Câu hỏi 1 trang 90, SGK Ngữ Văn 6 - tập 1:
- Học sinh trả lời theo trải nghiệm của bản thân.
* Gợi ý:
- Em đã nhìn thấy bọ dừa.
- Tập tính của bọ dừa:
+ Chuyên gây hại đọt dừa.
+ Thường dùng phần miệng sắc bén để nhai thức ăn.
Câu hỏi 2 trang 90, SGK Ngữ Văn 6 - tập 1:
- Học sinh chia sẻ theo trải nghiệm cá nhân
* Gợi ý:
- Em đã từng trải qua một sự việc bất ngờ và chính nó đã khiến em thay đổi quyết định của mình.
- Chia sẻ trải nghiệm:
Trước đây, do mải chơi, không làm bài tập về nhà nên mình bị cô giáo trách phạt và bạn bè chê cười. Lúc đó, mình đã rất buồn và xấu hổ về bản thân. Sau chuyện này, mình nhận ra bản thân cần phải thay đổi để trở nên tốt hơn. Vì vậy, mình đã quyết tâm học tập nghiêm túc, luôn chú ý nghe giảng và làm bài tập về nhà đầy đủ.
Câu hỏi 1 trang 92, SGK Ngữ văn 6 - tập 1:
- Bởi vì: giọt sương ấy đã khiến cho Bọ Dừa thức giấc và tỉnh ngủ. Từ đây, lắng nghe âm thanh quen thuộc quanh mình, ông đã sực nhớ về quê hương.
Câu hỏi 2 trang 92, SGK Ngữ văn 6 - tập 1:
- Ngụ ý của cụ giáo Cóc: đôi khi, trong cuộc sống, có những điều tưởng như bé nhỏ nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao, tác động mạnh mẽ đến con người chúng ta.
Câu hỏi 1 trang 93, SGK Ngữ văn 6 - tập 1:
- Truyện được kể theo ngôi thứ ba.
- Nhân vật trong truyện gồm: Ông khách Bọ Dừa, Thằn Lằn, Cụ giáo Cóc.
Câu hỏi 2 trang 93, SGK Ngữ văn 6 - tập 1:
- Đoạn văn được kể bằng lời của người kể chuyện.
Câu hỏi 3 trang 93, SGK Ngữ văn 6- tập 1:
- Sự việc quan trọng nhất trong văn bản: "Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ làm Bọ Dừa tỉnh ngủ.".
- Vì: Sự kiện này đã thúc đẩy cốt truyện để dẫn tới kết thúc là Bọ Dừa quyết định quay trở về quê nhà.
Câu hỏi 4 trang 93, SGK Ngữ văn 6 - tập 1:
- Trong đoạn văn trên, nhà văn đã sử dụng biện pháp nhân hoá để miêu tả các loại bọ cánh cứng.
=> Đặc điểm truyện đồng thoại:
- Các nhân vật trong truyện là loài vật được nhân hoá: ông Bọ Dừa, cụ giáo Cóc, Thằn Lằn.
- Nhân vật đã thể hiện đặc điểm của con người:
+ Ngoại hình: "béo tốt", " gầy còm", "mảnh mai".
+ Tính cách: "hiền lành", "nhút nhát", "ngổ ngáo".
Câu hỏi 5 trang 93, SGK Ngữ văn 6 - tập 1:
- Lí do khiến Bọ Dừa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ ở xóm Bờ Giậu: Ngay trong đêm, Bọ Dừa được lắng nghe những âm thanh quen thuộc. Nhờ giọt sương rơi trúng cổ, ông tỉnh ngủ và bồi hồi nhớ về quê hương. Vì vậy, Bọ Dừa đã quyết định quay trở về quê trong sáng ngày hôm sau.
Câu hỏi 6 trang 93, SGK Ngữ văn 6 - tập 1:
- Trải nghiệm Bọ Dừa có được trong đêm chính là được ngủ ngoài trời, tận hưởng không gian thanh bình. Đặc biệt, ông còn được lắng nghe những âm thanh rất đỗi gần gũi của tự nhiên.
- Thông điệp tác giả gửi gắm: Mỗi người cần phải biết yêu thương và trân quý những điều gần gũi, quen thuộc, đáng quý trong cuộc sống này.
Câu hỏi 7 trang 93, SGK Ngữ văn 6 - tập 1:
- Tác giả kết thúc câu chuyện chỉ bằng một câu nói đầy ẩn ý nhằm mục đích gợi lên trong người đọc nhiều suy ngẫm về bài học trong văn bản. Đây thực sự là một cách kết thúc sáng tạo, giàu tính độc đáo và hấp dẫn.
- Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân.
* Gợi ý:
- Để kết thúc câu chuyện trên, em sẽ lựa chọn cách kết thúc giống tác giả. Bởi vì qua đó, em có thể khơi gợi trong người đọc nhiều cách tiếp nhận khác nhau về thông điệp sâu sắc trong văn bản.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Như vậy, văn bản Giọt sương đêm của Trần Đức Tiến đã giúp em nhận ra quê hương trong cuộc đời mỗi con người là vô cùng đáng trân quý. Và để có thể chuẩn bị tốt bài học tiếp theo, em có thể tham khảo bài soạn, văn mẫu lớp 6 khác:
- Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
- Văn bản Bài học đường đời đầu tiên kết thúc với hình ảnh "Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên"