Câu 1 (trang 48 sgk Tiếng Việt 4) : Tìm những từ cùng nghĩa và trái nghĩa với trung thực
Trả lời:
Nắm được ý nghĩa của trung thực với gợi ý của các từ cùng nghĩa, trái nghĩa đã cho, em sẽ tìm ra được các từ thuộc hai nhóm trên
a) Từ cùng nghĩa : ngay thẳng, ngay thật, chân thật, thật thà, thật lòng, thật bụng, thật tâm, ...
b) Từ trái nghĩa : gian dối, giả dối, dối trá, gian xảo, lừa đảo, lừa bịp, gian lận ,...
Câu 2 (trang 48 sgk Tiếng Việt 4) : Đặt câu với một từ cùng nghĩa và một câu với một từ trái nghĩa vừa tìm được với trung trực
Trả lời:
Em có thể đặt câu như sau :
a) Cậu cầm lấy món quà này đi, thật tâm của mình đấy
b) Những kẻ giả dối rồi đây cũng sẽ bị lột mặt.
Câu 3 (trang 49 sgk Tiếng Việt 4) :
Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng
a) Tin vào bản thân mình
b) Quyết định lấy công việc của mình
c) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
d) Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác
Trả lời:
(C) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình
Câu 4 (trang 49 sgk Tiếng Việt 4) : Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào đã cho (SGK TV4 tập 1 trang 49) để nói về trung thực hoặc lòng tự trọng
Trả lời:
Nói về tính trung thực có : a,c,d
- Thẳng như ruột ngựa
- Thuốc đắng giã tật
- Cây ngay không sợ chết đứng
Nói về lòng tự trọng b,e
- Giấy rách phải giữ lấy lề
- Đói cho sạch rách cho thơm
Lời giải chi tiết
1. Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với trung thực
M : - Từ cùng nghĩa : thật thà.
- Từ trái nghĩa : gian dối.
Trả lời:
Từ cùng nghĩa với trung thực: thẳng thắn, thẳng thực, ngay thẳng, ngay thật, chân thật, thật thà, thành thật, thực lòng, thực tình, thực tâm, bộc trực, chính trực, trung trực...
Từ trái nghĩa với trung thực: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh, gian ngoan, gian giảo, gian trá, lừa bịp, lừa dối, bịp bợm, lừa đảo, lừa lọc...
2. Đặt câu với một từ cùng nghĩa với trung thực hoặc một từ trái nghĩa với trung thực.
Trả lời:
Đặt câu
- Tô Hiến Thành là người rất chính trực.
- Sự dối trá bao giờ cũng đáng ghét.
3. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng?
a) Tin vào bản thân mình.
b) Quyết định lấy công việc của mình.
c) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
d) Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.
Trả lời:
Ý c
Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
4. Có thể dùng những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây để nói về tính trung thực hoặc về lòng tự trọng?
a) Thẳng như ruột ngựa.
b) Giấy rách phải giữ lấy lề.
c) Thuốc đắng dã tật.
d) Cây ngay không sợ chết đứng.
e) Đói cho sạch, rách cho thơm.
Trả lời:
Các thành ngữ, tục ngữ a, c, d: nói về tính trung thực.
Các thành ngữ, tục ngữ b, e: nói về lòng tự trọng.
------------------------HẾT-----------------------
- Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực
- Soạn bài Gà trống và cáo, tập đọc