A.KĨ NĂNG ĐỌC
1. Luyện đọc
Đọc đúng và chuẩn xác nhừng từ sau: “đổi giày, tập tễnh, lẩm bẩm, quái lạ, khấp khểnh, ngay, chạy vội, lắc đầu”.
2. Hướng dẫn đọc
Bài văn được viêt theo hình thức kể với một giọng hài hước, dí dỏm, vui vui, khi đọc cần phân biệt giọng điệu của người dẫn chuyện với giọng điệu các nhân vật. Biết ngừng nghỉ đúng các dấu câu có trong bài, nhằm làm rõ ý biếu đạt. Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hành động cử chỉ của nhân vật làm tăng thêm tính khôi hài của truyện.
B.TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
1. Giải nghĩa từ ngữ khó
- “tập tễnh”: dáng đi không cân, bước thấp bước cao.
- "lẩm bẩm”: nói nhỏ trong miệng chỉ vừa để mình nghe, giọng đều đều.
- “khấp khểnh”: mặt đường không bằng phẳng, chỗ cao chỗ thấp.
2. Tìm hiểu bài
* Câu hỏi 1: Vì xỏ nhầm giày, bước đi của cậu bé như thế nào?
- Gợi ý: Vì xỏ nhầm giày nên bước đi của cậu “bước ............. bước trên đường”.
* Câu hỏi 2: Khi thấy đi lại khó khăn, cậu bé nghĩ gì?
- Gợi ý: Khi thấy đi lại khó khăn, cậu bé nghĩ: có thể do “chân..........”
* Câu hỏi 3: Cậu bé thấy hai chiếc giày ở nhà như thế nào?
- Gợi ý: Cậu bé thấy hai chiếc giày ở nhà “vẫn.................... ”
* Câu hỏi 4: Em hãy nói thế nào để giúp cậu bé chọn được hai chiếc giày cùng đôi?
- Gợi ý: Em sẽ nói với cậu bé là “Bạn hãy đem hai chiếc giày ở nhà và hai chiếc giày bạn đang mang đặt trước mặt bạn, bạn sẽ .............. cùng đôi”.
1. Vì xỏ nhầm giày, bước đi của cậu bé như thế nào ?
Trả lời :
Vì xỏ nhầm giày, bước đi của cậu bé tập tễnh, bước thấp bước cao.
2. Khi thấy đi lại khó khăn, cậu bé nghĩ gì ?
Trả lời :
Khi thấy đi lại khó khăn, cậu bé nghĩ chân mình một bên dài, một bên ngắn hoặc đường khấp khểnh.
3. Cậu bé thấy hai chiếc giày ở nhà như thế nào ?
Trả lời :
Cậu bé thấy hai chiếc giày ở nhà vẫn chiếc thấp, chiếc cao.
4. Em sẽ nói thế nào để giúp cậu bé chọn được hai chiếc giày cùng đôi ?
Trả lời :
Để giúp cậu bé chọn được hai chiếc giày cùng đôi, em sẽ nói :
- Bạn hãy đặt 4 chiếc giày trước mặt và hãy chọn ra 2 chiếc giống nhau để đi.
---------------------HẾT--------------------------
Chi tiết nội dung phần Soạn bài Người thầy cũ, Tập đọc đã được hướng dẫn đầy đủ để các em tham khảo và chuẩn bị nhằm ôn luyện môn Tiếng Việt 2 tốt hơn.
Như vậy chúng tôi đã gợi ý Soạn bài Đổi giày, tập đọc bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Bàn tay dịu dàng, Chính tả, Nghe - Viết và cùng với phần Soạn bài Sáng kiến của bé Hà, Tập đọc để học tốt môn Tiếng Việt lớp 2 hơn.