Soạn bài Tập đọc Cái gì quý nhất, Tiếng Việt lớp 5

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

Soạn bài Cái gì quý nhất, tập đọc

 

Soạn bài Tập đọc Cái gì quý nhất, Ngắn 1

Nội dung chính: Cuộc trao đổi của ba người bạn về cái gì quý nhất trên đời. Hùng cho là lúa gạo. Quý cho là vàng. Nam cho là thì giờ. Cả ba đều cho là đúng. Thầy giáo phân tích, con người lao động làm ra lúa gạo, vàng bạc và sử dụng thời gian, đó là điều đáng quý nhất.

Câu 1 (trang 86 sgk Tiếng Việt 5): Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?

Trả lời:
- Theo Hùng, cái quý nhất là lúa gạo.
- Theo Quý, cái quý nhất trên đời là vàng.
- Theo Nam, cái quý nhất trên đời là thì giờ.

Câu 2 (trang 86 sgk Tiếng Việt 5): Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?

Trả lời:
- Hùng: Không có ai sống được mà không cần ăn.
- Quý: Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
- Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.

Câu 3 (trang 86 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới quý nhất?

Trả lời:
Vì thầy giáo cho rằng: không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.

Câu 4 (trang 86 sgk Tiếng Việt 5): Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lí do tại sao em chọn tên gọi đó.

Trả lời:
- Có thể đặt tên là "Con người là quý nhất", vì cuộc tranh luận cuối cùng đưa ra kết luận đó.
- Cũng có thể đặt tên là "Ai là người có lí", vì mỗi bạn nhỏ trong cuộc tranh luận của mình đều đưa ra những lí lẽ hết sức thú vị.

---------------------HẾT BÀI 1----------------------

Trên đây là phần Soạn bài Cái gì quý nhất, tập đọc bài tiếp theo, các em chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK, Soạn bài Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà, Chính tả và cùng với phần Soạn bài Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên để học tốt tiếng Việt lớp 5 hơn.

 

Soạn bài Tập đọc: Cái gì quý nhất, Ngắn 2

Câu 1: Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?

Trả lời:
- Hùng thì cho rằng lúa gạo là quý nhất.
- Quý thì khẳng định vàng là quý nhất.
- Nam thì không tán đồng ý kiến của hai bạn và cho rằng thì giờ mới là quý nhất.

Câu 2: Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?

Trả lời:

Mỗi bạn đều có những lí lẽ riêng để bảo vệ ý kiến của mình:
- Lí lẽ của Hùng: lúa gạo nuôi sống con người.
- Lí lẽ của Quý: có vàng là có tiền, có tiền mua được lúa gạo.
- Lí lẽ của Nam: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.

Câu 3: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất?

Trả lời:
Sau khi khẳng định những cái mà Nam, Hùng, Quý đưa ra là đúng, lập luận có cơ sơ, có lí: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý cả nhưng chúng chưa phải là cái quý nhất.
Thầy khẳng định: người lao động là quý nhất, bởi vì: không có người lao động thì sẽ không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Lí lẽ của thầy đưa ra có tình vừa có lí, chặt chẽ mà không ai có thể phản bác được.

Câu 4: Chọn tên khác cho bài văn và nêu lí do sao em chọn tên đó.

Trả lời:
(Tùy theo cảm nhận của từng em về câu chuyện trên mà đặt tên cho phù hợp và nêu lí lẽ của mình để bảo vệ tiêu đề mà mình đặt). Ví dụ em đặt tên câu chuyện là: "Người lao động là quý nhất". Vì qua cuộc tranh luận của các nhân vật, cuối cùng bài văn kết luận: Người lao động là quý nhất.
Hoặc em đặt tên: "Cuộc tranh luận bổ ích". Vì câu chuyện kế lại một cuộc tranh luận rất bổ ích cho nhiều người. Tuy mỗi người đều có cái lí của mình cả. Nhưng cuối cùng đều thống nhất chung về một nhận thức giúp cho mỗi người có thêm nhận thức mới toàn diện hơn, đầy đủ hơn.

* Nội dung chính: Khi tranh luận mỗi người đều có lí lẽ bảo vệ cho nhận thức quan điểm của mình nhưng không bảo thủ mà cần tiếp nhận những ý kiến mới. Nếu ý kiến đó giàu sức thuyết phục, có lí, có tình.

--------------------HẾT-----------------------

Chi tiết nội dung phần Soạn bài Tập đọc: Đất Cà Mau để có sự chuẩn bị tốt cho bài Tập đọc: Đất Cà Mau.

Nội dung soạn bài Tập đọc Cái gì quý nhất dưới đây sẽ hướng dẫn các em đọc hiểu và khám phá nội dung bài tập đọc: Cái gì quý nhất qua việc trả lời 4 câu hỏi trang 85 SGK Tiếng Việt 5, tập 1.
Soạn bài Tập đọc: Nghĩa thầy trò trang 79 SGK Tiếng Việt 5 tập 2
Soạn bài Mặt trời xanh của tôi trang 125 - 127 SGK Tiếng Việt 3 tập 2
Soạn Tiếng Việt lớp 5 mới nhất, các bài soạn theo SGK
Soạn bài Ôn tập cuối học kì II (tiết 5) trang 165 SGK Tiếng Việt 5 tập 2
Soạn bài Ôn tập cuối học kì II (tiết 5) trang 165 SGK Tiếng Việt 4
Soạn bài Tập đọc Những người bạn tốt, Tiếng Việt lớp 5

ĐỌC NHIỀU