* Gợi ý trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi 1 trang 117 SGK Ngữ văn 7 - tập 2
Câu hỏi 2 trang 117 SGK Ngữ văn 7 - tập 2
Câu hỏi 3 trang 118 SGK Ngữ văn 7 - tập 2
Câu hỏi 4 trang 118 SGK Ngữ văn 7 - tập 2
* Những kiểu bài viết ở trên đều là những kiểu bài đã từng học trong chương trình Ngữ văn 6 (tập 1, 2) và Ngữ văn 7 (tập 1) như: viết bài văn nghị luận, phân tích, thuyết minh và kể.
* Tuy nhiên, đối tượng của các kiểu bài viết trong Ngữ văn 7, tập 2 hoàn toàn khác với đối tượng của các kiểu bài viết đã học trước đó. Cụ thể như sau:
- Yêu cầu của Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử:
+ Giới thiệu được nhân vật và sự việc có thật gắn liền với nhân vật đó.
+ Kể lại toàn bộ sự việc theo trình tự hợp lí, có kết hợp yếu tố miêu tả.
+ Trình bày ý nghĩa sự việc.
+ Nêu được suy nghĩ, cảm xúc của bản thân về sự việc.
- Yêu cầu của viết bài văn thuyết minh về quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
+ Giới thiệu được các thông tin chính về trò chơi/ hoạt động.
+ Miêu tả quy tắc, luật lệ của trò chơi/ hoạt động.
+ Chỉ ra vai trò, tác dụng của trò chơi/ hoạt động đối với con người.
+ Nêu được ý nghĩa của trò chơi/ hoạt động.
Câu hỏi 5 trang 118 SGK Ngữ văn 7 - tập 2
Câu hỏi 6 trang 118 SGK Ngữ văn 7 - tập 2
- Trong học kì II, hoạt động nói và nghe đã được thực hiện với những nội dung:
+ Kể lại một truyện ngụ ngôn.
+ Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống.
+ Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.
+ Giải thích quy tắc hoặc luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.
+ Giới thiệu sản phẩm sáng tạo từ sách.
+ Trình bày ý kiến về tác dụng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Em cảm thấy hứng thú nhất với nội dung "Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống". Vì thông qua nội dung này, em sẽ:
+ Có thể nắm bắt những vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện tại, biết tán thành hay phản bác vấn đề nào đó.
+ Học được cách nêu ý kiến của bản thân và bảo vệ những quan điểm ấy.
+ Rèn luyện thói quen trao đổi cùng mọi người.
1. Đọc
a. Chọn phương án đúng
* Gợi ý trả lời:
Câu hỏi 1 trang 119 SGK Ngữ văn 7 tập 2
B. Truyện khoa học viễn tưởng
Câu hỏi 2 trang 119 SGK Ngữ văn 7 tập 2
C. Cải tạo thể chất con người, giúp con người chinh phục thế giới ngầm của đại dương.
b. Trả lời câu hỏi
* Gợi ý trả lời:
Câu hỏi 1 trang 119 SGK Ngữ văn 7 tập 2
- Nhận thức khoa học "con người chưa được hoàn thiện" đã được dùng làm cơ sở để giáo sư Xan-va-tô theo đuổi những dự án lớn lao của mình.
Câu hỏi 2 trang 119 SGK Ngữ văn 7 tập 2
- Những dấu hiệu, căn cứ để xác định được đoạn trích thuộc thể loại truyện khoa học viễn tưởng:
+ Đoạn trích có chứa các thông tin mang tính khoa học.
+ Nhân vật Ích-chi-an có cấu tạo và khả năng kì lạ "là người cá đầu tiên trên Trái Đất và là người đầu tiên sống trong thế giới của cá".
+ Thành tựu mà nhân vật truyện đạt được là thành tựu mà khoa học ngày nay chưa chạm tới.
Câu hỏi 3 trang 120 SGK Ngữ văn 7 tập 2
- Câu văn viết lại: Ích-chi-an - người cá đầu tiên trên Trái Đất và là người đầu tiên sống trong thế giới của cá - không thể không cảm thấy cô đơn.
- Điểm khác biệt:
+ Câu gốc: trình bày nguyên nhân "là người cá đầu tiên trên Trái Đất và là người đầu tiên sống trong thế giới của cá" trước, kết quả "không thể không cảm thấy cô đơn" sau.
+ Câu văn viết lại: cụm từ "người cá đầu tiên trên Trái Đất và là người đầu tiên sống trong thế giới của cá" có vai trò giới thiệu hoàn cảnh, con người nhân vật Ích-chi-an, đồng thời nêu ra lí do "không thể không cảm thấy cô đơn" phía sau.
