Soạn bài Khe chim kêu

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3
2. Bài soạn số 4

Soạn bài Khe chim kêu của Vương Duy

 

1. Soạn bài Khe chim kêu, Ngắn 1

Câu 1.

Chi tiết hoa quế rơi trong cảnh đêm xuân cho thấy tâm hồn ung dung, tự tại của tác giả trước không gian vắng lặng của cảnh vật. Động từ “rơi” không những gợi bước đi của cảnh vật trong không gian mà còn gợi lên sự tinh tế trong cách cảm nhận của tác giả.

Câu 2.

Mối quan hệ giữa “động” và “tĩnh”, “hình” và “âm” là mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Tiếng hoa quế “nhẹ rơi” cho thấy sự tinh tế trong tâm hồn của người thi sĩ biểu thị một sự tập trung cao độ. Tiếng kêu của con chim lại là sự thảng thốt bàng hoàng giật mình. 

----------------------HẾT BÀI 1------------------------

Trong chương trình học Ngữ Văn 10 phần Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của nhà thơ Nguyễn Trãi là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Phân tích những câu Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa nhằm chuẩn bị cho bài học này.

 

2. Soạn bài Khe chim kêu, Ngắn 2

Câu 1: (Trang 164 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Trả lời:
- Cây quế cành lá sum xuê nhưng hoa rất nhỏ, nhà thơ có thể cảm nhận được hoa quế rơi, chứng tỏ rằng:
+ Cảnh đêm khuya vô cùng tĩnh lặng, yên ắng, thanh bình.
+ Tâm hồn thi sĩ mang chữ “nhàn”, vô cùng tinh tế, và thanh tịnh, tấm lòng của một vị Phật tử.
=> Cảm nhận sâu sắc và trọn vẹn của nhà thơ với khung cảnh thiên nhiên từ âm thanh nhỏ nhất.

Câu 2: (Trang 164 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Trả lời:

Mối quan hệ giữa động và tĩnh giữa hình và âm là mối quan hệ tương hỗ bổ trợ lẫn nhau, cái này làm nổi bật lên cái kia và ngược lại.
- Hình ảnh hoa quế nhỏ li ti rụng xuống phát ra âm thanh vô cùng nhỏ, thậm chí là không có tiếng động, nhưng nhà thơ vẫn có thể cảm nhận được chứng tỏ màn đêm cực kỳ yên tĩnh, cùng với tâm hồn thi nhân thanh nhàn, đầy tinh tế.
- Hình ảnh trăng lên chậm rãi là biểu hiện cho sự tĩnh lặng, trăng thanh gió mát, nhưng bỗng có tiếng chim kêu giật mình, cái tĩnh lặng của không gian càng hiện ra rõ rệt hơn.
=> Không gian thanh vắng, tĩnh lặng của màn đêm cùng với sự yên ắng, thanh tịnh từ tâm hồn người thi sĩ được thể hiện thông qua sự biến chuyển vô cùng nhẹ nhàng, tinh tế của thiên nhiên.

 

3. Soạn bài Khe chim kêu, Ngắn 3

Câu 1:

Trả lời:

Hình ảnh Cây quê cành lá sum suê nhưng hoa rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi. Chi tiết ấy đã cho chúng ta cảm nhận được không gian lúc này rất thanh vắng, yên tĩnh. Bên cạnh đó tác giả cũng thể hiện mình là một người sống an nhàn, bình yên.

Câu 2:

Trả lời:

=> Những mối quan hệ trên có sự tác động qua lại lẫn nhau.

 

4. Soạn bài Khe chim kêu, Ngắn 4

Câu 1 (trang 164 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Cây quế lá sum sê nhưng hoa tất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi. Chi tiết ấy cho thấy không gian lúc này vô cùng yên tĩnh đồng thời ta cũng cảm nhận được tâm hồn của thi nhân rất bình yên, thanh nhàn.

Câu 2 (trang 164 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau
- Qua cái động của tiếng hoa quế rơi để thấy được cái tĩnh của màn đêm và của tâm hồn thi nhân,
- Qua hình ảnh trăng lên và tiếng kêu vì
thảng thốt giật mình của con chim núi mà thấy được bức tranh đem tĩnh lặng như tờ.
- Tất cả gợi lên cảm giác tiếng đêm xao động tâm hồn bình yên.

----------------------HẾT-----------------------

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Phân tích bài ca dao sau: “Khăn thương nhớ ai...Lo vì một nỗi không yên một bề...” để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 10 của mình.

 

Các em cùng đón đọc các mẫu soạn bài Khe chim kêu trang 163, 164 SGK Ngữ văn 10, tập 1 để cảm nhận sự bình yên, tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ Vương Duy trước khung cảnh thiên nhiên vào một đêm mùa xuân đầy tươi đẹp, lãng mạn.
Dàn ý phân tích bài thơ Khe chim kêu
Phân tích bài thơ Khe chim kêu
Sơ đồ tư duy Khe chim kêu
Đóng vai chim thần kể lại truyện Cây khế
Soạn bài Tập đọc Vè chim, Tiếng Việt lớp 2
Tóm tắt Bầy chim chìa vôi lớp 7, ngắn gọn, hay nhất

ĐỌC NHIỀU