Phân tích ý nghĩa của những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng

Đề bài: Phân tích ý nghĩa của những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Phân tích ý nghĩa của những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng
 

I. Dàn ý Phân tích ý nghĩa của những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng (Chuẩn)

1. Mở bài

- Truyền thuyết là thể loại văn học dân gian rất phổ biến và quen thuộc trong đời sống nhân dân ta từ bao đời nay.
- Truyền thuyết thể hiện niềm mong mỏi mơ ước về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc, hướng thiện tốt đẹp, thông qua những hình mẫu nhân vật thật lý tưởng.
- Một trong những truyền thuyết tiêu biểu là truyền thuyết Thánh Gióng kể về vị anh hùng chống giặc xâm lược, với xuất thân kì lạ huyền bí.

2. Thân bài

* Những chi tiết kỳ lạ trong sự ra đời và trưởng thành của Thánh Gióng:
- Mẹ ướm chân lên một vết chân to, thì mang thai suốt 12 tháng rồi sinh ra Gióng => Trái ngược với quy luật sinh sản của loài người, thể hiện sự ra đời thần kỳ của Thánh Gióng.
- Ba tuổi không nói, cười, đi đứng, nhưng nghe tiếng sức giả rao thì lại lập tức biết nói,...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích ý nghĩa của những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng tại đây.
 

II. Bài văn mẫu  Phân tích ý nghĩa của những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng (Chuẩn)

1. Phân tích ý nghĩa của những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng  - mẫu số 1: 

“Thánh Gióng” là một truyền thuyết vô cùng nổi tiếng trong dân gian Việt Nam. Không chỉ mang đến câu chuyện về người anh hùng dân tộc, tác phẩm còn thể hiện mong ước, khát khao cuộc sống công bằng, hạnh phúc của con người lúc bấy giờ. Điều này đã được thể hiện rất rõ qua các chi tiết hoang đường, kì ảo mà tác giả khéo léo gài gắm. 

Yếu tố hoang đường, kì ảo có thể hiểu là những chi tiết, hình ảnh, sự việc bất thường. Con người đã tưởng tượng ra chúng, đưa chúng vào trong văn học, nghệ thuật với mục đích lí giải các hiện tượng tự nhiên hoặc truyền tải ước mơ, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp, no đủ hơn. Thông thường, những chi tiết này sẽ được sử dụng nhiều ở các thể loại văn học dân gian.

Trong truyền thuyết “Thánh Gióng” cũng xuất hiện dày đặc các chi tiết hư cấu, kì ảo. Đầu tiên chính là về nguồn gốc ra đời của nhân vật. Thánh Gióng được sinh ra trong một gia đình nông dân hiền lành, ăn ở phúc đức. Hai vợ chồng ấy lấy nhau đã hơn chục năm nhưng vẫn hiếm muộn, mãi không có con. Chỉ đến khi người vợ thấy vết chân to kì lạ, ướm thử lên thì về mới tự nhiên mang thai và sinh ra cậu bé Gióng. Điều này đi ngược lại với quy luật sinh sản tự nhiên. Đồng thời, cũng báo hiệu về sự xuất hiện thần kì của một con người đặc biệt. 

Tiếp theo, độc giả được chứng kiến cậu bé Gióng trưởng thành theo cách đầy kì lạ. Đến tận năm ba tuổi, Gióng vẫn không biết nói, cười, đi, đứng. Đây là điều bất thường đối với một đứa trẻ. Bất thường hơn nữa, khi nghe thấy tiếng rao của sứ giả về việc chiêu mộ người tài đi đánh giặc, cậu lập tức mở miệng muốn mẹ mời sứ giả vào cho mình nói chuyện. Gióng dõng dạc đưa ra những yêu cầu của mình: ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt trước sự ngạc nhiên của tất cả mọi người. Điều này đã thể hiện rất rõ lòng yêu nước cũng như quyết tâm đánh giặc của nhân dân ta. Chỉ cần bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ, dù là già hay trẻ cũng đều sẵn sàng đứng lên chiến đấu. 

