Soạn bài Lời tiễn dặn
Soạn bài Lời tiễn dặn - Ngữ văn 11 Cánh diều
- Tên gọi: "Xống chụ xon xao" - truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái.
- Là một trong những truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ dân gian Việt Nam.
- Được lưu hành khắp vùng Tây Bắc bằng những bản chép tay. Bản trong sách giáo khoa do Mạc Phi sưu tầm và ấn hành năm 1960, có độ dài 1846 câu.
- Nội dung chính: Câu chuyện về tình yêu của đôi trai gái và những khó khăn họ phải trải qua để được ở bên nhau.
- Phần 1: Tâm trạng của chàng trai khi tiễn cô gái về nhà chồng.
- Phần 2: Tâm trạng của chàng trai khi chứng kiến cô gái phải chịu khổ ở nhà chồng.
* Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc:
- Tâm trạng của chàng trai và cô gái: đau đớn, xót xa, tiếc nuối, lưu luyến không nỡ chia tay.
- Khi ở nhà chồng, cô gái đã bị người chồng đánh đập, bị gia đình nhà chồng đối xử vô cùng tệ bạc.
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thể hiện tâm trạng chàng trai: phép so sánh, phép điệp cấu trúc.
- Từ sự chia sẻ, bộc bạch nỗi lòng giữa người hai người yêu nhau, họ đã thề nguyền cùng nhau, nguyện giữ trọn tình yêu, mãi mãi không tách rời: "Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng/.../ Người xiểm xui, không ngoảnh không nghe".
Soạn bài Lời tiễn dặn - Ngữ văn 11 Cánh diều
* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
- Chàng trai:
+ Lời tiễn đưa người con gái mình yêu "đến tận nhà chồng".
+ Nhắc về những nơi chốn, kỉ niệm xưa khi còn yêu nhau.
+ Nói về sự nuối tiếc, dang dở của chuyện tình đôi lứa.
+ Sự chấp nhận phải để người mình yêu đi lấy chồng: "Chỉ cá liền với nước/ Chỉ lúa liền với ruộng/ Tiễn đưa em, thôi anh quay lại, em ơi!".
- Cô gái:
+ Có lời níu giữ chàng trai, mong chàng trai đừng đi vội.
+ Bày tỏ nỗi nhớ dành cho người mình yêu.
+ Sự đau đớn, xót xa, mong mỏi người yêu đừng bỏ lại mình.
+ Niềm hi vọng về một ngày lứa đôi đoàn tụ: "Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông/ Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già".
- Tâm trạng của hai người: Đau đớn, xót xa, nuối tiếc, không nỡ xa rời.
- Khi ở nhà chồng, cô gái bị đối xử rất tệ:
+ Người bên nhà chồng "xui" chồng đánh cô.
+ Khi chồng cô động lòng, không nỡ đánh thì bố đòi "bỏ cơm không dậy".
=> Không chỉ bị chồng đánh đập, cô còn bị gia đình bên chồng đối xử tệ bạc.
- Thái độ, cử chỉ của chàng trai khi chứng kiến cô gái phải chịu khổ:
+ Hành động quan tâm: đỡ người con gái dậy, "Đầu bù anh chải cho/ Tóc tối đưa anh búi hộ".
+ Sự quan tâm, săn sóc: chặt tre làm ống thuốc để cô gái uống cho khỏi đau, cùng cô gái gỡ tơ vò, quay guồng,...
- Thái độ thương cảm, xót xa cùng lời thề nguyền sẽ mãi bên nhau, không gì có thể chia lìa đôi lứa.
Qua lời chàng trai dặn người yêu, em thấy đây là một người vô cùng trọng ân tình. Anh có khát vọng lớn lao, cháy bỏng được ở bên người mình yêu, nguyện sống chết không chia lìa. Đây cũng là chi tiết thể hiện sự thủy chung, sắt son của người con trai. Bên cạnh đó, em còn thấy được anh có tính cách rất ân cần, dịu dàng và tấm lòng đầy vị tha, cao thượng.
- Những câu thơ sử dụng biện pháp lặp cấu trúc trong phần 2 của đoạn trích "Lời tiễn dặn":
+ "Dậy rũ áo kẻo bọ
Dậy phủi áo kẻo lấm"
+ "Chết thành sông, vục nước uống mát lòng
Chết thành đất, mọc dây trầu xanh thắm
Chết thành bèo, ta trôi nổi ao chung
Chết thành muôi, ta múc xuống cùng bát
Chết thành hồn, chung một mái, song song"
+ "Nước ngập gốc đáng lụi, đừng lụi
Nước ngập rễ đáng bềnh, đừng bềnh"
+ "Như bán trâu ngoài chợ
Như thu lúa muôn bông"
+ "Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng
Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già"
Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển
Người xiểm xui, không ngoảnh không nghe"
- Với những câu thơ sử dụng biện pháp lặp cấu trúc, tác giả dân gian đã nhấn mạnh tình yêu thủy chung, son sắt, không thể bị bất kì yếu tố nào chia lìa. Đồng thời, kết hợp với nhiều lớp hình ảnh so sánh, ẩn dụ để khẳng định ý chí, mong ước được đoàn tụ, bên nhau dù sống hay chết của người con trai và người con gái. Điều này khiến những câu thơ trở nên có sức nặng hơn, biến lời tiễn dặn thành lời thề nguyền với sông núi.
- Những hình ảnh gắn với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi:
+ Cách xưng hô đậm chất trữ tình, đặc trưng cho lời ăn tiếng nói của đồng bào dân tộc Thái: "anh yêu em", "em ơi".
+ Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên đặc trưng của vùng núi Tây Bắc: chim chích, chim nhạn, đồng cỏ, rừng, thác, mùa nước đỏ, chim tăng ló,...
+ Các hình ảnh gắn liền với phong tục, bản sắc văn hóa, tinh thần của người dân tộc Thái: "sao Khun Lú", "tình Lú - Ủa mặn nồng".
- Tác dụng:
+ Giúp độc giả cảm nhận rõ nét, chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như những nét văn hóa độc đáo của đồng bào miền núi.
+ Làm nổi bật tình yêu tha thiết, chung thủy của đôi trai gái.
Qua đoạn trích "Lời tiễn dặn", tác giả dân gian muốn ca ngợi khát vọng tình yêu mãnh liệt, thủy chung, sắt son. Đồng thời, lên án những hủ tục đã cướp đi quyền tự do mưu cầu hạnh phúc của con người. Thông điệp này cho đến ngày hôm nay vẫn còn giữ nguyên được giá trị vốn có. Trên các vùng núi cao, người dân vẫn phải chịu sự chi phối của những hủ tục như tảo hôn, bắt vợ, hôn nhân cận huyết,... Điều này khiến cho nhiều người mất đi quyền được tự quyết định cuộc đời, từ đó không tìm được hạnh phúc cho bản thân. Như vậy, việc lan tỏa thông điệp của đoạn trích "Lời tiễn dặn" chính là một cách để giải thoát con người khỏi những khổ đau không đáng có.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Như vậy, qua phần soạn bài trên, chúng ta đã được tìm hiểu kĩ về đặc điểm của thể loại truyện thơ dân gian. Em hãy tự ôn bài ở nhà để nắm vững hơn những kiến thức liên quan nhé. Mời em tham khảo thêm các bài soạn khác trên Taimienphi.vn như: Soạn bài Sóng, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều; Soạn bài Hôm qua tát nước đầu đình, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều