Bước 1: Chuẩn bị:
- Học sinh xác định vấn đề sẽ nói: kể lại một trải nghiệm đáng nhớ
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý:
- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời câu hỏi như:
+ Kỉ niệm đáng nhớ ấy là gì? Kỉ niệm ấy diễn ra như thế nào?
+ Điều gì ở kỉ niệm ấy khiến em nhớ mãi? Và em nhận ra điều gì?
Bước 3: Nói và nghe:
- Người nói:
+ Kể về kỉ niệm đáng nhớ của bản thân trước nhóm hoặc lớp,...
+ Sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp.
+ Điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh.
+ Tương tác với người nghe.
- Người nghe:
+ Chú ý lắng nghe và ghi chép lại những thông tin quan trọng, những điều cần phải hỏi lại.
+ Có thái độ tôn trọng người nói.
Bước 4: Trao đổi, đánh giá:
- Trong vai trò là người nghe:
+ Nêu những ưu điểm trong bài nói của bạn.
+ Nhận xét và đặt ra câu hỏi nếu em chưa hiểu rõ các vấn đề.
- Trong vai trò là người nói: xem xét lại toàn bộ nội dung bài thuyết trình, tự rút kinh nghiệm cho bản thân.
1. Mở đầu:
- Nói khái quát về trải nghiệm: trải nghiệm đáng nhớ nhất của tôi đó là cảm xúc lần đầu tiên bước chân vào lớp 1.
2. Triển khai:
- Kể lại trải nghiệm theo trình tự thời gian:
+ Lần đầu bước chân vào một ngôi trường mới với tôi tất cả mọi thứ đều lạ lẫm.
+ Đêm hôm trước ngày khai giảng, tôi không ngủ được vì lo lắng.
+ Mẹ đưa tôi đến trường và tôi tự đi vào trường.
+ Khi gặp bạn bè, cô giáo thì mọi lo lắng dường như biến mất.
- Cảm xúc về trải nghiệm:
+ Mang đến cho em nhiều cung bậc cảm xúc: háo hức, vui vẻ nhưng có chút lo lắng. Ngôi trường mới, bạn bè mới, cô giáo mới với tôi đó là một thế giới đầy thú vị.
3. Kết thúc:
- Khẳng định lại cảm xúc về trải nghiệm đó: Với tôi trải nghiệm ấy vẫn như ngày hôm qua vậy, mãi là động lực thúc đẩy tôi tiến về phía trước.
Trong bài nói ngày hôm nay, tôi sẽ kể cho các bạn nghe về trải nghiệm đáng nhớ mà tôi chẳng thể nào quên. Mong các bạn chú ý lắng nghe.
Thời gian sao trôi qua thật nhanh. Dẫu vậy, tôi chẳng thể nào quên được trải nghiệm ngày đầu tiên bước chân vào lớp 1. Đó là kỉ niệm đáng nhớ, đáng trân trọng mà tôi luôn khắc sâu trong tâm trí.
Đêm hôm trước ngày tựu trường, mẹ chuẩn bị cho tôi những đồ dùng cần thiết và dặn dò rất nhiều. Tôi cảm thấy hồi hộp, lo lắng đến nỗi không ngủ được. Sáng hôm sau, mẹ đưa tôi đi trên con đường quen thuộc. Lúc này, lòng tôi có sự chuyển biến khác lạ. Dường như, vạn vật đang mỉm cười và vẫy tay với tôi. Họ vui vẻ chúc mừng cô bé sáu tuổi sắp được học viết chữ, viết số.
Xa xa, tôi đã thấy ngôi trường thấp thoáng sau hàng cây lớn. Đến gần, tôi thấy trường thật đẹp. Mẹ bảo tôi tự đi vào trường. Lúc ấy, tôi rất lo lắng. Có lẽ, các bạn ngồi đây cũng hiểu rõ cảm xúc lo lắng, hồi hộp xen lẫn cả háo hức của tôi khi ấy.
Tầm 8h sáng, tôi cùng các bạn tham gia lễ khai giảng. Không khí khai giảng rất trang nghiêm. Trên gương mặt ai cũng hiện lên sự háo hức và niềm hi vọng. Sau khi khai giảng xong, chúng tôi cùng nhau vào lớp. Lớp học nhỏ nhưng rất khang trang. Tại đây, cô giáo chủ nhiệm vừa xinh vừa hiền đã dặn dò chúng tôi nhiều thứ. Trước hết, cô giới thiệu tên tuổi, mọi thứ về bản thân. Sau đó, cô phổ biến một vài quy định của nhà trường. Ngoài ra, cô còn kể các câu chuyện hay để xua tan sự sợ hãi, lo lắng của cả lớp.
Có thể nói, khoảnh khắc lần đầu tham dự lễ khai giảng, lần đầu biết tên nội quy trường học đã trở thành kí ức khó phai nhòa trong tôi. Theo thời gian, mỗi khi tới ngày 5/9, tôi lại bồi hồi nhớ về ngày vào lớp 1 năm ấy.
Trên đây là bài thuyết trình của em. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe, theo dõi.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Để bài thuyết trình đạt hiệu quả, em cần chuẩn bị kĩ càng nội dung. Đồng thời, có giọng nói phù hợp, biết kết hợp các cử chỉ, điệu bộ sao cho linh hoạt. Các em hãy cùng Taimienphi.vn củng cố lại kiến thức qua Soạn bài Kể lại một trải nghiệm của bản thân và xem thêm Soạn bài Ôn tập bài 9 để có thể chuẩn bị bài mới tốt nhất.