Soạn bài Ôn tập phần văn học, soạn văn lớp 11

=> Tham khảo thêm các bài soạn văn lớp 11 khác tại đây: soạn văn lớp 11

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần văn học bao gồm phần tóm tắt toàn bộ các nội dung kiến thức về phần văn bản trong chương trình Ngữ văn 11 kì 2 một cách đầy đủ và chi tiết, bên cạnh đó chúng tôi cũng hướng dẫn các em học sinh làm các bài tập sách giáo khoa trang 115. Mời các em học sinh cùng đón đọc bài soạn văn lớp 11 sau đây của chúng tôi để biết cách soạn bài này và chủ động hơn khi tham gia vào tiết ôn tập trên lớp.

 

SOẠN BÀI ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC, NGẮN 1

 

SOẠN BÀI ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC, NGẮN 2

Câu 1: 
Văn học từ 1900 - 1945 chia thành hai bộ phận: văn học công khai và văn học không công khai.
Văn học công khai lại chia thành 2 dòng chính: lãng mạn và hiện thực.
Văn học không công khai bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật. 
 
Câu 2: 
a. 
 Tiểu thuyết trung đại Việt NamTiểu thuyết hiện đại Việt Nam

Đề tài, cốt truyện

- Mượn cốt truyện từ Trung Quốc
- Xây dựng các yếu tố kì ảo, hoang đường
- Đề tài tự do, sáng tạo
- Đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật

Kết cấu

- Theo chương, hồi, kết thúc thường có hậu.
- Truyện được trần thuật theo trình tự thời gian chặt chẽ, lối văn biền ngẫu, mang tính ước lệ,...
Không theo công thức, kết thúc đa dạng 
- Bút pháp tả thực, tự nhiên, không mang tính ước lệ.
 
b. 
Tác phẩm  “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh tồn tại những yếu tố cả tiểu thuyết trung đại như cốt truyện từ bên ngoài, theo kết cấu chương hồi, kết thúc có hậu, sử dụng lối văn biền ngẫu, ước lệ, nhân vật có tính chất minh họa cho những quan điểm đạo đức, lối sống…
 
Câu 3: Phân tích được tình huống trong các truyện ngắn Vi hành, Chữ người tử tù, Tinh thần thể dục: 
- Vi hành: Tạo ra tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái giữa nhân vật tôi với ông vua bù nhìn Khải Định → Tiếng cười mỉa mai châm biếm.
- Chữ người tử tù:  Hai con người đối lập nhau: Người tử tù đối lập người coi ngục đều là những người có tâm hồn nghệ sĩ. Một người là người có tài viết chữ đẹp, yêu cái đẹp. Một người là người thưởng thức cái đẹp, tôn sùng cái đẹp. Tác giả đã đặt hai nhân vật vào tình huống éo le, trớ trêu là cuộc gặp gỡ của những người tri kỉ trong nghệ thuật tại chốn ngục tù tối tăm, dơ bẩn. 
- Tinh thần thể dục: Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện là mâu thuẫn giữa sự lố lăng của tinh thần thể thao do chính quyền Pháp phát động với thái độ, ước mong thực tế muốn xin được ở nhà của người dân, giữa việc đi cổ vũ với việc tìm mọi cách chạy chọt để được ở nhà, trốn tránh.
 
Câu 4: 
a. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Hai đứa trẻ” 
Truyện không có cốt truyện, mạch truyện đi sau vào khắc họa, miêu tả tâm lí nhân vật.
Giọng văn nhẹ nhàng, buồn thương man mác.
b. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn “Chữ người tử tù”
Xây dựng hình tượng nhân vật điển hình qua bút pháp lãng mạn
Nghệ thuật tương phản đối lập đặc sắc
Ngôn ngữ: Trau chuốt, giàu tính tạo hình, sử dụng nhiều từ Hán Việt để tạo không khí thời đại.
c. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Chí Phèo 
- Giọng điệu trần thuật được kết hợp hài hòa giữa đối thoại với độc thoại, giữa lời gián tiếp và lời nửa tiếp
- Có sự lồng ghép giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, trực tiếp bộc lộ cảm xúc.
 
Câu 5: 
a. Nghệ thuật trào phúng qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”: 
Xây dựng tình huống truyện trào phúng → sự nhố nhăng, đồi trụy của xã hội đương thời.
Nhan đề ẩn chứa một tiếng cười mỉa mai, châm biếm sâu cay
Những hình ảnh đối lập trong đám tang
Sử dụng nhiều thủ pháp nói quá, cường điệu, mỉa mai, đả kích, bóc trần bản chất xã hội
b.  Vũ Trọng Phụng lên tiếng tố cáo, óc trần bộ mặt giả dối, lố lăng, đồi trụy của tầng lớp xã hội thượng lưu trước cách mạng tháng 8/1945.
 

-----------------------HẾT----------------------------

Trong bài soạn văn tiếp, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận, các em nhớ chú ý đón đọc.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tớ với phần Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - một tượng đài nghệ thuật về người anh hùng nông dân để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 11 của mình.

Tiếp nối phần soạn văn lớp 11 trước, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các em học sinh soạn bài Ôn tập phần văn học để các em củng cố và nắm vững hơn phần kiến thức văn học đã học. Các em học sinh cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để chuẩn bị cho mình bài soạn văn hoàn chỉnh nhất.
Soạn bài Ôn tập phần làm văn, soạn văn lớp 12
Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận, soạn văn lớp 11
Soạn bài Ôn tập phần làm văn trang 151 SGK Ngữ văn 8 tập 2
Soạn bài Ôn tập phần văn học, soạn văn lớp 12
Tổng hợp soạn văn lớp 11, bài giảng môn văn 11 hay nhất
Soạn bài Tóm tắt văn bản nghị luận, soạn văn lớp 11

ĐỌC NHIỀU