Câu hỏi 4 trang 120 SGK Ngữ văn 7 tập 2
- Lời giải thích của giáo sư Xan-va-tô hoàn toàn thuyết phục, bởi:
+ Việc phẫu thuật con Li-đinh sẽ giúp Ích-chi-an có thêm người bạn mới, từ ấy giảm bớt sự cô đơn, lạc lõng.
+ Giáo sư đưa ra giả định vào việc nếu con người thâm nhập vào biển cả và hiểu về nơi đây thì sẽ có rất nhiều lợi ích.
2. Viết
Đại dương thật bao la và rộng lớn làm sao! Nơi đây chứa rất nhiều nguồn lợi cần thiết, góp phần phục vụ cuộc sống con người. Song, loài người lại không biết trân trọng mà thẳng tay tàn phá. Trên bãi biển, túi ni lông, chai nhựa nổi lềnh bềnh theo con sóng. Những loại rác này trôi dạt khắp nơi, khiến sinh vật biển gặp nguy hiểm khi mắc phải. Bên cạnh đó, sự cố tràn dầu trên biển đã và đang để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như: làm giảm lượng cá thể của hệ động vật, ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn. Vì thế, ngay từ bây giờ, chúng ta cần chung tay hành động bảo vệ đại dương. Mỗi người phải có nhận thức đúng đắn, dừng ngay các hành vi xả thải rác bẩn ra môi trường. Đồng thời, tích cực tuyên truyền tới mọi người xung quanh về việc giữ gìn thiên nhiên, không gian sống.
3. Nói và nghe
Những ý chính cho bài nói về đề tài: Khai thác và bảo vệ tài nguyên biển.
* Mở đầu: giới thiệu đề tài bài nói.
* Triển khai:
- Vai trò của tài nguyên biển:
+ Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, gắn liền với chủ quyền, đặc quyền kinh tế và an ninh quốc gia.
+ Là nguồn lực đưa nước ta trở thành quốc gia giàu từ biển, phát triển bền vững, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền độc lập.
+Bảo đảm sự hài hòa giữa hệ sinh thái tự nhiên và xã hội.
+ Góp phần nâng cao sinh kế, đời sống của con người
- Đưa ra khẳng định: Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên biển:
+ Khai thác một cách hợp lí, đúng mực.
+ Trong quá trình khai thác, cần bảo đảm môi trường không bị ô nhiễm, tàn phá.
+ Song song với khai thác, con người cần nghiên cứu việc tái tạo những tài nguyên ấy, tránh trường hợp cạn kiệt tài nguyên.
- Những đề xuất về việc bảo vệ tài nguyên biển:
+ Nhà nước nên có hệ thống pháp lí về việc khai thác, bảo vệ tài nguyên biển.
+ Khắc phục tình trạng ô nhiễm biển hiện nay. Đồng thời, đưa ra giải pháp nhằm kiểm soát, ngăn chặn các nguồn ô nhiễm biển.
+ Xây dựng các khu bảo tồn biển.
+ Chú trọng việc khai thác, sử dụng bền vững, lâu dài, đảm bảo kế sinh nhai cho ngư dân.
* Kết thúc: khẳng định lại ý kiến của bản thân.
1. Đọc
a. Chọn phương án đúng
* Gợi ý trả lời:
Câu hỏi 1 trang 121 SGK Ngữ văn 7 tập 2
B. Văn bản nghị luận
Câu hỏi 2 trang 122 SGK Ngữ văn 7 tập 2
C. Đạt được thành công về sau
b. Trả lời câu hỏi
* Gợi ý trả lời:
Câu hỏi 1 trang 122 SGK Ngữ văn 7 tập 2
Câu hỏi 2 trang 122 SGK Ngữ văn 7 tập 2
- Cách triển khai, củng cố lí lẽ mà tác giả sử dụng trong đoạn 3 là vô cùng chặt chẽ:
+ Trước hết, tác giả lần lượt nêu ra lí lẽ "Chỉ khi dám tự chịu trách nhiệm [...] mong muốn của mình".
+ Sau đó, trích dẫn câu nói "Tiên trách kỉ, hậu trách nhân" để làm bằng chứng.
+ Từ đó, tiếp tục đưa ra lí lẽ "Sự biện minh, đổ lỗi [...] làm chủ cuộc đời mình". Để quan điểm thêm sức thuyết phục, tác giả dẫn bằng chứng từ lời dạy của Khổng Tử.
-> Như vậy, ở mỗi lí lẽ, tác giả đều đưa ra dẫn chứng nhằm chứng minh cho ý kiến của mình.
