* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:
1. Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta?
- Một số câu chuyện cổ Việt Nam: "Sọ Dừa", "Tấm Cám", "Cây tre trăm đốt", "Đẽo cày giữa đường",...
2. Em thích những nhân vật nào trong các câu chuyện đó? Vì sao?
- Em thích những nhân vật Thạch Sanh trong truyện "Thạch Sanh", Sọ Dừa trong "Sọ Dừa" vì cả hai đều là người hiền lành, chất phác và tốt bụng.
* Gợi ý trả lời câu hỏi trong khi đọc:
1. Hình dung: Những màu sắc, đường nét miêu tả quê hương.
- Màu sắc: màu vàng của nắng, màu trắng của những cơn mưa.
- Đường nét: hình ảnh con sông uốn lượn, những rặng dừa nghiêng nghiêng.
* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu hỏi 1 trang 95 Sgk Ngữ văn 6 - tập 1:
- Thể thơ: lục bát.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Các cặp câu sáu - tám đan xen nối tiếp nhau.
+ Cách ngắt nhịp: phần lớn các câu đều ngắt nhịp chẵn.
+ Cách gieo vần: tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần với tiếng thứ sáu của dòng bát ("ta" - "xa", "hiền" - "tiên",...); tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần với tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo ("trì" - "đi", "xưa" - "mưa",...).
+ Trong dòng lục và dòng bát, tiếng thứ tư là thanh trắc còn tiếng thứ sáu, thứ tám là thanh bằng.
VD:
Câu hỏi 2 trang 95 Sgk Ngữ văn 6 - tập 1:
Câu hỏi 3 trang 95 Sgk Ngữ văn 6 - tập 1:
* Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những vẻ đẹp về tình người:
- Lòng nhân ái, yêu thương con người: "Thương người rồi mới thương ta"; "Vừa độ lượng lại đa tình đa mang".
- Tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình: "Yêu nhau dù có cách xa cũng tìm".
Câu hỏi 4 trang 95 Sgk Ngữ văn 6 - tập 1:
Qua hai dòng thơ, nhà thơ thể hiện tình cảm sâu nặng với những câu chuyện cổ và các giá trị tinh thần, văn hóa được ghi dấu trong những tích truyện ấy. Từ đó, bộc lộ tấm lòng biết ơn, trân trọng.
Câu hỏi 5 trang 95 Sgk Ngữ văn 6 - tập 1:
Hai câu thơ gợi cho em suy nghĩ về vai trò to lớn của các câu chuyện cổ. Những câu chuyện đó chính là lời nhắn nhủ, dạy bảo quý báu của cha ông tới thế hệ sau. Cha ông đã gửi gắm vô vàn bài học về đạo lí làm người: sống lương thiện, cần cù, siêng năng,... từ các tích truyện xưa.
Câu hỏi 6 trang 95 Sgk Ngữ văn 6 - tập 1:
Với nhà thơ, những câu chuyện cổ "Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm". Bởi trước hết, những câu chuyện cổ không bao giờ là cũ. Nó vẫn đang tiếp tục truyền tải bài học, lời dạy của cha ông về đạo làm người. Bên cạnh đó, những lời răn dạy ấy còn nguyên giá trị cho đến hiện tại. Từ đây, những câu chuyện cổ chính là hành trang quý giá, giúp nhà thơ cùng thế hệ con cháu hôm nay và mai sau vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc đời.
* Viết kết nối với đọc:
Đoạn thơ trên đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc về vai trò của các câu chuyện cổ. Hai câu thơ sử dụng biện pháp so sánh, lấy khoảng cách của dòng sông với chân trời để diễn tả và nhấn mạnh sự xa cách về thời gian giữa hai thế hệ. Cho dù thời gian có chảy trôi nhưng những bài học của thế hệ trước vẫn không hề mai một mà luôn được lưu giữ trong các tích truyện xưa. Có thể thấy, câu chuyện cổ chính là cấu nối trường tồn, kết nối hai bến bờ quá khứ và hiện tại. Qua đó, thế hệ con cháu không chỉ biết thêm về vẻ đẹp đời sống tâm hồn của ông cha mà còn kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần quý báu mà người xưa truyền lại.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Ngoài bài soạn mẫu trên, em có thể xem thêm những bài soạn, văn mẫu lớp 6 sau, chúc em đạt nhiều kết quả cao trong học tập!
- Chuyện cổ nước mình: Thể thơ, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật, bài học rút ra
- Soạn bài Cây tre Việt Nam
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 99