Và rồi, Gióng lại được khắc họa với khí chất oai phong, lẫm liệt của đấng anh hùng. Cậu ăn nhiều, lớn nhanh như thổi, chẳng mấy chốc đã vươn vai trở thành người tráng sĩ cao lớn, khỏe mạnh. Một mình Thánh Gióng cưỡi ngựa, cầm roi ra trận, đơn thương độc mã tiêu diệt kẻ địch. Thậm chí, khi roi sắt gãy, Thánh Gióng còn nhổ tre làm vũ khí, tiếp tục xông pha đến khi quét sạch bóng quân thù. Tất cả những chi tiết ấy đã ca ngợi hình tượng Thánh Gióng, nói lên ước mơ của nhân dân ta về một người anh hùng tài ba, dũng cảm đã bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.

Và cuối cùng, sau khi đã hoàn thành sứ mệnh, ta thấy Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời. Chi tiết này đã khẳng định xuất thân không tầm thường của nhân vật. Nhưng theo một phiên bản khác, Thánh Gióng đã hi sinh trên chiến trường. Vậy chi tiết về trời có thể được dùng để giảm bớt sự bi thương, cũng để đề cao, bày tỏ lòng tôn trọng dành cho người anh hùng ấy. 

Nhìn chung, những chi tiết hư cấu, kì ảo trong truyền thuyết “Thánh Gióng” đều mang theo vô vàn ý nghĩa, bài học sâu sắc. Bên cạnh đó, chúng cũng tạo nên sức hấp dẫn, sự lôi cuốn cho câu chuyện. Đồng thời, thể hiện được tinh thần yêu nước cùng khát vọng hòa bình thịnh trị của nhân dân ta suốt ngàn đời nay.

 

2. Phân tích ý nghĩa của những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng - mẫu số 2: 

Truyền thuyết vốn là một thể loại văn học dân gian rất phổ biến và quen thuộc trong đời sống nhân dân ta từ bao đời nay. Qua những truyền thuyết, nhân dân ta thể hiện niềm mong mỏi mơ ước về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc, hướng thiện tốt đẹp, thông qua những hình mẫu nhân vật thật lý tưởng. Đôi khi truyền thuyết cũng để giải thích cho những sự kiện phi thường của các bậc anh hùng trong lịch sử, vì muốn ca ngợi, tôn thờ, đồng thời cũng giảm bớt sự đau thương khi họ hy sinh cho đất nước, nhằm củng cố niềm tin về sự bất tử của những bậc anh hùng ấy trong lòng nhân dân ta. Một trong những truyền thuyết tiêu biểu ấy là truyền thuyết Thánh Gióng kể về vị anh hùng chống giặc n xâm lược, với xuất thân kỳ lạ huyền bí.

Kể về gốc gác của Thánh Gióng, sự ra đời của ông có nhiều điều kì lạ. Ông vốn là con của cặp vợ chồng già ăn ở phúc đức nhưng mãi vẫn hiếm muộn, không con. Có lẽ trời run rủi thương xót hoặc là do một phép màu nào đó mà lại sắp đặt để người vợ ra đồng rồi ướm chân lên một vết bàn chân ở ngoài ruộng. Về nhà chẳng bao lâu thì bà lão phát hiện có thai. Điều ấy đi ngược hẳn lại với quy luật sinh nở của loài người, vốn đã là sự lạ lắm rồi. Thêm nữa quá trình mang thai của người mẹ cũng chẳng giống người ta là đủ 9 tháng, 10 ngày thì sinh nở, mà đứa trẻ cứ yên vị trong bụng mẹ mãi cho đủ 12 tháng mới ra đời (người ta vẫn gọi là chửa trâu). Thế rồi đứa trẻ ra đời, có tư chất ngôi khô sáng sủa, nhưng ngặt cái mãi đến 3 tuổi mà không biết nói cười, đi đứng, dường như đang chờ đợi một thời cơ nào đó. Tất cả những điều trên đều gợi đến một cuộc đời không tầm thường của đứa trẻ này.

