Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều

Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí


Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí - Ngữ văn 11 Cánh diều


* Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí - Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc:


1. "Son phấn", "văn chương" là để nói về điều gì ở Tiểu Thanh?

- "Son phấn": tượng trưng cho sắc đẹp của người phụ nữ.

- "Văn chương": tượng trưng cho tài năng của nhân vật.

- Tiểu Thanh là cô gái "tài sắc vẹn toàn".


2. Chú ý nghệ thuật đối trong hai câu thực và hai câu luận.

- Hai câu thực:

+ "Son phấn" - "Văn chương"

+ "có thần" - "không mệnh"

+ "chôn vẫn hận" - "đốt còn vương"

- Hai câu luận:

+ "Nỗi hờn kim cổ" - "Cái án phong lưu"

+ "trời khôn hỏi" - "khách tự mang"


* Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí - Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:


Câu 1 trang 49 Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

- Theo em, ngoài kết cấu đề - thực - luận - kết của thơ Đường luật, bài "Đọc Tiểu Thanh kí" cũng có thể chia theo kết cấu hai phần:

+ 4 câu thơ trên: Sự xót xa, thương cảm dành cho nàng Tiểu Thanh - người con gái xinh đẹp, tài hoa mà bạc mệnh.

+ 4 câu thơ dưới: Niềm suy tư, đồng cảm về số phận của những con người tài hoa nhưng bi kịch. Từ đó, nhà thơ xót thương cho chính bản thân mình.

- Lí do: Nội dung của các cặp câu đề - thực và luận - kết có nhiều điểm tương đồng, liên kết lẫn nhau, đều cùng thể hiện luận điểm chung.


Câu 2 trang 49 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

- Qua hai câu thơ "Son phấn có thần chôn vẫn hận/ Văn chương không mệnh đốt còn vương", em thấy nàng Tiểu Thanh có một số phận rất bi kịch. Nàng là con người vừa xinh đẹp, vừa tài năng. Ấy vậy nhưng Tiểu Thanh phải đi làm lẽ, chết trong đau khổ, uất ức. Đã vậy, những tập thơ của cô còn bị đem đốt gần hết.

- Ở đây, tác giả đã bày tỏ sự xót thương cùng lòng đồng cảm sâu sắc đối với số phận hẩm hiu của một người con gái tài sắc vẹn toàn. Bên cạnh đó, ông cũng đau đớn bởi những giá trị tinh thần của người nghệ sĩ bị vùi dập, đốt bỏ không thương tiếc.

Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí - Ngữ văn 11 Cánh diều


Câu 3 trang 49 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

- Nguyễn Du tự xem mình là người "cùng hội cùng thuyền" với người "phong lưu" thanh lịch, tài hoa nhưng mang nỗi oan lạ lùng bởi cuộc đời ông cũng đã trải qua không ít thăng trầm. Sinh ra vào thời loạn lạc, Nguyễn Du từng có đến 10 năm lưu lạc. Trải nghiệm trong quãng thời gian ấy đã được ông khéo léo gửi gắm vào tác phẩm của mình, phản ánh chân thực hiện trạng xã hội bấy giờ. Vậy nên, ông vô cùng cảm thông và thấu hiểu với những số phận tài hoa mà bi kịch. Từ lòng thương người, ông chuyển sang thương cho chính thân phận mình. Đó cũng là lí do ông coi bản thân giống như những số phận tài hoa mà bi kịch kia.

- Có thể thấy Nguyễn Du là một con người giàu lòng nhân ái. Ông thương cảm cho người khác và cho cả chính mình. Ông luôn hướng ngòi bút đến những số phận đau khổ, bất hạnh. Từ đó, ngợi ca tài năng của họ cũng như bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc.


Câu 4 trang 49 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

- Tác dụng của nghệ thuật đối trong bài thơ:

+ Cho thấy sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại: "cảnh đẹp" - "gò hoang".

+ Nói lên vẻ đẹp "tài sắc vẹn toàn" của nàng Tiểu Thanh: "son phấn" - "văn chương".

+ Thể hiện sự oan trái, nỗi day dứt cho một con người tài hoa nhưng bạc mệnh: "vẫn hận" - "còn vương".

+ Bày tỏ tâm trạng, thái độ của tác giả: tiếc nuối, xót thương, đồng cảm, từ thương người đến thương mình: "Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi/ Cái án phong lưu khách tự mang".


Câu 5 trang 49 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

- Qua hai câu thơ kết, Nguyễn Du muốn nói đến số phận của mình. Ông thấy bản thân giống như nàng Tiểu Thanh: tài hoa mà mệnh bạc. Hoàn cảnh của nàng còn có nhà thơ đồng cảm, thấu hiểu và thương xót. Nỗi đau, sự oan trái nàng phải chịu đựng cũng vơi bớt đi được phần nào. Nhưng liệu rằng mấy trăm năm sau, liệu có ai khóc thương cho số phận ông như vậy hay không? Đó chính là câu hỏi được tác giả bỏ ngỏ ở cuối bài.


Câu 6 trang 49 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều - tập 1:

Nguyễn Du là một trong những tác gia có tầm ảnh hưởng sâu sắc nhất đến nền văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Tấm lòng nhân đạo cao cả, sâu sắc của ônbiệt, không thể bỏ qua bài "Đọc Tiểu Thanh kí". Điều này được thể hiện rất rõ qua sự tiếc thương, đồng cảm mà tác giả dành cho nàng Tiểu Thanh. Đó là một người con gái xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh. Không chỉ phải ra đi từ khi còn rất trẻ, các tác phẩm văn chương của nàng cũng bị đốt bỏ chẳng thương tiếc. Nguyễn Du vừa xót xa cho nàng, vừa oán trách xã hội phong kiến vô tâm, tàn bạo đã gây nên bao bi kịch. Bên cạnh sự thương người, tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du còn được thể hiện qua nỗi niềm tự thương. Ông phân vân, trăn trở về tương lai, không biết liệu rằng sau này có ai "khóc" cho mình hay không. Vậy là qua câu chuyện của Tiểu Thanh, nhà thơ đã gửi gắm tâm sự về chính cuộc đời mình.g đã được thể hiện xuyên suốt rất nhiều tác phẩm từ chữ Hán đến chữ Nôm. Đặc


- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Tài năng nghệ thuật và tư tưởng của Nguyễn Du luôn là điều mà bao thế hệ phải học hỏi, noi theo. Để hiểu hơn về con người đa tài ấy, mời các em tham khảo thêm các bài soạn khác trên Taimienphi.vn như: Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều; Soạn bài Trao duyên, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều; Soạn bài Thề nguyền, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều

Văn thơ Nguyễn Du với muôn vàn giá trị nhân sinh sâu sắc luôn là một đề tài thú vị để các thế hệ sau học tập, khai thác. Hãy cùng tìm hiểu thêm về tài năng cùng tấm lòng của vị thi sĩ này qua phần Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều trên Taimienphi.vn nhé!
Soạn bài Tự đánh giá bài 3 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
Soạn bài Bạch tuộc ngắn nhất, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều
Phân tích Hồi trống Cổ Thành
Soạn bài Chí Phèo, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều
Soạn bài Trao duyên, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều
Soạn bài Sóng, Ngữ văn lớp 11 Cánh Diều

ĐỌC NHIỀU