Soạn bài Mưa xuân II, Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Mưa xuân II



* Soạn Bài Mưa Xuân II - Gợi ý trả lời câu hỏi suy ngẫm và phản hồi:


Câu 1 trang 41 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:

* Hình ảnh thiên nhiên hiện lên với những dấu ấn của mùa xuân Bắc Bộ:

- Thời tiết: "mưa bụi rắc lưa thưa", "mưa xuân", "mù sương".

- Mùi hương: "mùi hương thoảng gió đưa".

- Cảnh vật: "bươm bướm", "cỏ dại nở hoa xanh", "lúa mát mình", "đá tươi màu", "cò mau là mặt ruộng", "bờ dâu sẫm lá tơ".

- Âm thanh: "giọng chuông mờ".

Mưa xuân như tưới cho cảnh vật thêm tràn trề sức sống, tươi mới.

* Hình ảnh thiên nhiên mang sức sống làm sáng bừng cả mùa xuân:

- Sự sống không được diễn tả mãnh liệt nhưng lại âm thầm, nảy nở, lan truyền từ cỏ cây đến muôn loài:

+ Từ "Cây cam cành quýt giao nối", "lá ngửa lòng tay hoa" đến "tơ nhện vừa giăng sợi trắng ngần", "bươm bướm bay không ướt cánh".

+ Từ "lúa mát mình", "cỏ dại nở hoa xanh" đến "trâu kềnh bụng", "cò bay là mặt ruộng".

- Mưa xuân được cảm nhận qua từng trạng thái, hành động cụ thể của thiên nhiên.

+ "Cây cam cây quýt" "ngửa lòng bàn tay hoa đón mưa".

+ Mưa xuân nhẹ nhàng, không nhìn rõ lẫn vào trong tơ nhện trắng ngần. Mưa nhỏ nhẹ đến nỗi bướm bay không ướt cánh.

+ Mưa khiến cho "lúa" cũng "mát mình", "trâu" vui vẻ "kềnh bụng", đám có "bay là mặt ruộng".

Vạn vật dường như chậm rãi, thong thả, nhịp nhàng đón nhận trọn vẹn từng giọt mưa xuân.

* Hình ảnh thiên nhiên được cảm nhận từ gần đến xa, từ cận cảnh đến toàn cảnh:

- Khổ đầu tác giả nhìn mưa rất gần, miêu tả kĩ làn "mưa bụi rắc lưa thưa" với những sự vật cũng gần gũi như "cây cam cây quýt", con nhện, bươm bướm.

- Dần dần, sự vật ngày càng xa với con con đường, cánh đồng lúa, "gò cao" "đôi bờ".

- Khổ cuối, tác giả đã khái quát cả bức tranh với điểm nhìn đủ xa để thấy "Lơ lửng mù sương phảng phất mưa".


Câu 2 trang 41 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:

- Tác giả ngỡ ngàng trước những phát hiện, cảm nhận về sự hiện diện của mưa xuân "Nào ai nhìn thấy rõ mưa xuân".

- Tác giả hòa mình vào thiên nhiên, nâng niu, trân quý từng khoảnh khắc đẹp đẽ mà màn mưa mang lại bằng tất cả các giác quan: thị giác, khứu giác, thính giác, xúc giác.

- Tác giả "lưu luyến" trước một buổi chiều xuân "lơ lửng mù sương phảng phất mưa".

- Bức tranh quê trong bài thơ hiện lên thật yên ả, thanh bình khiến cho nhà thơ cảm thấy bình yên, thư thái trước khoảnh khắc tuyệt diệu của mùa xuân quê hương.


Câu 3 trang 41 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo - tập 1:

- Thiên nhiên có rất nhiều khuôn mặt, nhiều vẻ đẹp khác nhau. Con người cần phải giữ cho mình một tâm trí bình yên, thư thái để tập trung hết mọi giác quan, cảm nhận thiên nhiên một cách thận trọng nhất để thấy được những sự chuyển biến rất nhỏ của thế giới tự nhiên.


- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

"Mưa xuân (II)" là bài thơ miêu tả chiều mưa mùa xuân với thiên nhiên tươi mới, tràn trề sức sống. Dưới bức nền đó có con người hân hoan vui vẻ đi trẩy hội xuân. Taimienphi.vn mời em tham khảo thêm những bài mẫu khác cùng nói về thiên nhiên như: Soạn bài Bạn đã biết gì về sóng thần, Ngữ văn lớp 8 CTST; Soạn bài Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?, Ngữ văn lớp 8 CTST.

Thi sĩ của làng quê - Nguyễn Bính thường có những bài thơ gắn liền với phong cảnh bình dị, gần gũi, thân thương vùng đồng bằng Bắc Bộ. Em hãy khám phá góc nhìn của ông về làng cảnh Việt Nam thông qua Soạn bài Mưa xuân II, Ngữ văn lớp 8 CTST, học kì I do đội ngũ Taimienphi.vn biên soạn nhé!
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 10 ngắn gọn, Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Mẹ ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Lời trái tim ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
Soạn bài Chiều xuân, Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Ôn tập cuối học kì II ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Chân trời sáng tạo
Em hãy viết một đoạn hội thoại có sử dụng thành ngữ, Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

ĐỌC NHIỀU