Trùng hợp thay, lúc này nước ta lại có nạn giặc xâm lược. Vua cần người tài giúp nước, phái sứ giả đi cầu hiền. Cậu bé Gióng vốn chẳng biết nói, nay lại mở miệng dõng dạc đòi gặp sứ giả. Sứ giả thấy một đứa bé 3 tuổi nhưng lại biết yêu cầu ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt, chuẩn bị ra trận thì lấy làm bất ngờ và cũng hiểu ra rằng đây chính là người hiền tài mà vua cần. Như vậy hóa ra bấy lâu nay cậu bé không nói năng gì là chỉ để đợi ngày hôm nay, mở lời vàng ngọc đấy ư? Cung cách của thần thánh đúng chẳng phải người thường có thể đoán biết được.

Việc trưởng thành của cậu bé Gióng cũng khiến người ta phải kinh ngạc. Một con người mất 18-20 để thực sự khôn lớn, nhưng Gióng thì không như thế. Chỉ trong vòng vài ba ngày cậu bé đã lớn nhanh như thổi "cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ", rồi vươn vai đứng dậy bỗng chốc trở thành một tráng sĩ "mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt". Đó chính là khí chất của bậc anh hùng. Việc giết giặc của Thánh Gióng lại cùng khiến người ta phải nể phục. Roi sắt lùa đến đâu giặc chết như ngả rạ đến đó, chúng giẫm đạp lên nhau mà chạy trốn. Sức mạnh và sự uy vũ của Thánh Gióng còn thể ở việc khi roi sắt gãy, ông đã nhổ cả tre bên đường làm vũ khí. Đó là một sức mạnh phi thường, chỉ thần thánh mới có thể làm được mà thôi.

Chi tiết kỳ ảo cuối cùng trong câu chuyện ấy là việc Thánh Gióng bỏ lại giáp sắt cưỡi ngựa về trời. Điều này đã chứng tỏ thân phận của Thánh Gióng vốn là người trời được phái xuống để giúp đỡ nhân dân ta diệt giặc. Theo một số tài liệu, Thánh Gióng vốn là một nhân vật có thật, đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc chống giặc. Tuy nhiên sau bị trọng thương nặng, biết mình không thể qua khỏi ông đã cưỡi ngựa vào rừng sâu và không bao giờ trở ra nữa. Thế nên chi tiết cưỡi ngựa về trời chính là nỗi lòng của nhân dân dân ta, nhằm giảm nhẹ sự bi thương vong mạng của người anh hùng, tin rằng ông đã hóa thánh trở về trời. Điều đó cũng khẳng định lòng tin của nhân dân ta vào công lý lẽ phải, người tốt ắt được trời thương xót, loại giặc giã chắc chắn bị tiêu diệt.

Truyền thuyết Thánh Gióng, với những chi tiết hoang đường kỳ ảo, cùng nhân vật chuẩn mực tập hợp những đức tính tốt đẹp, xuất thân kỳ lạ, phong thái uy vũ, lại có sức mạnh phi thường, đã thể hiện niềm tin tưởng, mong ước của nhân dân ta về công lý lẽ phải, về quan niệm cái thiện chắc chắn sẽ chiến thắng được cái ác, con người sống nhân hậu thật thà sẽ luôn được thần thánh bảo hộ, giúp đỡ. Đồng thời Thánh Gióng cũng nhằm thể hiện sức mạnh, sự đoàn kết của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

----------------------HẾT----------------------

Các em vừa cùng tham khảo bài văn mẫu Phân tích ý nghĩa của những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng, bên cạnh đó để mở rộng kiến thức về văn bản, các em có thể tìm đọc thêm: Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng, Kể lại chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em, Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Thánh Gióng, Chỉ ra và phân tích những chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng.

Cũng giống như những thể loại truyện dân gian khác, điểm tạo nên nét đặc sắc cho thể loại truyền thuyết phải kể đến những yếu tố hoang đường kì ảo, để hiểu hơn về tác dụng của yếu tố này trong việc chuyển tải nội dung, các em cùng phân tích ý nghĩa của những chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện Thánh Gióng, một trong số truyền thuyết chứa nhiều yếu tố tưởng tượng, thần kì.
Phân tích đặc trưng của truyện cổ tích thần kì qua truyện Tấm Cám
Phân tích ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh
Phân tích vai trò của các yếu tố tưởng tượng, kì ảo trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên
Dàn ý chỉ ra và phân tích những chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng
Chỉ ra và phân tích những chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng
Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng

ĐỌC NHIỀU