Yêu cầu
- Thi kể chuyện không phải trả bài học thuộc lòng
- Lời kể phải rõ ràng, rành mạch, kể diễn cảm
- Khi kể phát âm đúng
- Tư thế tự tin, giọng nói đủ để mọi người nghe
- Phải biết cúi chào người nghe, biết giới thiệu bản thân và giới thiệu về câu chuyện sẽ kể, biết cảm ơn khi kết thúc
1. Chọn một truyện cảm thấy bản thân am hiểu, và thấy tâm đắc nhất để thi kể chuyện (thể loại: truyền thuyết, truyện cười, truyện cổ tích…)
2. Nhớ lại nội dung truyện, sắp xếp theo trình tự nhất định để kể
+ Gạch ra dàn bài chi tiết về truyện để nhớ
+ Nhớ các tình tiết truyện, sự kiện chính
3. Tập kể chuyện
+ Luyện tập nhiều lần cho thành thục, diễn cảm, lưu loát
+ Tập kể trước gương để tự mình kiểm tra và điệu bộ, tư thế, ngữ điệu cho hợp với yêu cầu
- Tập kể trước mọi người để rút kinh nghiệm trước khi kể trước lớp.
Mỗi học sinh chuẩn bị kể lại một truyện mà mình tâm đắc nhất:
Ví dụ:
“Kể lại truyện Thạch Sanh”
- Ngày xưa ở quận Cao Bình có đôi vợ chồng già mà chưa có con.
- Thấy họ chăm chỉ làm ăn, lương thiện, Ngọc Hoàng đã sai thái tử xuống đầu thai làm con.
- Không lâu sau cha mẹ chàng qua đời chỉ để cho chàng một lưỡi búa.
- Ngọc Hoàng đã cho thiên thần xuống dạy cho Thạch Sanh võ nghệ.
- Thạch Sanh kết thân bạn với Lí Thông.
- Bị Lí Thông lừa.
- Cứu công chúa, cứu thái tử con vua Thủy Tề
- Thạch Sanh được tặng cho cây đần.
- Cây đàn đó đã giúp chàng giải oan, công chúa khỏi câm, đuổi được 18 nước chư hầu (chú ý đến niêu cơm).
- Thạch Sanh lấy công chúa và làm vua. Còn mẹ con Lí Thông bị sét đánh chết.
--------------------HẾT---------------------
Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Số từ và lượng từ để học tốt môn Ngữ Văn 6 hơn. Hơn nữa, Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.