Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều

Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp


Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp - Ngữ văn 11 Cánh diều


I. Chuẩn bị: Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp


* Hoàn cảnh lịch sử, văn hóa Việt Nam cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX:

- Ở Đàng Ngoài, kinh tế ngày càng suy sụp, sản xuất đình trệ. Đội ngũ quan lại suy thoái về mặt đạo đức, đời sống nhân dân lầm than. Những cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra rầm rộ khắp mọi nơi. Tuy nhiên, do bị phân tán, thiếu liên kết nên khởi nghĩa đều thất bại.

- Ở Đàng Trong, chế động phong kiến cũng bắt đầu đi vào khủng hoảng. Chúa Nguyễn bất lực trước hoàn cảnh kinh tế - xã hội ngày càng sa sút. Trong tình cảm đói kém, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra.

- Sau 15 năm đánh Nam, dẹp Bắc, phong trào Tây Sơn đã đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài. Đồng thời, giải phóng dân tộc khỏi hai thế lực ngoại xâm là quân Xiêm và quân Thanh. Từ đó, củng cố bước đầu trong công cuộc nối liền hai miền đất nước. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa ba anh em Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ - Nguyễn Lữ lại ngày càng căng thẳng, gây ra sự phân chia về đất đai, quyền lực.

- Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh thắng Tây Sơn, tái lập vương triều nhà Nguyễn, thi hành nhiều chính sách để tổ chức lại bộ máy chính quyền. Năm 1815, ông ban hành bộ luật mới để nghiêm trị nạn tham nhũng của quan lại và những kẻ chống đối chính quyền. Nhà Nguyễn cũng thần phục nhà Thanh một cách mù quáng, chủ trương không đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây và thường dùng vũ lực để khống chế các nước láng giềng ở phía Tây và phía Nam.


II. Đọc hiểu: Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp

* Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp - Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc:


1. Những điểm đáng lưu ý về dòng họ, gia đình Nguyễn Du là gì?

- Về dòng họ:

+ Vừa có truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan, vừa có truyền thống văn hóa, văn học.

+ Là dòng họ có danh vọng lớn đương thời, có nhiều người thành đạt trên con đường khoa bảng và công danh.

- Về gia đình:

+ Cha Nguyễn Du là Nguyễn Nghiệm, đã đỗ tiến sĩ, làm quan to trong triều. Ông từng giữ chức quan tham tụng, tế tửu đứng đầu Quốc Thử Giám. Ông là nhà sử học, nhà thơ.

+ Mẹ Nguyễn Du là Trần Thị Tần, người Bắc Ninh, có tài hát xướng.

+ Anh cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Khản. Ông đỗ tiến sĩ, từng giữ chức bồi tụng, giỏi văn chương Nôm, mê say sáng tác âm nhạc.

- Môi trường vô cùng thuận lợi để phát triển tài năng của Nguyễn Du.


2. Những biến cố lịch sử nào đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du?

- Sự sụp đổ của triều đình vua Lê - chúa Trịnh.

- Phong trào nông dân khởi nghĩa với đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của người anh hùng "áo vải" Quang Trung - Nguyễn Huệ -> Hình thành triều đại Tây Sơn nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn ngủi.

- Vua Gia Long (Nguyễn Ánh) thiết lập và tiến hành công cuộc hưng thịnh trở lại vương triều nhà Nguyễn.


3. Những điểm nào trong cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông?

- Thời vua Lê - chúa Trịnh, Nguyễn Du sống trong cảnh "màn lan trướng huệ", là công tử của gia đình đại quý tộc. Nền tảng vững chắc cho một tài năng văn chương.

- Khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, Nguyễn Du trở thành một kẻ lang thang, phiêu bạt trong suốt "mười năm gió bụi". Chất liệu để Nguyễn Du chiêm nghiệm về những đạo lí ở đời.

- Nguyễn Du từng làm quan cho nhà Nguyễn, từng được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Tạo cơ hội để ông đi nhiều, tiếp xúc và thấu hiểu với nhiều tầng lớp trong xã hội. Từ đó, thâu thái tinh hoa của những vùng văn hóa lớn trong và ngoài nước.


4. Chú ý những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du.

- 3 tập thơ chữ Hán với 250 bài: "Thanh Hiên thi tập", "Nam trung tạp ngâm", "Bắc hành tạp lục".

- Các tác phẩm chữ Nôm: tiêu biểu nhất là "Truyện Kiều", ngoài ra còn có "Văn tế thập loại chúng sinh" và một số tác phẩm khác.


5. Chú ý hiện thực xã hội được phản ánh trong sáng tác của Nguyễn Du.

* Trong thơ chữ Hán:

- Ghi lại trung thực những cảnh của nhiều miền quê Việt Nam hay trên đường đi sứ trên đất Trung Quốc.

- Tái hiện chân thực những cảnh đời hẩm hiu:

+ Những số phận cơ cực, hẩm hiu: ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin,...

+ Những con người sắc tài mà bi kịch: người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh,...

- Nhận ra và ghi lại những cảnh đời bất công. Từ đó, lên án, tố cáo xã hội vô nhân đạo.

