A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm “ngôn ngữ sinh hoạt”.
- Ngôn ngữ sinh hoạt còn được gọi là khẩu ngữ, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại,... Đó là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,... đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
2. Những dạng thức biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt
- Chủ yếu ở dạng nói (độc thoại, đối thoại).
- Có khi còn ở dạng viết (nhật kí, hồi kí, thư từ).
- Trong tác phẩm văn học có dạng lời nói tái hiện (mô phỏng, bắt chước) trong kịch, tuông, chèo, truyện, tiểu thuyết.
3. Khái niệm “phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”
- Là phong cách của ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt hàng ngày của con người với ba đặc trưng tiêu biểu là tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể.
+ Tính cụ thể: ngôn ngữ phải rõ ràng cụ thể trong giao tiếp thì người nghe mới dễ dàng lĩnh hội. Ngôn ngữ trừu tượng, sách vở thì khó được nắm bắt, tiếp thu.
+ Tính cảm xúc: Tính cảm xúc giúp cho hiệu quả giao tiếp tăng hơn. Nó gắn với ngữ điệu và các hành vi đi kèm như vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ.
+ Tính cụ thể: là nét riêng biệt thuộc về cách phát âm, giọng nói, cách dùng từ đặt câu của người tham gia giao tiếp. Tính cá thể có vai trò quan trọng trong việc tạo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của câu “Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”?
- Ngôn ngữ có độ linh hoạt kì diệu, nếu được chọn lựa kĩ càng về ngữ điệu, cách nói và thời điểm nói thì hiệu quả giao tiếp sẽ cao hơn. Do vậy phải “lựa lời”.
- “Vừa lòng nhau” không phải là tìm cách để xu nịnh, nói nhún mà cần phải nói thẳng, nói đúng để đạt mục đích giao tiếp.
2. Hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của câu thơ “Vàng thì thử đan/ Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời”.
- Đây là câu thơ đúc kết kinh nghiệm của người xưa: vàng thì thử lửa, chuông thì thử tiếng, người thì thử lời, để nhận biết được bản chất.
- Lời nói trong giao tiếp sẽ bộc lộ kiến thức, đạo đức và đặc biệt là phẩm chất của con người.
3. Trong đoạn trích (trang 114, SGK Ngữ văn 10, tập 1) ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Anh (chị) có nhận xét gì về việc dùng từ ngữ ở đoạn trích đó?
- Đoạn trích là lời đáp trong cuộc nói chuyện của Năm Hên với dân làng về việc sẽ đi bắt cá sấu:
+ Thời gian đi bắt cá sấu: sáng sớm mai.
+ Chủ thể nói: Ông Năm Hên (xung tôi).
+ Thái độ của người nói: Bình tĩnh, tự tin, gieo niềm tin cho dân làng (“Bà con cứ tin tôi”).
+ Từ ngữ của nhân vật mang tính địa phương Nam Bộ: “Ngặt tôi không mang thứ phú quới đó”.
+ Các địa danh nêu là của vùng Nam Bộ: ngã ba Đầu Sấu, Lưng Sấu,..
- Sử dụng ngôn ngữ địa phương Nam Bộ là nhằm tăng sắc thái biểu cảm và xác thực về một vùng đất có những nét văn hóa riêng biệt, tạo sự hấp dẫn cho người đọc (nghe).
4. Đọc đoạn nhật kí (trang 127, SGK Ngữ văn 10, tập 1) và cho biết những từ ngữ, kiểu câu, kiểu diễn đạt nào thể hiện tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
- Tính cụ thể: “Nghĩ gì đấy Th. ơi?...”, thời gian vào lúc đêm khuya, không gian là ở rừng núi.
- Tính cảm xúc: + “Đáng trách quá Th. ơi!”, giọng điệu thân mật, cảm thán.
+ “Biết bao là viễn cảnh tươi đẹp, cả những cận cảnh êm đềm...” được viết theo dòng cảm xúc của nhân vật.
- Tính cá thể: Ngôn ngữ của đoạn văn xuất phát từ cây bút giàu tình cảm, nhạy cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên và nỗi lo âu cho đồng đội. Thể hiện qua các câu: “Đáng trách quá Th. ơi! Th. có nghe tiếng người thương binh...".
5. Tìm những dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong những câu ca dao ở trang 127, SGK Ngữ văn 10, tập 1.
- Từ xưng hô: “mình – ta”...
- Lời nói hằng ngày: “Mình về -ta về”
- Lời đối thoại: “... có nhớ ta chăng”, “Hỡi cô"
6. Đọc đoạn đối thoại của Đăm Săn với dân làng Mtao Mxây ở trang 127
SGK Ngữ văn 10, tập 1 và chỉ ra điểm khác nhau của việc mô phỏng phong cách ngôn ngữ sinh hoạt đó:
- Đoạn đối thoại đó mô phỏng hình thức đối thoại của ngôn ngữ nói như có người hô, kẻ đáp; có luân phiên lượt lời,... nhưng vẫn khác với ngôn ngữ nói là ở chỗ:
+ Sử dụng nhịp điệu trong câu và trong đoạn, chẳng hạn: “Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang...”
+ Sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ như: “Ai chăn ngựa hãy đi... Ai chăn voi
hãy đi...”…
------------------HẾT-------------------
Tấm cám là bài học nổi bật trong Tuần 7 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 10, học sinh cần Soạn bài Tấm Cám, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.