Phân tích ý nghĩa của hồi trống trong Hồi trống cổ thành

Đề bài: Anh/chị hãy phân tích ý nghĩa của hồi trống trong Hồi trống cổ thành, trích Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
 1. Mở bài
 2. Thân bài
 3. Kết bài
II. Bài văn mẫu

Phân tích ý nghĩa của hồi trống trong Hồi trống cổ thành
 

I. Dàn ý Phân tích ý nghĩa của hồi trống trong Hồi trống cổ thành


1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích và vấn đề cần phân tích.


2. Thân bài

a. Ca ngợi mối quan hệ huynh đệ gắn bó, nghĩa tình sâu nặng giữa ba người Lưu Bị - Trương Phi - Quan Vũ:
- Sự gắn kết ấy là đến từ sự cảm mến, ngưỡng mộ tài năng, đức độ lẫn nhau, dựa trên cơ sở cùng chung lý tưởng gây dựng giang sơn xã tắc, trừ gian diệt hại, lập nên nghiệp lớn.
- Trong đoạn trích Hồi trống cổ thành, chúng ta có thể nhìn nhận rõ được thứ tình nghĩa gắn bó và cao đẹp này thông qua việc Quan Vũ vì bảo vệ các vị phu nhân của Lưu Bị mà chấp nhận giả vờ hàng Tào Tháo.
- Trong suốt thời gian dù ở trong doanh trại địch nhưng lòng của Quan Vân Trường vẫn chưa từng dao động bởi những cẩm y ngọc thực và sự hậu đãi của kẻ thù, mà lòng ông chỉ hướng về nghĩa huynh Lưu Bị, hướng về vị quân chủ mình đang phò tá. Ngày ngày tìm cơ hội, chỉ đợi thời cơ tới là lập tức bảo vệ hai vị phu nhân chạy khỏi trướng giặc về với anh em.

b. Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc hội ngộ giữa những người anh hùng:
- Cuộc hội ngộ trong đoạn trích là một cuộc hội có nhiều điểm đặc biệt, khi mà tình cảm kết nghĩa của ba người tưởng chừng như bên bờ đổ vỡ vì những hiểu lầm nghi kỵ, thì sau đó nó lại càng trở nên bền vững, những người trong cuộc càng thâm sáng rõ về tấm lòng của nhau hơn.
- Sự kiện Quan Vũ giả vờ hàng Tào Tháo khiến Trương Phi nghi ngờ là Quan Vũ phản lại tình nghĩa huynh đệ, đầu hàng giặc quay về giết mình và Lưu Bị. => Quan Vũ mang một nỗi oan khó tả, ấy là nỗi oan bất nghĩa với anh em, bất trung với quân chủ. Sự nghi ngờ của Trương Phi là cái ngờ chính đáng của một kẻ trượng phu hào kiệt.
- Sự xuất hiện của một viên tướng giặc giữa lúc mâu thuẫn của Trương Phi và Quan Công đến hồi bế tắc, khi một người cố minh oan, còn một kẻ tràn ngập nghi kỵ đã trở thành giải pháp tháo gỡ nút thắt tuyệt vời. Giữa những hồi trống liên tiếp, thúc giục, hồi hộp của Trương Phi, cảnh Quan Vũ chém đầu Sái Dương chỉ trong một hồi trống đã hoàn toàn gỡ bỏ những nghi kỵ của Trương Phi, đồng thời giải oan cho Quan Vũ.
=> Như vậy hồi trống cổ thành vừa là hồi trống cổ vũ ra quân, hồi trống thu quân về, lại là hồi trống giải oan và hồi trống đoàn tụ của hai anh em Trương Phi và Quan Vũ.


3. Kết bài

Nêu cảm nhận chung.


II. Bài văn mẫu Phân tích ý nghĩa của hồi trống trong Hồi trống cổ thành

Tam Quốc diễn nghĩa là một trong tứ đại kiệt tác của nền văn học Trung Hoa, thuộc thể loại tiểu thuyết chương hồi, phát triển các sự kiện và cuộc đời nhân vật theo bối cảnh thời gian và bối cảnh lịch sử. Giá trị của tác phẩm nằm ở nhiều khía cạnh trong đó nổi bật là góc nhìn của tác giả về các nhân vật anh tài trong lịch sử có nhiều biến động của Trung Quốc xưa, lồng ghép vào đó là những bài học sâu sắc về cách nhìn nhận cuộc đời, nhìn người, cách đối nhân xử thế, các lĩnh vực chính trị, quân sự thông qua cuộc tranh giành kéo dài gần trăm năm của ba nước Ngụy, Thục, Ngô. Một trong số những điểm đáng chú ý nhất của Tam Quốc là mối quan hệ của Lưu Bị - Trương Phi - Quan Vũ, vừa là tình anh em thân thiết kết nghĩa đào viên, vừa là mối quan hệ quân thần trung thành, tận tụy. Đoạn trích Hồi trống cổ thành là một trong những đoạn trích hay và đáng giá là nổi bật mối quan hệ của ba nhân vật này, cho người đọc những chiêm nghiệm, ý nghĩa sâu sắc.

