Chúng ta thường nghe và đọc thấy cụm từ Phiến diện nhưng không phải người nào cũng hiểu được ý nghĩa của từ đó. Vì thế, Taimienphi.vn sẽ giải thích thuật ngữ trong bài viết dưới đây giúp các bạn hiểu rõ hơn.
Phiến diện được hiểu là suy nghĩ một chiều, một mặt, một phía, không đầy đủ vấn đề, các mặt. Những người suy nghĩ phiến diện thường chỉ nhìn nhận ở 1 vấn đề, không có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, bao trùm được mọi thứ. Các bạn có thể hiểu từ phiến diện này trái nghĩa với từ toàn diện.
Ví dụ phiến diện mà hầu hết người lớn cho tới trẻ nhỏ đều biết đó là chuyện Thầy bói xem voi. Ông sờ vào vòi con voi lại bảo nó như con đỉa. Một ông sờ chân thì bảo nó là cái cột đình. Một ông sờ ngà thì bảo nó là đòn cán. Ông sờ tai thì bảo nó như cái quạt.... Mỗi ông một ý đều đúng hư lại không sờ toàn thể. Do đó, xảy ra việc cãi nhau.
Hay ví dụ có một vấn đề mà người sếp nghĩ cách giải quyết này mới đúng. Nhân viên lại đưa ra cách giải quyết khác, phù hợp hơn.
Số 6 viết ngược lại thành số 9. Khi đứng ở đầu bên này, mọi người sẽ nhìn thấy nó là số 6. Nhưng khi đứng ở đầu bên kia thì mọi người sẽ nhìn thấy nó là số 9.
Trong cuộc sống, những người suy nghĩ phiến diện không ít. Hầu hết, những người này thường chỉ nhìn vào mặt hạn chế, tiêu cực, thay vì nhìn vào mặt tích cực, nghe ngóng, phân tích tình huống từ nhiều hướng khác nhau để có cái nhìn toàn diện nhất.
Với chia sẻ phiến diện là gì và ví dụ ở trên, các bạn đã hình dung được một số hậu quả mà phiến diện có thể gây ra như:
- Suy nghĩ sai lệch về vấn đề. Suy nghĩ phiến diện thường khiến chúng ta chỉ nhìn vào mặt tốt hoặc mặt xấu, không quan sát, đánh giá từ nhiều thứ xung quanh. Ví dụ, bạn thấy một người học tập không tốt, bạn liền đánh giá người đó không giỏi thì đây là một cái nhìn phiến diện. Để đánh giá người khác thì bạn cần phải xem tổng quát nhiều thứ như kỹ năng mềm, khả năng, ý chí... của họ.
- Suy nghĩ phiến diện thường giải quyết vấn đề không được toàn diện, hiệu quả. Do có cái nhìn 1 chiều, 1 mặt nên việc xử lý cũng không được thỏa đáng.
- Đình hình khả năng tư duy. Khi bạn suy nghĩ mọi thứ 1 chiều, 1 mặt thường xuyên, bạn sẽ hình thành thói quen trong tư duy của mình.
Để không trở thành người suy nghĩ phiến diện gây ra nhiều hậu quả thì bạn nên hãy nhìn mọi thứ theo nhiều hướng khác nhau. Trước kia, bạn chỉ nhìn vào mặt tiêu cực thì từ giờ, bạn hãy nhìn vào mặt tích cực của vấn đề. Bên cạnh đó, bạn hãy dần thay đổi cách tư duy của mình, không nên phán xét bất cứ vấn đề nào, suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra bất cứ điều gì.
Hy vọng các bạn đã hiểu được từ phiến diện là gì. Nếu như bạn đang có cái nhìn phiến diện thì hãy thay đổi để cuộc sống thêm sắc màu và hạn chế được những hậu quả đáng tiếc xảy ra nhé.