Soạn bài Kiểm tra về thơ, soạn văn lớp 9

=> Xem tiếp các bài soạn văn lớp 9 tại đây: soạn văn lớp 9

Với tài liệu soạn văn lớp 9 phần hướng dẫn trả lời 9 câu hỏi sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 từ trang 94 đến trang 97, chúng tôi sẽ giúp các em học sinh soạn bài Kiểm tra về thơ một cách đầy đủ và ngắn gọn nhất. Các em học sinh có thể dựa vào bài soạn mẫu của chúng tôi để việc soạn bài dễ dàng hơn, bên cạnh đó bổ sung cho bài soạn của mình hoàn thiện. Mời các em cùng đón đọc bài soạn chi tiết dưới đây.

 

Soạn bài Kiểm tra về thơ, ngắn 1

Câu 1

Tên tác phẩm Tác giả Năm sáng tác
Thể thơ
 
Nội dung
Con cò Chế Lan Viên1948Tự doHình ảnh con cò từ ca dao đến tình mẹ yêu con vô bờ. Ngợi ca tình mẫu tử
Mùa xuân nho nhỏThanh Hải 1980Năm chữMùa xuân thiên nhiên là thi hứng cho tác giả sáng tác bài thơ, cùng khát vọng dâng hiến cho quê hương đất nước
Viếng lăng BácViễn Phương1978Tám chữCảm xúc của tác giả khi được gặp Bác trước lăng, dâng lên lòng tôn kính với Người 
 
Câu 2.
Diễn biến tâm trạng và mạch cảm xúc của các bài thơ: Con cò ( Chế Lan Viên); Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải); Viếng lăng Bác ( Viễn Phương)
- Con cò: Cảm xúc của nhân vật trữ được triển khai theo mạch, bắt đầu từ hình tượng con cò trong ca dao, rồi những lời mẹ ru. Từ đó liên tưởng đến sự chăm sóc của mẹ dành cho con, bao bọc che chở cả cuộc đời không nguôi. 
- Mùa xuân nho nhỏ: bắt nguồn từ cảm hứng mùa xuân quê hương mới chớm. Cảm xúc lắng đọng suy tư và những khát vọng cống hiến cho quê hương.  Hoà quyện với cảm xúc mùa xuân và niềm tự hào qua những điệu ca câu hát xứ Huế
- Viếng lăng Bác: Mạch cảm xúc thời gian cùng tác giả vào lăng. Khi mới đứng ngoài và khi vào trong, những cung bậc bao trùm là tôn kính, nghẹn ngào và lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đến Bác.
 
 Câu 3.
. Ý nghĩa biểu tượng  của hình ảnh Con cò trong Con cò ( Chế Lan Viên) và Mùa xuân trong Mùa xuân nho nhỏ ( Thanh Hải)
- Hình tượng con cò: Tượng trưng cho tấm lòng trong sạch, cần lao của người lao động cũng chính là sự hi sinh thầm lặng của mẹ, người luôn che chở cho ta cả cuộc đời 
- Hình tượng mùa xuân: Là thời khắc thiên nhiên tươi đẹp, là khởi đầu cho những điều tuyệt diệu sắp đến và cũng chính là thời khắc con người hăng say lao động, cống hiến 
 
Câu 4
Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh trong khúc giao mùa qua bài Sang thu:
- Từ ngữ: Bỗng, hình như, phả, chùng chình
- Hình ảnh thơ: Hương ổi, gió se, sương, sự biến chuyển càng được khẳng định rõ trong các biến chuyển thời gian như dềnh dàng, dường như, …… như một sự chưa dứt khoát, còn luyến lưu điều gì khoảnh khắc giao mùa.
 
Câu 5
Những nguyện ước chân thành của nhà thơ Thanh Hải:
- Tác giả muốn dùng tài năng tiếng hát cống hiến vào mùa xuân quê hương đất nước 
- Mong ước ấy là mong ước cống hiến hết sức mình, lao động hết mình dù chỉ là một bông hoa, một dòng sông, … thầm lặng 
 
Câu 6
- Những hình ảnh ẩn dụ trong bài Viếng lăng Bác (mặt trời, vầng hoa, tràng hoa) có tác dụng sâu sắc trong việc biểu hiện tình cảm cảm xúc của nhà thơ
- Mặt trời là: Biểu trưng của nguồn sống, Bác chính là nguồn sống con người đưa ánh sáng đến với mọi người
- Vầng trăng: Là ánh sáng dịu hiền che chở cho chúng ta dù đêm tối, Bác cũng chính là bậc cha hiền như thế
- Tràng hoa: Là cho thấy lòng thành kính biết ơn vô hạn đến Người, dâng lên người tinh hoa của trời đất
 
Câu 7
- Qua Nói với con, Y Phương thể hiện tình cảm, suy nghĩ về quê hương, dân tộc chân thành, tự hào
- Ca ngợi quê hương, truyền thống và sức sáng tạo mạnh mẽ của con người quê mình
- Vẻ đẹp tâm hồn ẩn nấp trong những con người vùng núi, luôn nhắc nhở khắc cốt ghi nhớ về quê hương, xứ sở 
 
Câu 8.
Mỗi bài thơ lại đem người đọc đến với cảm xúc mới mẻ, cách biểu hiện cảm xúc và sáng tạo hình ảnh thơ cũng vậy
- Con cò: Cảm xúc khơi dậy từ tình yêu dân gian, truyền thống, tình mẫu tử trong văn chương 
- Mùa xuân nho nhỏ: Cảm xúc từ mùa xuân thiên nhiên, màu xuân đất nước con người mới khiến cho vần thơ trong sáng, tươi vui
- Nói với con: Hình thức lời tâm tình, thủ thỉ, gợi nhắc về tình cảm gia đình với những hình ảnh bình dị, thân thương vô ngần
 

 

Soạn bài Kiểm tra về thơ, ngắn 2

--------------------HẾT-------------------------

Nội dung tiếp theo, chúng tôi sẽ cùng các em soạn bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt (lớp 9 học kì II), các em nhớ theo dõi để soạn bài dễ dàng hơn.

Trong chương trình học Ngữ Văn 9 phần Phân tích bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Năm chữNăm chữNăm chữ

Năm chữ

Nội dung Soạn bài Kiểm tra về thơ dưới đây sẽ tổng hợp những kiến thức trọng tâm về thơ đồng thời hướng dẫn các em trả lời câu hỏi trong SGK nhằm giúp các em ôn tập lại kiến thức và chuẩn bị tốt cho những bài kiểm tra quan trọng sắp tới.
Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt
Soạn bài Tập làm văn: Tả con vật (Kiểm tra viết) trang 125 SGK Tiếng Việt 5
Soạn bài Tập làm văn: Tả đồ vật (Kiểm tra viết) trang 75 SGK Tiếng Việt 5 tập 2
Soạn bài Tập làm văn: Tả cảnh (Kiểm tra viết) trang 144 SGK Tiếng Việt 5
Soạn bài Tập làm văn: Miêu tả con vật (Kiểm tra viết) trang 149 SGK Tiếng Việt 4
Soạn bài Nói với con, Ngữ văn lớp 9

ĐỌC NHIỀU