Nhận thấy đầu tiên ở đoạn trích Hồi trống cổ thành ấy là sự ca ngợi mối quan hệ huynh đệ gắn bó, nghĩa tình sâu nặng giữa ba người Lưu Bị - Trương Phi - Quan Vũ. Ca ngợi bởi lẽ sự gắn kết ấy là đến từ sự cảm mến, ngưỡng mộ tài năng, đức độ lẫn nhau, dựa trên cơ sở cùng chung lý tưởng gây dựng giang sơn xã tắc, trừ gian diệt hại, lập nên nghiệp lớn. Để khẳng định tình cảm cao đẹp và lý tưởng nam nhi, ba người đã chọn hình thức kết nghĩa vườn đào, uống chén rượu nghĩa để bày tỏ tấm lòng khảng khái hào hiệp, coi trọng mối quan hệ huynh đệ hiếm có, tuy không sinh cùng cha mẹ, cùng ngày cùng tháng, nhưng nguyện được cùng vào sinh ra tử, tin tưởng, bảo bọc lẫn nhau. Có thể nói rằng trong chế độ phong kiến và dưới ảnh hưởng sâu sắc của nền Nho học Khổng Tử, tình huynh đệ kết nghĩa như của bộ ba Lưu Bị - Trương Phi - Quan Vũ là vô cùng đáng trọng, đáng quý, thậm chí là thiêng liêng hơn cả máu mủ ruột già. Lại nói đến hoàn cảnh trong đoạn trích Hồi trống cổ thành, chúng ta có thể nhìn nhận rõ được thứ tình nghĩa gắn bó và cao đẹp này thông qua việc Quan Vũ vì bảo vệ các vị phu nhân của Lưu Bị mà chấp nhận giả vờ hàng Tào Tháo. Tuy vậy trong suốt thời gian dù ở trong doanh trại địch nhưng lòng của Quan Vân Trường vẫn chưa từng dao động bởi những cẩm y ngọc thực và sự hậu đãi của kẻ thù, mà lòng ông chỉ hướng về nghĩa huynh Lưu Bị, hướng về vị quân chủ mình đang phò tá. Ngày ngày tìm cơ hội, chỉ đợi thời cơ tới là lập tức bảo vệ hai vị phu nhân chạy khỏi trướng giặc về với anh em.

