1. Ngôn ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ.
* Ngôn ngữ: Trong sáng, tinh tế, giàu sức gợi tả.
* Hình ảnh: Gần gũi, sinh động: tiếng chim, chồi non, rừng cây, sông, suối, mây, gió, đất trời biên cương, hoa đào nở, sở ra cây, lúa, rừng, nông trường.
* Các biện pháp tu từ được sử dụng:
- Điệp ngữ "Chiều biên giới em ơi".
=> Tác dụng: Câu thơ "Chiều biên giới em ơi" lặp đi lặp lại nhiều lần ở đầu các khổ thơ nhằm nhấn mạnh hình tượng trung tâm "chiều biên giới" và tạo ra giọng điệu tâm tình cho bài thơ.
- Biện pháp so sánh:
+ "Ta nghe tiếng máy gọi/ Như nghe tiếng cuộc đời".
=> Tác dụng: "Tiếng máy" được so sánh với "tiếng cuộc đời" thể hiện cho sự phát triển của đất nước trong công cuộc vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa chiến đấu giành độc lập dân tộc. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện tình yêu, niềm mơ ước đất nước phát triển trong tương lai.
+ "Trên nông trường lộng gió/ Rộng như trời mênh mông".
=> Tác dụng: "Nông trường lộng gió" được so sánh với "trời mênh mông" gợi lên không gian mênh mông của nông trường, nơi con người đang hăng hái lao động để xây dựng đất nước. Nhà thơ đã thể hiện nỗi khát vọng đất nước được đổi mới, phát triển tươi đẹp hơn.
+ "Hồn ta như ngọn gió/Thổi giữa trời quê hương".
=> Tác dụng: "Hồn ta" được ví với "ngọn gió thổi giữa trời quê hương" thể hiện khát vọng hòa mình vào cuộc sống tươi đẹp quê hương, đất nước.
2. Vẻ đẹp riêng của vùng đất biên cương trong cảm nhận của nhà thơ.
Vẻ đẹp riêng của vùng đất biên cương trong cảm nhận của nhà thơ được được gợi ra qua:
- Vẻ đẹp thiên nhiên: Không gian thiên nhiên cao lớn, hùng vĩ với tiếng chim, chồi non, rừng cây, sông, suối, gió, núi, đất trời biên cương, hoa đào nở, sở ra cây, lúa, rừng, nông trường.
- Vẻ đẹp cuộc sống lao động và bảo vệ quê hương đất nước:
+ Khung cảnh cuộc sống mới "Rừng chăng dây điện sáng", "tiếng máy gọi", "nông trường lộng gió".
+ Con người trong cuộc sống mới: "Lòng ta thầm mê say", "Đôi ta cùng chiến hào", "Gần nhau thêm bền chí", "Tình yêu là vũ khí", "Giữ đất trời biên cương".
=> Vẻ đẹp riêng của vùng đất biên cương trong cảm nhận của nhà thơ hiện lên một cách sinh động. Qua đó, tác giả bộc lộ tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước tha thiết.
3. Tình cảm với quê hương, đất nước mà bài thơ gợi lên trong em.
Bài thơ đã đem tới cho em những cảm nhận sâu sắc về tình yêu quê hương, đất nước. Trước vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và sự hi sinh của những con người ở biên giới quên mình bảo vệ Tổ quốc khiến em cảm nhận được sự đẹp đẽ của thiên nhiên, đất nước và càng kính trọng những vất vả, gian lao của các chiến sĩ nơi tiền tuyến, những anh hùng đã đem lại độc lập tự do cho dân tộc.
Bài thơ đã mang tới cho người đọc hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ của vùng biên giới. Đồng thời, bài thơ đã để lại những rung động sâu sắc về tình yêu quê hương, đất nước cao cả. Để có thể chuẩn bị tốt cho bài học sắp tới, em hãy tham khảo một vài nội dung văn mẫu lớp 7 khác:
- Soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt (trích, Vũ Bằng), Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 110, Ngữ văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống