Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 4 ngắn gọn, Ngữ văn lớp 10 - KNTT

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 4, Ngữ văn lớp 10 - KNTT

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 4 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 10 - KNTT
 

* Gợi ý trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1 (trang 121, SGK Ngữ văn 10, tập 1):

Câu hỏi 2 (trang 121, SGK Ngữ văn 10, tập 1):
- Tài liệu: Bài báo khoa học "Sự tương đồng và khác biệt về ý chí và sức mạnh của người anh hùng qua một số sử thi Hy Lạp và Ấn Độ" của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Như in trên Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM.
- Tóm tắt nội dung: Bài báo tập trung giải quyết vấn đề về sự tương đồng và khác biệt về ý chí và sức mạnh của người anh hùng qua một số sử thi Hy Lạp như "Iliad"(1), "Odyssey"(2) và một số sử thi Ấn Độ như "Ramayana"(3) và "Mahabharata" (4) trên một số phương diện: ý chí và sức mạnh tự thân của người anh hùng; ý chí và sức mạnh tiếp lĩnh từ thần linh đạo sĩ; ý chí và sức mạnh tiếp lĩnh từ những người mẹ, người vợ và cuối cùng là một cách kiến giải những sự tương đồng và khác biệt.
- Cước chú:
+ (1) "Iliad": thiên sử thi được viết bằng tiếng Hy Lạp, được cho là do Homer sáng tác.
+ (2) "Odyssey": ra đời sau "Iliad", là bản anh hùng ca của nhà thơ Hy Lạp cổ đại Homer.
+ (3) "Ramayana": một trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ, xuất hiện vào khoảng thế kỉ III trước công nguyên.
+ (4) "Mahabharata": là một trong hai tác phẩm vĩ đại nhất của người Ấn Độ cổ đại được viết bằng tiếng Phạn.

Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 4, Ngữ văn lớp 10 - KNTT ngắn gọn

Câu hỏi 3 (trang 121, SGK Ngữ văn 10, tập 1):
- Một số vấn đề văn hóa, lịch sử Tây Nguyên: tục uống rượu cần, lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, nhà sàn dài Tây Nguyên, trang phục, lễ hội, ẩm thực Tây Nguyên,...
Câu hỏi 4 (trang 121, SGK Ngữ văn 10, tập 1):
Nhận xét về ảnh hưởng của thể loại sử thi trong văn học Việt Nam hiện đại:
- Sử thi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học Việt Nam hiện đại trên cả hai phương diện:
* Nội dung:
- Một số tác phẩm hiện đại mang âm hưởng của sử thi đã phản ánh, lưu dấu lại những biến cố quan trọng của lịch sử dân tộc gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ như "Bài ca chim Chơ-rao" của Thu Bồn, "Ta đi tới" của Tố Hữu, "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm,...
- Thể hiện không khí hào hùng, đại diện cho cho khát vọng, ý chí của cộng đồng và niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
* Nghệ thuật:
- Nhân vật trữ tình và nhân vật truyện mang vẻ đẹp lí tưởng, đại diện cho sức mạnh, phẩm chất, khát vọng chung của cộng đồng.
- Nghệ thuật ngôn từ mộc mạc, gần gũi với cuộc sống, mang hơi thở của địa phương.
- Sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ, khoa trương, cường điệu.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - 

Hi vọng từ những gợi ý bài soạn, văn mẫu lớp 10 mà Taimienphi.vn cung cấp, các em có thể ôn tập, củng cố lại các kiến thức trọng tâm trong chủ điểm Sức sống của sử thi. Đừng bỏ qua bài Soạn bài Thực hành đọc sau đây để chuẩn bị cho giờ học tiếp theo, em nhé!
- Soạn bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời
- Soạn bài Ra-ma buộc tội
- Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương nơi em sinh sống

Cùng củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học trong bài 4 qua bài soạn Củng cố, mở rộng bài 4, trang 121, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức với cuộc sống, học kì I do Taimienphi.vn biên soạn dưới đây các em nhé!
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU