Phân tích mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa đoạn 1 Bình Ngô đại cáo

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn 1 của văn bản Bình Ngô đại cáo.

Phân tích đoạn 1 Bình Ngô đại cáo siêu hay
 

Nội dung bài viết:
I. Dàn ý.
II. Bài văn mẫu.
1. Bài mẫu số 1.
2. Bài mẫu số 2.
3. Bài mẫu số 3.
4. Bài mẫu số 4.
5. Bài mẫu số 5.


I. Dàn ý Phân tích mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa đoạn 1 Bình Ngô đại cáo

1. Mở đoạn: giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung cần phân tích.

2. Thân đoạn:
- Chỉ ra tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: yêu thương, coi trọng nhân dân.
- Phân tích mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa đoạn 1:
+ Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ nét qua luận đề chính nghĩa "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo".
+ Tư tưởng nhân nghĩa còn gắn với sự khẳng định chủ quyền dân tộc.

3. Kết đoạn: khẳng định lại vấn đề cần phân tích.

 

II. Đoạn văn phân tích mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa trong Bình Ngô Đại cáo đoạn 1
 

1. Phân tích mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn 1 Bình Ngô đại cáo - mẫu số 1

Trong đoạn một của tác phẩm "Bình Ngô đại cáo" (Nguyễn Trãi), ta dễ dàng thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa. Theo học thuyết Nho giáo, nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Kế thừa tư tưởng nhân văn, tốt đẹp ấy, Nguyễn Trãi đã khẳng định "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.". Như vậy, tấm lòng yêu thương, coi trọng nhân dân được tác giả hết sức đề cao. Điều cốt yếu trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là phải để nhân dân có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Vì thế, việc quân thần xót thương dân chúng mà trừ bạo là hoàn toàn đúng đắn. Những câu thơ tiếp theo không chỉ là lời tuyên bố chắc nịch về chủ quyền quốc gia mà còn tô đậm tư tưởng nhân nghĩa. Từ ngàn đời nay, các triều đại lịch sử đã giữ vững độc lập dân tộc, truyền thống văn hóa, bảo vệ cuộc sống của người dân. Có thể nói, qua đoạn một bài "Bình Ngô đại cáo", em thấy được một tư tưởng tiến bộ, phù hợp với thời đại của Nguyễn Trãi.

Bài văn mẫu Phân tích tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo lớp 10
 

2. Phân tích mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn 1 Bình Ngô đại cáo - mẫu số 2

Trong đoạn một "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi đã thể hiện tư tưởng nhân nghĩa hết sức tiến bộ, tích cực của mình. Tư tưởng ấy gắn bó chặt chẽ với luận đề chính nghĩa "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.". Từ nguồn gốc học thuyết về "nhân nghĩa" trong quan niệm Nho giáo, Nguyễn Trãi đã phát triển cụ thể tư tưởng của bản thân để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử. Theo ông, tư tưởng nhân nghĩa chính là việc yêu thương, quý trọng dân chúng, coi họ là gốc. Khi đời sống nhân dân bị đe dọa thì vua quân phải đứng lên trừ gian diệt bạo. Để chứng minh quan điểm này, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng thuyết phục về chủ quyền, độc lập dân tộc trong suốt chặng đường dài lịch sử. Như vậy, đoạn một của "Bình Ngô đại cáo" đã giúp em hiểu hơn về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
 

3. Phân tích mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn 1 Bình Ngô đại cáo - mẫu số 3

Đến với đoạn một "Bình Ngô đại cáo", ta có thể thấy được tư tưởng nhân nghĩa - tư tưởng phù hợp với thời đại của Nguyễn Trãi. Ở ngay phần đầu bài cáo, Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.". Theo tác giả, yêu thương, quý trọng nhân dân chính là nhân nghĩa. Vì thế, điều cốt yếu, quan trọng là phải làm cho cuộc sống người dân luôn yên bình, tốt đẹp. Để thực hiện được điều đó thì vua quân phải biết "trước lo trừ bạo". Nhằm khẳng định vấn đề này, Nguyễn Trãi đã mạnh mẽ tuyên bố về nền độc lập dân tộc, phong tục tập quán của cha ông bao đời nay. Đứng trước vô vàn cuộc chiến, các triều đại vẫn giữ vững bờ cõi nước nhà. Như vậy, tư tưởng nhân nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ với luận đề chính nghĩa trong đoạn một của bài cáo.
 