Câu hỏi 3 trang 122 SGK Ngữ văn 7 tập 2
Em hoàn toàn đồng ý về nhận định của tác giả. Bởi chỉ khi đối diện với thất bại, với sự thiếu sót của bản thân, chúng ta mới có thể tự mình nhìn nhận lại mọi chuyện. Việc dám chịu trách nhiệm sẽ giúp mỗi cá nhân thêm trưởng thành, tự tin, chủ động trong các hoàn cảnh, tình huống. Từ đó, dễ dàng rút ra kinh nghiệm, bài học quý báu để không lặp lại điều bất lợi. Ngoài ra, con người sẽ biết khoan dung, thông cảm hơn nếu biết nhìn thẳng vào lỗi lầm, khuyết điểm của chính mình và người khác. Nhờ vậy, các mối quan hệ sẽ trở nên ngày càng tốt đẹp, gắn bó .
Câu hỏi 4 trang 122 SGK Ngữ văn 7 tập 2
- Thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan một phần tới thông điệp được nêu trong văn bản là "Dám làm dám chịu".
- Vì "Dám làm dám chịu" muốn nhắc nhở chúng ta một khi đã làm việc gì đó thì phải biết chịu trách nhiệm cho việc làm ấy, dù kết quả có như thế nào đi chăng nữa.
Câu hỏi 5 trang 122 SGK Ngữ văn 7 tập 2
- "Cầu tiến":
+ "Cầu": tìm tòi, mong cầu.
+ "tiến": đi lên, tiến lên.
-> "Cầu tiến": chỉ tinh thần học hỏi cao, luôn muốn bản thân tiến bộ, phát triển hơn nữa.
- "Vị thế":
+ "Vị": cấp bậc, vị trí.
+ "thế": thứ bậc.
-> "Vị thế": chỉ vị trí của một ai đó trong tập thể, cộng đồng, xã hội.
- "Viện dẫn":
+ "Viện": dẫn ra, đưa ra.
+ "dẫn": dẫn ra.
-> "Viện dẫn": dẫn ra, đưa ra các tài liệu, con số, bằng chứng để chứng minh cho lập luận.
2. Viết
Trên con đường bước tới đỉnh vinh quang, chiến thắng nhân sinh, sẽ không có ai là không gặp khó khăn, trở ngại hay thất bại. Những cú ngã để tiến tới thành công là cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Nó giúp chúng ta nhìn lại bản thân, rèn cách tự chịu trách nhiệm cho mọi hành động. Có thể nói, những người "dám làm dám chịu" chính là người tự tin, chủ động trong mọi tình huống. Khi gặp phải thất bại, họ sẵn sàng nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mà không hề đổ lỗi cho ngoại cảnh. Họ tự ý thức được trách nhiệm ở mình. Từ đó, thay vì kêu than, oán trách, họ bắt tay vào làm lại từ đầu với các cơ hội, thay đổi mới. Nhờ thế, họ dần hoàn thiện chính mình, được mọi người kính trọng và yêu mến. Chắc chắn rằng, thành công sẽ sớm đến với những con người như vậy.
3. Nói và nghe
Dàn ý cho bài nói: Điều em muốn chuẩn bị cho bước đường tương lai.
a. Mở đầu: giới thiệu chủ đề bài nói "Điều em muốn chuẩn bị cho bước đường tương lai".
b. Nội dung chính:
* Tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho bước đường tương lai:
- Giúp đưa ra những định hướng rõ ràng, cụ thể.
- Chuẩn bị trước mọi thứ (kiến thức, đạo đức, tinh thần) sẽ giúp bản thân trở nên chủ động, tự tin trong các hoàn cảnh, tình huống khác nhau.
* Những điều cần chuẩn bị cho bước đường tương lai:
- Tích cực bồi dưỡng kiến thức trong mọi lĩnh vực.
- Trau dồi đạo đức, tác phong, lối sống tốt đẹp.
- Trang bị cho bản thân một vài kĩ năng cần thiết: giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm.
- Nên học thêm một số ngoại ngữ, phục vụ việc học tập chuyên sâu và giao tiếp với bạn bè khắp năm châu.
c. Kết bài: khẳng định lại những điều bản thân muốn chuẩn bị cho tương lai phía trước.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Taimienphi.vn đã biên soạn đầy đủ, chi tiết các nội dung thuộc bài Ôn tập học kì II, trang 117, Ngữ văn 7. Em hãy theo dõi, tham khảo để bổ sung vào bài làm của mình nhé. Đừng quên thường xuyên ghé thăm trang và cập nhật thêm bài văn, văn mẫu lớp 7 khác: Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách ngắn gọn, Soạn bài Ghe xuồng Nam Bộ để học tốt Ngữ văn.