Một nội dung nữa mà Hồi trống cổ thành muốn truyền tải ấy là ca ngợi vẻ đẹp của cuộc hội ngộ giữa những người anh hùng. Có thể nói rằng cuộc hội ngộ trong đoạn trích là một cuộc hội có nhiều điểm đặc biệt, khi mà tình cảm kết nghĩa của ba người tưởng chừng như bên bờ đổ vỡ vì những hiểu lầm nghi kỵ, thì sau đó nó lại càng trở nên bền vững, những người trong cuộc càng thâm sáng rõ về tấm lòng của nhau hơn. Sự kiện Quan Vũ giả vờ hàng Tào Tháo để bảo vệ hai chị dâu, sau đó một thời gian thì chạy thoát về cổ thành nơi Trương Phi trấn giữ, đã khiến Trương Phi nghi ngờ là Quan Vũ phản lại tình nghĩa huynh đệ, đầu hàng giặc quay về giết mình và Lưu Bị. Sự nghi kỵ của này của Trương Phi đã đem đến cho Quan Vũ một nỗi oan khó tả, ấy là nỗi oan bất nghĩa với anh em, bất trung với quân chủ. Hơn thế nữa bản thân Trương Phi tuy giỏi đánh đấm nhưng lại là một người nóng tính, lỗ mãng, không chịu nghe phân bua phải trái đã muốn kết tội, thế nhưng vào trường hợp của ông thì không thể không nghi ngờ, đó là cái ngờ chính đáng của một kẻ trượng phu hào kiệt, luôn tâm niệm kẻ bất trung bất nghĩa thì phải giết không tha, kể cả đó có là người từng xưng huynh gọi đệ. Từ đó dẫn đến cách minh oan anh hùng và đầy khí phách của Quan Công, không chỉ hàn gắn mối quan hệ, rửa sạch oan khuất mà còn bộc lộ những tài năng, đức độ của nhân vật này. Người anh hùng giải thích với nhau bằng trận đánh so tài, sự xuất hiện của một viên tướng giặc giữa lúc mâu thuẫn của Trương Phi và Quan Công đến hồi bế tắc, khi một người cố minh oan, còn một kẻ tràn ngập nghi kỵ đã trở thành giải pháp tháo gỡ nút thắt tuyệt vời. Giữa những hồi trống liên tiếp, thúc giục, hồi hộp của Trương Phi, cảnh Quan Vũ chém đầu Sái Dương chỉ trong một hồi trống đã hoàn toàn gỡ bỏ những nghi kỵ của Trương Phi, đồng thời giải oan cho Quan Vũ. Như vậy hồi trống cổ thành vừa là hồi trống cổ vũ ra quân, hồi trống thu quân về, lại là hồi trống giải oan và hồi trống đoàn tụ của hai anh em Trương Phi và Quan Vũ. Cách tạo lập và tháo gỡ các nút thắt của La Quán Trung trong tác phẩm mang đậm chất anh hùng, thể hiện được cái khí thế âm vang của các trận chiến thời cổ, khắc họa rất rõ nét phẩm chất đáng quý, đáng trọng của người anh hùng trên lưng ngựa, thời tam quốc phân tranh.

Ngoài ra đoạn trích còn là một bài học về cách dùng người, nhìn người, cách đối nhân xử thế. Trước việc đại sự quốc gia, người anh hùng muốn làm nên nghiệp lớn không chỉ biết trọng nghĩa tình, mà đứng trước những sự việc bất thường có ảnh hưởng to lớn đến đại cuộc thì cần phải có tấm lòng nghi kỵ một cách đúng đắn, không nên vì nề hà, cả nể mà làm hỏng cơ nghiệp. Đặc biệt với những kẻ có ý bất trung, bất nghĩa thì không nên tiếc mà giữ bên cạnh, tốt nhất là phải tiêu diệt để tránh đại họa mai sau.

Đoạn trích Hồi trống cổ thành, tuy chỉ là một đoạn trích ngắn với những lời đối đáp qua lại đầy căng thẳng của Trương Phi và Quan Vũ, cùng với sự kiện chặt đầu Sái Dương trong một hồi trống của Quan Vũ, nhưng đã để lại nhiều ý nghĩa cho độc giả muôn đời. Bộc lộ được cái tài cầm bút và phát triển cốt truyện của La Quán Trung và Tam Quốc diễn nghĩa xứng đáng là một trong tứ đại danh tác của Trung Hoa.

----------------HẾT-----------------

Bài viết là những nhận định cơ bản về ý nghĩa của đoạn trích Hồi trống cổ thành, để tìm hiểu sâu hơn về các nhân vật cũng như nội dung của đoạn trích mời các em tham khảo bài viết Soạn bài Hồi trống Cổ Thành, Phân tích nhân vật Trương Phi trong truyện Hồi trống Cổ Thành, Phân tích bài Hồi trống Cổ Thành, Kể lại nội dung đoạn trích Hồi trống cổ Thành theo lời của Quan Công.

3 tiếng trống của Trương Phi trong đoạn trích Hồi trống cổ thành là chi tiết đặc sắc giúp các nhân vật trong truyện bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp, đó cũng là tiếng trống hóa giải mọi hiểu lầm của 2 huynh đệ Trương Phi, Quan Công. Tìm hiểu chi tiết hơn, các em có thể tham khảo hân tích ý nghĩa của hồi trống trong PHồi trống cổ thành dưới đây.
Phân tích bài Hồi trống Cổ Thành
Kể lại nội dung đoạn trích Hồi trống cổ Thành theo lời của Quan Công
Phân tích nhân vật Trương Phi trong truyện Hồi trống Cổ Thành
Sơ đồ tư duy Hồi trống cổ thành
Học trực tuyến môn Ngữ văn lớp 10 ngày 6/4/2020, Hồi trống cổ Thành (Tiết 2)
Soạn bài Hồi trống Cổ Thành, Ngữ văn lớp 10

ĐỌC NHIỀU