Soạn bài Bầy chim chìa vôi (Nguyễn Quang Thiều) ngắn gọn, Ngữ Văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

Soạn bài Bầy chim chìa vôi (Nguyễn Quang Thiều), Ngữ Văn lớp 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Văn lớp 7: Soạn bài Bầy chim chìa vôi ngắn gọn Kết nối tri thức với cuộc sống


I. Trước khi đọc

Hãy chia sẻ một trải nghiệm đẹp của tuổi thơ em. Ghi lại một số từ ngữ diễn tả cảm xúc của em khi nghĩ về trải nghiệm đó.

Tuổi thơ em có thật nhiều trải nghiệm đáng nhớ nhưng có lẽ ấn tượng nhất là trải nghiệm với món quà tuổi thơ bình dị và dân dã - kẹo kéo. Chỉ với năm, sáu vỏ chai nhựa là đổi được một cây kẹo kéo hấp dẫn. Mỗi khi xe kẹo kéo đi qua, lũ trẻ chúng tôi háo hức vây quanh chiếc xe đạp chăm chú nhìn những đường kẹo từ tay người bán hàng. Hạnh phúc nhất là giây phút thưởng thức kẹo, kẹo tan trong miệng ngọt và thơm.

- Một số từ ngữ diễn tả cảm xúc của em về trải nghiệm đó: háo hức, hạnh phúc,...


II. Đọc văn bản

1. Theo dõi: Nội dung cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon lúc nửa đêm.

Nội dung cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon lúc nửa đêm là: Mưa to, nước sông dâng lên cao ngập bãi cát giữa sông, hai anh em lo lắng những chú chim chìa vôi non chưa biết bay bị chết đuối.

2. Theo dõi: Chi tiết nào được lặp lại trong những lời nói của nhân vật Mon.

Chi tiết được lặp lại trong những lời của nhân vật Mon là: Câu nói "Anh bảo...?" được lặp lại 4 lần gắn với những nội dung: mưa to, nước sông lên, bãi cát giữa sông bị ngập, nỗi lo lắng những con chim chìa vôi non có thể bị chết đuối.

3. Thói quen làm tổ và đẻ trứng của bầy chim chìa vôi ở bãi sông quê Mên và Mon.

Vào mùa nước cạn, giữa sông nổi lên một dải cát, khi những đám rong sông tốt bời bời héo dần làm thành một lớp đệm trên cát, những chú chim chìa vôi từ bờ sông bay ra bãi cát tìm những đám rong khô và dày để đẻ trứng.

4. Dự đoán: Bầy chim chìa vôi non có bay được vào bờ không?

- Trường hợp 1: Bầy chim chìa vôi non không bay được vào bờ.

- Trường hợp 2: Bầy chim chìa vôi non có thể bay được vào bờ.

5. Theo dõi: Chú ý cử chỉ, lời nói của nhân vật Mên.

- Lời nói: "Chứ còn sao", "Nào xuống đò được rồi đấy.", "Phải kéo về bến chứ, không thì chết. Bây giờ tao kéo còn mày đẩy", ...

- Cử chỉ: Thằng Mèn quấn cái dây buộc đò vào người nó và gò lưng kéo,...

🡪 Lời nói tỏ vẻ rất người lớn, cử chỉ dứt khoát.

6. Hình dung: Khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh.

Khi ánh bình minh đủ sáng có thể soi rõ những hạt mưa trên mặt sông cũng là lúc nước sông dâng lên ngập bãi cát. Chính trong khoảnh khắc này, một cảnh tượng như huyền thoại hiện ra. Từ mặt sông, những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên.

7. Đối chiếu: Cuộc "cất cánh" của bầy chim chìa vôi non ở đây có đúng như dự đoán của em không?

- Trường hợp 1: Không như dự đoán của em, bầy chim chìa vôi non đã bay được vào bờ và hạ cánh xuống bên một lùm dứa dại bờ sông dù trước đó có một chú chim suýt rơi xuống nước vì đuối sức.