* Trong thơ chữ Nôm:

- Thể hiện bức tranh hiện thực về xã hội bất công, con người bị chà đạp, áp bức bởi nhiều thế lực khác nhau: quan lại, những kẻ lưu manh, vô lại, sự khuynh đảo của đồng tiền,...

- Thấy được những thế lực tàn bạo trong xã hội chính là nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh của người dân vô tội.

- Phơi bày thực tế rằng đồng tiền đã chà đạp lên cuộc sống, nhân phẩm của con người.


6. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện như thế nào qua thơ chữ Hán?

- Thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương.

- Hướng ngòi bút về những số phận đau khổ, bất hạnh: những người phụ nữ sắc tài mà bạc mệnh, những người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp được trên đường đi sứ.

- Thể hiện niềm cảm thương và trân trọng, ngưỡng mộ sâu sắc đến những con người có tài năng, khí tiết thanh cao.

- Cảm nhận bản thân là người "cùng hội cùng thuyền" với những số phận tài hoa mà bi kịch. Từ thương người trở về với lòng tự thương -> Ý thức về cá nhân một cách sâu sắc.


7. Chú ý những nội dung làm nên giá trị nhân đạo của kiệt tác "Truyện Kiều".

- Thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch của con người qua hình tượng Thúy Kiều:

+ Đời Kiều là sự hội tụ, điển hình cho những bi kịch của con người nói chung và người phụ nữ nói riêng: bi kịch tình yêu, gia đình, nhân phẩm, "tài mệnh tương đố", "hồng nhan bạc mệnh",...

+ Đau đớn nhất với Kiều là bi kịch tình yêu (nhìn từ góc độ tuổi trẻ) và bi kịch nhân phẩm (nhìn từ góc độ người phụ nữ).

- Thể hiện tiếng nói đồng tình với những khát vọng chân chính của con người qua tình yêu Kim - Kiều và hình tượng nhân vật Thúy Kiều, Từ Hải:

+ Mối tình Kim - Kiều: tiếng nói ca ngợi tình yêu tự do, thủy chung, khẳng định sự trường tồn của khát vọng tình yêu.

+ Thúy Kiều là hiện thân của khát vọng sống. Đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán thể hiện sức mạnh vùng lên của những con người bị áp bức, đau khổ.

+ Từ Hải là hiện thân của khát vọng tự do, công lí, bộc lộ qua lí tưởng, chí khí, hành động phi thường. Công lí ấy hướng đến những con người nhỏ bé, bị áp bức, bóc lột. Công lí trong "Truyện Kiều" mang quan điểm của nhân dân thể hiện ở các câu chuyện cổ tích như "Thạch Sanh", "Tấm Cám",...


8. Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán của Nguyễn Du là gì?

- Phần lớn viết theo thể Đường luật với đủ các tiểu loại.

- Bút pháp nghệ thuật phong phú, đa dạng.

- Tính chất hàm súc, cô đọng, "ý tại ngôn ngoại", nghệ thuật đối,... được phát huy ở mức cao nhất.

- Chất trữ tình hòa quyện với chất triết lí, tạo nên sự thâm trầm, sâu sắc.

- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là những tuyệt tác văn chương.


9. Chú ý những thành công nghệ thuật lớn của kiệt tác Truyện Kiều.

- Kết hợp được thế mạnh của cả tự sự và trữ tình khi tiếp thu "Kim Vân Kiều truyện".

- Thành công với ngôn ngữ kể chuyện nửa trực tiếp.

- Kết truyện hình thức là có hậu nhưng thực chất là bi kịch.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật xuất sắc. Tính cách nhân vật được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực.

- Miêu tả nội tâm nhân vật thành công, mang ý nghĩa cách tân.

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, "tả cảnh ngụ tình".

- Các câu thơ lục bát vừa dân dã, bình dị, vừa đạt giá trị cổ điển, khuôn thức, mẫu mực.

- Kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ dân gian, bác học.

Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp - Ngữ văn 11 Cánh diều


* Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp - Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:


Câu 1 trang 44 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Văn bản "Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp" gồm 2 phần chính:

- Phần 1 (Cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú): Thông tin về thời đại, dòng họ, gia đình, con người Nguyễn Du và sự ảnh hưởng của những yếu tố ấy đến tài năng văn chương của ông.

- Phần 2 (Đại thi hào dân tộc): Những thành tựu văn học và giá trị trong các sáng tác của Nguyễn Du.


Câu 2 trang 44 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Những điểm nổi bật về thời đại, gia đình và cuộc đời có ảnh hưởng tới sáng tác của Nguyễn Du:

- Về thời đại:

+ Giai đoạn lịch sử đầy biến động.

+ Chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

+ Những cuộc khởi nghĩa nông dân liên tục nổ ra, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

Tạo nên nhiều biến động trong cuộc đời Nguyễn Du.

- Về gia đình:

+ Dòng họ đại quý tộc danh giá, nhiều đời làm quan và có truyền thống khoa bảng, văn hóa, văn học.

+ Cha và anh trai làm quan lớn, mẹ có tài hát xướng.