4. Phân tích mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn 1 Bình Ngô đại cáo - mẫu số 4

"Bình Ngô đại cáo" là áng "thiên cổ hùng văn" của dân tộc ta. Trong đoạn một bài cáo, Nguyễn Trãi đã bày tỏ quan niệm của bản thân về tư tưởng nhân nghĩa. Trước hết, tư tưởng này được thể hiện chân thực qua luận đề chính nghĩa "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.". Kế thừa học thuyết Nho giáo, Nguyễn Trãi tiếp tục phát triển tư tưởng nhân nghĩa lên một tầng cao hơn. Với ông, nhân nghĩa gắn liền với việc thương yêu, đề cao nhân dân, lấy dân làm gốc. Từ đó, làm cho cuộc sống của họ trở nên ấm no, yên bình "yên dân". Đồng thời, phải biết vì dân mà đứng lên diệt bạo. Tư tưởng tích cực này tiếp tục được củng cố thông qua việc tác giả khẳng định chủ quyền, độc lập quốc gia trong suốt mấy ngàn năm lịch sử. Có thể thấy, Nguyễn Trãi quả là người sáng suốt, thấu hiểu thế sự. Tư tưởng cùng luận đề chính nghĩa của ông sẽ mãi tỏa sáng theo dòng chảy thời gian.
 

5. Phân tích mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn 1 Bình Ngô đại cáo - mẫu số 5

Trong đoạn một của áng "thiên cổ hùng văn" "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi đã đề cập tới mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa. Trước hết, xuất phát từ học thuyết trong Nho giáo, ông tiếp tục phát triển tư tưởng nhân nghĩa. Theo ông, nhân nghĩa chính là coi trọng, thương yêu quần chúng nhân dân. Nhân nghĩa phải gắn với xây dựng, bảo vệ cuộc sống bình yên của dân chúng. Vì thế, việc quân thần thương xót dân mà đứng lên dẹp ác bạo, hung tàn là cần thiết và đúng đắn hơn bao giờ hết. Giống như cha ông ngàn đời nay, họ đã kiên cường bảo vệ độc lập, chủ quyền cùng truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Có thể thấy, luận đề chính nghĩa "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo." đã góp phần bộc lộ rõ nét tư tưởng nhân nghĩa tiến bộ ở Nguyễn Trãi.

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Khi viết, em cần chỉ ra tư tưởng nhân nghĩa, luận đề chính nghĩa mà Nguyễn Trãi nói tới là gì. Ngoài nội dung trên, Taimienphi.vn luôn thường xuyên cập nhật những bài văn mẫu lớp 10 hay như:
- Phân tích Dục Thúy sơn
- Đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ nôm của Nguyễn Trãi
- Đoạn văn phân tích tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc trong Bình Ngô đại cáo

Dưới đây là dàn ý và bài văn mẫu hay nhất cho đề Phân tích mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa đoạn 1 Bình Ngô đại cáo, Ngữ văn 10, Kết nối tri thức, học kì II. Em hãy theo dõi để hiểu hơn về mối quan hệ này, rèn luyện được kỹ năng viết bài văn này.
Link tải Sách giáo khoa lớp 4 Kết nối tri thức PDF
Giải bài tập trang 65 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Toán lớp 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 95 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 91, 92 SGK Toán 3 Tập 1, sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải bài tập trang 30, 31, 32, 33, 34 SGK Toán 3 Tập 2, sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỌC NHIỀU