- Trường hợp 2: Đúng như dự đoán của em, bầy chim chìa vôi non đã bay được vào bờ và hạ cánh xuống bên một lùm dứa dại bờ sông dù trước đó có một chú chim suýt rơi xuống nước vì đuối sức.

8. Theo dõi: Cảm xúc của hai nhân vật Mên và Mon khi quan sát bầy chim chìa vôi bay lên.

Cảm xúc của hai nhân vật Mên và Mon khi quan sát bầy chim chìa vôi bay lên: Hai anh em Mên và Mon đứng không nhúc nhích. Trên gương mặt tái nhợt vì nước mưa của chúng hửng lên ánh ngày, cả hai đứa đều không biết chúng đã khóc từ lúc nào.

Soạn bài Bầy chim chìa vôi (Nguyễn Quang Thiều) ngắn nhất, Ngữ Văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống


III. Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi:

1. Em hãy xác định đề tài và ngôi kể của truyện Bầy chim chìa vôi.

- Truyện "Bầy chim chìa vôi" được kể theo ngôi thứ 3.

- Đề tài: Tình yêu thiên nhiên và động vật.

2. Chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật trong đoạn văn sau:

"Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi:

- Anh Mên ơi, anh Mên!

- Gì đấy? Mày không ngủ à? - Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi."

- Lời người kể chuyện: "Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc, nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi", "Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi".

- Lời nhân vật:

+ Lời của nhân vật Mon: "Anh Mên ơi, anh Mên!"

+ Lời của nhân vật Mên: "Gì đấy? Mày không ngủ à?"

3. Điều gì khiến hai anh em Mên, Mon lo lắng khi thấy mưa to và nước đang dâng cao ngoài bãi sông? Chi tiết nào thể hiện rõ nhất điều đó?

- Hai anh em Mên và Mon lo sợ những con chim chìa vôi non đang ở trong tổ trên bãi cát ở giữa sông sẽ chết đuối vì chúng chưa biết bay.

- Chi tiết thể hiện rõ nhất điều đó là: cuộc trò chuyện của hai anh em lúc hai giờ sáng: "Em bảo - Mon ngập ngừng - Thế cái bãi cát giữa sông đã ngập chưa?", "Ừ nhỉ - Giọng thằng Mên chợt thảng thốt - Có lẽ sắp ngập mất bãi cát rồi", "Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất.", "Tao cũng sợ".

4. Trong cuộc trò chuyện ở phần (2), Mon nói với Mên những chuyện gì? Nội dung cuộc trò chuyện ấy giúp em cảm nhận được những nét tính cách nào của nhân vật Mon?

Trong cuộc trò chuyện ở phần (2), Mon nói với Mên về chuyện tổ chim sẽ bị chìm, việc chiều qua bố kéo chũm được một con cá măng, một con cá bống, việc Mon lấy trộm con cá bống thả vào chỗ cống sông và rủ Mên mang tổ chim vào bờ.

🡪 Từ nội dung cuộc trò chuyện ấy, có thể thấy được Mon là một cậu bé nhân hậu, giàu tình yêu thương với động vật (thả cá bống, lo cho tổ chim chìa vôi bị ngập, rủ anh mang tổ chim vào bờ).

5. Nêu một số chi tiết miêu tả nhân vật Mên ở phần (3). Em hãy dựa vào các chi tiết đó để khái quát nhân vật Mên.

Các chi tiết miêu tả nhân vật Mên ở phần (3):

- Lời nói tỏ vẻ rất người lớn: "Chứ còn sao", "Nào xuống đò được rồi đấy", "Phải kéo về bến chứ, không thì chết. Bây giờ tao kéo còn mày đẩy.", "Chắc là chưa", ...

- Cử chỉ, hành động: Chỉ huy Mon để Mon phối hợp kéo đò về bến "Bây giờ tao kéo còn mày đẩy", buộc dây đò vào người và gò lưng kéo, ...

🡪 Từ những chi tiết đó có thể thấy Mên là một cậu bé nhân hậu, yêu thương động vật, có sự quyết đoán và quan tâm đến em.

6. Khi đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em có ấn tượng nhất với chi tiết nào? Vì sao?

Một số chi tiết có thể lựa chọn: chi tiết bầy chim bay lên, chi tiết chú chim chìa vôi non đuối sức suýt rơi xuống dòng nước vẫn kiên cường bay lên, hình ảnh bãi sông trong buổi bình minh thơ mộng, cảm xúc của hai anh em Mên và Mon khi chứng kiến bầy chim bay lên.

Mẫu: Khi đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em ấn tượng nhất với chi tiết bầy chim chìa vôi bay lên. Chi tiết đó đã cho em thấy sức sống mãnh liệt của bầy chim chìa vôi và đem lại cho em những suy nghĩ sâu sắc về nghị lực trong cuộc sống. Để chinh phục những khó khăn luôn cần nghị lực phi thường.

7. Trong đoạn kết của truyện, Mên và Mon hình như không hiểu rõ vì sao mình lại khóc. Em hãy giúp các nhân vật lí giải điều đó.

Trong đoạn kết truyện, Mên và Mon đã khóc vì xúc động khi thấy bầy chim chìa vôi non hoàn thành chuyến bay quan trọng, đầu tiên và kì vĩ nhất trong đời chúng một cách an toàn, không có chú chim chìa vôi non nào bị đuối nước. Đó là những giọt nước mắt hạnh phúc của tấm lòng hai cậu bé nhân hậu và yêu thương động vật.


IV. Viết kết nối đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể lại sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông bằng lời của một trong hai nhân vật Mon hoặc Mên (ngôi kể thứ nhất).

Khi ánh bình minh đủ sáng để soi rõ mọi vật, tôi và anh Mên đã chứng kiến một cảnh tượng huyền thoại, bầy chim chìa vôi bay lên khi dòng nước khổng lồ cuối cùng nuốt chửng nửa phần còn lại của dải cát. Những chú chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt lên khỏi dòng nước. Bỗng một chú chim như đuối sức, nó rơi xuống dòng sông như một chiếc lá. Chim mẹ xòe đuôi cánh rộng lượn quanh đứa con và kêu lên, bằng một nghị lực phi thường, chú chim non khi chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó quyết tâm đập một nhịp và bay cao hẳn lên so với lần cất cánh trên bãi cát. Tôi và anh Mên chăm chú nhìn khung cảnh tươi đẹp này mà không biết chúng tôi đã khóc từ bao giờ.

Bên cạnh bài tham khảo trên, các em có thể xem thêm bài soạn văn mẫu lớp 7 khác cùng chủ điểm như:
- Tóm tắt Bầy chim chìa vôi
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17, Ngữ Văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống
- Soạn bài Đi lấy mật (trích Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi), Ngữ Văn lớp 7, Kết nối tri thức với cuộc sống

Những cảm xúc chân thành và tình yêu thương vạn vật của trẻ thơ được làm nổi bật trong truyện Bầy chim chìa vôi của Nguyễn Quang Thiều, Ngữ văn 7, Cánh Diều. Dưới đây là phần gợi ý trả lời do đội ngũ của Taimienphi.vn đã biên soạn:
Phân tích đặc điểm nhân vật Mon trong Bầy chim chìa vôi
Viết đoạn văn kể lại sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông bằng lời của một trong hai nhân vật Mon hoặc Mên (ngôi thứ nhất)
Soạn bài Thực hành đọc: Lắc-ki thực sư may mắn ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - KNTT
Soạn bài Con chim chiền chiện (Huy Cận) ngắn gọn, Ngữ văn lớp 7, Chân trời sáng tạo
Soạn bài Thực hành đọc: Hành trình của bầy ong, Ngữ văn lớp 6 - KNTT
Soạn bài Bài thơ "Đường núi" ngắn gọn của Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn lớp 7 - KNTT

ĐỌC NHIỀU