Môi trường hoàn hảo để nuôi dưỡng tâm hồn, bồi đắp tài năng văn chương của Nguyễn Du.

- Về cuộc đời:

+ Những năm tháng tuổi thơ "màn lan trướng huệ" khi là công tử của gia đình đại quý tộc. Hình thành nền tảng vững chắc để phát triển tài năng.

+ Mười năm phiêu bạt, phải ở nhờ quê vợ khi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra. Mang đến những trải nghiệm đắt giá cho tác giả.

+ Khi làm quan cho triều Nguyễn, ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Được trải nghiệm nhiều hơn, thấy nhiều tầng lớp trong xã hội hơn.

Nguyễn Du đã thâu thái được tinh hoa văn hóa ở những vùng trong và ngoài nước, biến chúng thành chất liệu cho các tác phẩm của mình.


Câu 3 trang 44 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Thơ chữ Hán của Nguyễn Du "là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc" vì ông không chỉ thương cảm cho những số phận bất hạnh mà còn tự thương cho chính mình. Nguyễn Du vừa cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ người tài năng, có khí tiết thanh cao. Ông cho rằng mình cùng cảnh ngộ, "cùng hội cùng thuyền" với những số phận tài hoa mà bi kịch ấy: "Cái án phong lưu khách tự mang". Ông tự thương mình khi cô đơn, không có tri âm tri kỉ, chỉ một thân một mình giữa cuộc đời vô định. Từ đó, Nguyễn Du đã thể hiện vô cùng sâu sắc ý thức về bản thân.


Câu 4 trang 44 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:


Câu 5 trang 44 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Những thành công nghệ thuật của "Truyện Kiều":

- Truyền tải được nỗi đau đứt ruột từ "những điều trông thấy".

- Kết hợp được thế mạnh của cả tự sự và trữ tình khi tiếp thu "Kim Vân Kiều truyện", chuyển thể loại từ tiểu thuyết chương hồi sang truyện thơ Nôm.

- Việc thay đổi điểm nhìn trần thuật cũng mang tới thành công ở phương diện ngôn ngữ kể chuyện nửa trực tiếp.

- Cốt truyện vẫn gồm 3 phần Gặp gỡ - Thử thách - Đoàn tụ. Đoạn kết truyện, khi Kiều đoàn tụ với gia đình, về hình thức là có hậu nhưng thực chất là bi kịch.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật xuất sắc:

+ Tính cách nhân vật được khắc họa bằng cả bút pháp ước lệ và bút pháp tả thực, bằng cả con người với biểu hiện bên ngoài và đời sống nội tâm bên trong.

+ Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật là một thành công mang ý nghĩa cách tân của tác phẩm.

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: vừa khắc họa cảnh vật, vừa dùng thủ pháp "tả cảnh ngụ tình" để thể hiện tâm trạng con người.

- Các câu thơ lục bát vừa dân dã, bình dị, vừa đạt giá trị cổ điển, khuôn thức, mẫu mực.

- Kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ dân gian, bác học, được sử dụng cả trong đời sống hiện đại.


Câu 6 trang 44 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Nhận định Nguyễn Du là "người xưa của ta nay" mà nhà thơ Tố Hữu đưa ra vô cùng chính xác. So với Tố Hữu hay với chúng ta bây giờ, Nguyễn Du là "người xưa". Ông sống cách chúng ta gần hai thế kỉ - một khoảng thời gian rất dài. Thế nhưng, những tư tưởng mà ông truyền tải vào tác phẩm của mình thì vẫn còn mang giá trị cho đến tận ngày hôm nay, thậm chí là mãi cả sau này. Từ thời phong kiến hà khắc, ông đã bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với con người, sự xót xa và đề cao tài năng của người phụ nữ. Đặc biệt, Nguyễn Du còn ca ngợi sự tự do trong tình yêu lứa đôi - một điều trái ngược hoàn toàn với sự sắp xếp "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" khi xưa. Có thể nói, tư tưởng và tài năng của Nguyễn Du đã vượt xa trước thời đại. Từ đó, đem văn học nước nhà vươn tầm thế giới, mang lại vinh quang cho dân tộc.


- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Như vậy, với phần soạn bài bên trên, chúng ta đã nắm được những thông tin về cuộc đời cũng như sự nghiệp, phong cách của Đại thi hào Nguyễn Du. Mời các em đón xem những mẫu khác trên Taimienphi.vn nhé: Soạn bài Lời tiễn dặn, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều; Soạn bài Nỗi niềm tương tư, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều; Soạn bài Hôm qua tát nước đầu đình, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều

Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới, là một trụ cột không thể thay thế của nền văn học trung đại Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu hơn về tác gia này qua phần Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều trên Taimienphi.vn nhé!
Soạn bài Bầy chim chìa vôi (Nguyễn Quang Thiều) ngắn gọn, Ngữ Văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài Điều không tính trước ngắn nhất, Ngữ văn 6 - Cánh Diều
Viết bài văn nghị luận về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi
Soạn bài Chất làm gỉ ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Thuyết minh về tác gia Nguyễn Du
Viết đoạn văn về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc Tiểu Thanh kí

ĐỌC NHIỀU