A. KĨ NĂNG ĐỌC
1. Luyện đọc
Phát âm đúng và chuẩn xác những tiếng, từ ngữ sau đây: “mất, ngày, liền, nặng trĩu, nỗi buồn, vuốt ve, lặng lẽ, bát, buồn bã, xoa, tay, trìu mến, khẽ”.
2. Hướng dẫn đọc
Bài văn được viết theo hình thức kể chuyện. Âm điệu chung của bài là nhẹ nhàng, chậm rãi, ngừng nghỉ đúng các chỗ có dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm lửng và chấm cảm. Phân biệt được giọng điệu của các nhân vật.
+ Giọng của An thể hiện tâm trạng buồn bã, chân thật.
+ Giọng của thầy dịu dàng trìu mến.
+ Giọng của người kể chuyện chậm rãi nhẹ nhàng tình cảm.
Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tâm trạng, tình cảm và hành động của nhân vật nhằm tăng thêm khả năng biểu đạt của từ ngữ.
B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
1. Giải nghĩa từ ngữ khó
- “mất”: qua đời, từ trần, qui tiên.
- “nặng trĩu nỗi buồn”: cảm giác trong lòng như có một cái gì đó đè nặng.
- “âu yếm”: biểu lộ tình thương yêu trìu mến bằng dáng điệu, cử chỉ, giọng nói.
- “thì thào”: từ gợi tả tiếng nói chuyện rất nhỏ, nghe tựa như hơi gió thoảng qua tai.
- “buồn bã”: có tâm trạng buồn đau.
- “dịu dàng”: cử chỉ nhẹ nhàng gây cảm giác dễ chịu đến các giác quan hoặc tinh thần.
- “trìu mến”: biểu lộ tình yêu thương tha thiết.
2. Tìm hiểu nội dung
* Câu hỏi 1. Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất.
- Gợi ý: Những từ ngừ nào cho thấy An rất buồn khi bà mới mất là:
“lòng .................. nỗi buồn; ngồi ......................... ; Thì thào ........................"
* Câu hỏi 2. Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo thế nào?
- Gợi ý: Khi biết An chưa làm bài tập với lí do bà vừa mât, An lại đang ở trong tâm trạng buồn đau nên thầy không quở trách, với lại thấy An thật thà, dám nói thẳng nói thật, thầy lại càng quý hơn nên thầy "... xoa đầu An” biểu lộ sự thông cảm, thương yêu trìu mến.
* Câu hỏi 3: Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy giáo đối với An.
- Gợi ý: Đó là những từ: “Thầy nhẹ ..................”, “Bàn tay .......................” “Tốt lắm”,
“Thầy ...................... nói”. Chính những từ ngữ này đã bộc lộ sự thương yêu và niềm tin của thầy đối với An.
--------------------HẾT BÀI 1--------------------------
Bên cạnh Soạn bài Bàn tay dịu dàng, tập đọc các em cần tìm hiểu thêm những bài soạn khác trong Tiếng Việt lớp 2 như Soạn bài Luyện từ và câu: Từ chỉ hoạt động, trạng thái. Dấu phẩy hay phần Soạn bài Đổi giày, tập đọc nhằm củng cố kiến thức Tiếng Việt lớp 2 của mình.
1.Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất?
Trả lời:
Những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất: lòng An nặng trĩu nỗi buồn, chẳng bao giờ An còn được nghe bà kể chuyện cổ tích, chẳng bao giờ An được bà âu yếm, vuốt ve…
2.Vì sao thầy giáo không trách An khi biết bạn ấy chưa làm bài tập?
Trả lời:
Thầy giáo không trách An khi biết bạn ấy chưa làm bài tập vì thầy hiểu An vì buồn khi bà mất nên chưa làm bài tập.
3. Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy giáo đối với An.
Trả lời:
Những từ ngữ thể hiện tình cảm của thầy giáo đối với An: nhẹ nhàng xoa đầu, dịu dàng, đầy trìu mến, thương yêu, khẽ nói.
Nội dung: Thái độ dịu dàng, yêu thương của thầy đã động viên an ủi An đang buồn vì bà mất, làm bạn cố gắng học hơn.
--------------------HẾT---------------------
Trong chương trình học Tiếng Việt lớp 2, phần bài Soạn bài Tập đọc Người thầy cũ là một trong những nội dung rất quan trọng mà các em cần quan tâm và trau dồi kiến thức Tiếng Việt 2 của mình.