* Trả lời:
- Tóm tắt câu chuyện xử án:
Tử Văn bị hai tên quỷ sứ nanh ác bắt xuống âm ty. Trong lúc chuẩn bị thi hành án, Tử Văn đã hét to kêu oan. Sau đó, được đưa vào trong cửa điện nhưng tên mũ trụ nhanh chóng vu khống, bịa đặt nhằm đẩy Tử Văn vào chỗ chết. Hai bên cãi cọ không phân phải trái khiến Diêm Vương sinh nghi. Diêm Vương cho người đến đền Tản Viên để chứng thực và nhất nhất đúng với lời Tử Văn. Cuối cùng, Tử Văn được giải oan và tên mũ trụ vị bỏ vào ngục Cửu U.
- Các yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của Tử Văn trong phiên tòa:
+ Yếu tố thứ nhất: Tử Văn là một người khảng khái, chính trực, không chịu khuất phục trước cái xấu cái ác và kiên định đấu tranh để bảo vệ chính nghĩa đến cùng.
+ Yếu tố thứ hai: Sự giúp đỡ của thần Thổ Công trước đêm Tử Văn bị dẫn đi.
+ Yếu tố thứ ba: Sự quyết định đúng đắn, sáng suốt của Diêm Vương
=> Yếu tố đầu tiên là yếu tố đóng vai trò quyết định trong chiến thắng của Tử Văn ở phiên tòa.

Soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục ngắn gọn (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ), Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

4. Nhân vật Tử Văn được khắc họa chủ yếu qua những chi tiết nào? Chọn phân tích một số chi tiết tiêu biểu, từ đó, nhận xét khái quát về tính cách nhân vật này.
* Trả lời:
- Những chi tiết chủ yếu khắc họa nhân vật Tử Văn :
+ Tính cách: "khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực".
+ Hành động: "tức giận, tắm gội sạch sẽ, khấn trời, châm lửa đốt đền", "ngồi ngất ngưởng tự nhiên", "kêu to".
+ Lời nói: "Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng".
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu về tính cách của nhân vật Tử Văn:
+ Hành động châm lửa đốt đền: Biết có tên hung thần làm yêu làm quái trong dân gian ở đền, Tử Văn tức giận châm lửa đốt đền không hề sợ sệt, nao núng. => sẵn sàng trừ gian diệt bạo.
+ Tên hung thần đến đe dọa nhưng Tử Văn không hề sợ sệt vẫn ngồi ngất ngưởng tự nhiên => không sợ sệt trước lời thách thức, đe dọa của kẻ ác.
+ Bị quỷ sứ dẫn xuống âm ty và bị tên mũ trụ hung thần phương Bắc vu khống, bịa đặt nhưng vẫn đáp trả quyết liệt => sự gan dạ, không chịu đầu hàng.
+ Sẵn sàng phản bác lại Diêm Vương đầy quyền lực => thái độ cứng cỏi, bất khuất.
=> Nhận xét khái quát về tính cách của nhân vật: Ngô Tử Văn tính tình nóng nảy nhưng là người chính trực, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ chính nghĩa.
5. Sáng tạo chi tiết người đi đường gặp Tử Văn ngồi trên "xe quan Phán sự" và việc người đời sau truyền nhau về "nhà quan Phán sự", tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
* Trả lời:
Tác giả muốn nhấn mạnh:
- Người dân luôn thể hiện niềm tin tưởng vào những vị quan tốt như Tử Văn, sẵn sàng đấu tranh chống lại cường bạo để bảo vệ sự bình an cho nhân dân.
- Những người chính trực, sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân để giúp đỡ người khác sẽ để lại tiếng thơm muôn đời, là tấm gương sáng cho hậu thế học tập, noi theo.
6. Thế giới thần linh, ma quỷ trong truyện là sản phẩm hư cấu nghệ thuật của Nguyễn Dữ. Khám phá thế giới đó, bạn hiểu thêm được điều gì về chủ đề của tác phẩm?
* Trả lời:
Nguyễn Dữ đã dùng cái kì ảo ở cõi âm để phản ánh bộ mặt xã hội đương thời, về sự biến chất của bọn tham quan ô lại đã tiếp tay cho cái xấu, cái ác để nhũng nhiễu, quấy rầy cuộc sống của người dân lương thiện. Ở trên trần thì quan thần Thổ công bị tên cường quyền giảo hoạt đuổi đánh, những đền miếu gần quanh vì tham của đút nên bênh vực cho rễ ác mọc lan. Dưới địa ngục thì Diêm Vương và Phán quan đại diện cũng bị lấp tai, che mắt.
7. Nêu quan niệm về kẻ sĩ được thể hiện trong lời bình cuối truyện. Bạn có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?
Học sinh đưa ra ý kiến của bản thân.
* Gợi ý
- Quan niệm về kẻ sĩ được thể hiện trong lời bình cuối truyện là lòng gan dạ và bản lĩnh của con người. Ở đời chỉ sợ con người không đủ bản lĩnh, can đảm để đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, thấy khó khăn đã nản lòng, buông xuôi mặc kệ cho cái ác tồn tại, lây lan, moc rễ.
- Em đồng tình với quan niệm của tác giả bởi chỉ có sự chính trực, không chịu khuất phục mới có thể chống lại cái ác và để lại tiếng thơm muôn đời.


IV. Kết nối đọc - viết

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong "Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên".
Trong "Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên", Nguyễn Dữ đã sử dụng yếu tố kì ảo để thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Tác giả đã dùng cái kì ảo để phản ánh bộ mặt xã hội đương thời, về sự biến chất của bọn tham quan ô lại đã tiếp tay cho cái xấu, cái ác để nhũng nhiễu, quấy rầy cuộc sống của người dân lương thiện. Ở trên trần thì quan thần Thổ công bị tên cường quyền giảo hoạt đuổi đánh, những đền miếu gần quanh vì tham của đút nên bênh vực cho rễ ác mọc lan. Dưới địa ngục thì Diêm Vương và Phán quan đại diện cũng bị lấp tai, che mắt. Thực chất, tác giả lấy cái kì ảo để mô tả bản chất của hiện thực đời sống, phê phán sự dối trá, bất công của xã hội và thể hiện niềm tin tưởng của nhân dân vào những người có tài như Ngô Tử Văn.

Chắc hẳn văn bản Tản Viên từ Phán sự lục (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ) đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng về nhân vật Ngô Tử Văn. Bên cạnh bài soạn trên, các em có thể xem thêm bài viết: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

Các bài soạn văn mẫu lớp 10 khác theo chương trình học:
- Soạn bài Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Sử dụng từ Hán Việt, Ngữ văn lớp 10, Kết nối tri thức với cuộc sống

Qua quá trình soạn bài Tản Viên từ Phán sự lục (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ), Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, các em sẽ thấy được quan niệm về kẻ sĩ của Nguyễn Dữ trong xã hội phong kiến xưa. Mời các em tham khảo bài soạn mẫu dưới đây.
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU