Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong truyện Kiều

Đề bài: Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong truyện Kiều

Bài văn mẫu Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong truyện Kiều

 

Bài mẫu: Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong truyện Kiều

"Truyện Kiều"của Nguyễn Du là một trong nhữngkiệt tác của nền văn học Việt Nam.Tác phẩm không chỉ tái hiện cuộc đời, số phận của nhân vật chính Thúy Kiều mà còn miêu tả bức tranh thiên nhiên mang những màu sắc khác nhau.Bức tranh thiên nhiên làm nền cho bức tranh tâm trạng và trở thànhđối tượng để tác giả gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình.

Tác phẩm truyện thơ Nôm này có độ dài 3254 câu thơ lục bát, số câu thơ miêu tả hình ảnh thiên nhiên chỉ chiếm một dung lượng rất nhỏ nhưng chúng lại có ý nghĩa to lớn góp phần vào sự thành công của "Truyện Kiều". Thiên nhiên bao gồm những gì xung quanh con người nhưng không phải do con người tạo ra. Thiên nhiên bao gồm cây cỏ, hoa lá, phong cảnh, âm thanh, màu sắc, ánh sáng,...Bên cạnh vai trò tả cảnh đơn thuần, thiên nhiên trong "Truyện Kiều" còn giữ vai trò tả tình. Bởi vậy, bút pháp tả cảnh ngụ tình luôn được Nguyễn Du khai thác một cách triệt để.

Trong tiết thanh minh, cảnh vật hiện lên thật tươi đẹp và sinh động:

"Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa".

Hiện ra trước mắt bạn đọc là một không gian ngập tràn sắc xanh, ngập tràn nhựa sống.Màu xanh ngút ngàn của cỏ nối tiếp với màu xanh của bầu trời hòa quyện vào nhau và trải rộng ra vũ trụ mênh mông. Dường như không gian ấy chỉ có màu xanh mơn mởn, căng tràn sắc xuân của cỏ cây. Điểm xuyết vào màu xanh bạt ngàn ấy là một vài bông hoa lê trắng tinh khôi.Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng và tình tứ.Không gian như được trải dài, nối tiếp nhau đến chân trời xa mãi.Từ "rợn" đã giúp chúng ta không chỉ thấy được màu xanh non tơ của cỏ bằng mắt thường mà nó còn khơi gợi cảm giác, chiều sâu trong tâm hồn con người.Phép đảo ngữ "trắng điểm" đã nhấn mạnh và làm nổi bật lên màu trắng của vài bông hoa lê trên nền cỏ xanh của mùa xuân tươi mới.

Bức tranh thiên nhiên như đang nâng bước du xuân của chị em Thúy Kiều:

"Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang".

Thời gian đã chuyển sang buổi chiều, bóng đã "ngả về tây" nên cảnh vật trở nên yên tĩnh, và thanh bình hơn. Dòng nước uốn quanh và nhịp cầu nho nhỏ cũng đủ tạo nên bức tranh thiên nhiên buổi chiều trầm tĩnh đến vắng lặng. Nhịp cầu nhỏ bé bắc ngang ở cuối ghềnh gợi sự nhỏ bé, yên ắng. Nhịp cầu ấy như bị chìm sâu vào không gian mà phải là một con người có đôi mắt tinh tường thì Nguyễn Du mới có thể trông thấy được.Các từ láy "thanh thanh", "nao nao" đã gợi lên cái hồn của phong cảnh. Ẩn đằng sau đó là tâm trạng tiếc nuối, bâng khuâng, phảng phất nỗi buồn của con người.Đó là dự cảm về những chuyện không lành sắp xảy ra của Thúy Kiều.Phải chăng dự cảm ấy xuất phát từ việc chị em Thúy Kiều bắt gặp mộ Đạm Tiên - người phụ nữ tài hoa mà mệnh bạc:

"Sè sè nắm đất bên đường
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh"

Mộ của nàng Đạm Tiên vắng tanh hương khói, nó chỉ là một nắm đất nổi lên nhưng rất thấp ở bên đường.Những ngọn cỏ mọc xung quanh đó cũng không được xanh tươi, căng tràn sức sống mà lại mang màu sắc nửa vàng nửa xanh thật ảm đạm.Từ láy "sè sè", "dàu dàu" đã vẽ nên một bức tranh đượm buồn với các sắc màu u ám. Hình ảnh thiên nhiên bỗng nhuốm màu héo úa, thê lương.Trước khung cảnh như vậy, Thúy Kiều thương tiếc và có mối đồng cảm sâu sắc với con người bạc mệnh.

Thiên nhiên còn là nền cho cuộc chia tay của Thúy Kiều và Kim Trọng:

"Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha".

Vẫn là dòng nước, vẫn là nhịp cầu nhưng cảnh vật được bao trùm bởi sự thơ mộng, hữu tình. Tiếng sét ái tình đã khiến "người quốc sắc", "kẻ thiên tài" gặp nhau và có cảm giác ngượng ngùng khi "tình trong như đã mặt ngoài còn e". Phải chăng dòng nước trong veo quá nên in bóng được cả chiếc cầu lên mặt nước.Buổi chiều thường gợi cho con người một nỗi buồn man mác nhưng bóng chiều trong buổi gặp gỡ chàng Kim Trọng lại mang màu sắc vui tươi.Lá liễu, cành liễu vốn đã mềm mại, thướt tha nhưng trong giây phút tình yêu đầu chớm nở của hai nhân vật lại trở nên có hồn hơn bao giờ hết.Có cuộc chia tay nào mà không đọng lại trong lòng mỗi chúng ta chút gì lưu luyến, tiếc nuối và tâm trạng của Thúy Kiều khi chia tay Kim Trọng ra về cũng có chút xao xuyến, bâng khuâng. Thiên nhiên của buổi đầu gặp gỡ thật nên thơ, hữu tình. Phong cảnh tuy đơn sơ mà nồng đượm tình người.

Bên cạnh đó, thiên nhiên còn là nhân chứng cho lời thề "tạc một chữ đồng đến xương" của Thúy Kiều và Kim Trọng:

"Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai mặt một lời song song".

"Vầng trăng vằng vặc" giữa trời khuya là nhân chứng cho lời thề thủy chung của hai người. Đó là cuộc thề nguyền được diễn ra trong một không gian vô cùng lãng mạn nhưng cũng hết sức trang trọng.Ánh trăng vàng lung linh đã bao trùm lên toàn bộ không gian tạo nên một bức tranh thơ mộng.Trong khung cảnh huyền ảo đó, hai nhân vật đã thề nguyền, hẹn ước trăm năm gắn kết.

Thiên nhiên đã trở thành người bạn tâm giao của con người từ bao đời nay và đối với Thúy Kiều cũng vậy. Khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích nàng đã nhìn cảnh vật bằng đôi mắt buồn của một con người đã trải qua những biến cố, sóng gió của cuộc đời:

"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung"

Vầng trăng không còn giữ vai trò là nhân chứng trong cuộc hẹn ước của Thúy Kiều - Kim Trọng mà nó đã trở thành người bầu bạn, tri âm của Thúy Kiều. Con người nhỏ bé trước không gian rợn ngợp của lầu Ngưng Bích. Nguyễn Du đã mang trăng từ non xa lại gần hơn với Thúy Kiều để nàng trút bầu tâm sự.Chỉ có người và trăng, không gian ấy không bị chi phối bởi các yếu tố khác nên bạn đọc có thể thấy được mối quan hệ khăng khít của Thúy Kiều và "tấm trăng".

Tâm trạng của nàng Kiều đã lan tỏa, thấm vào cảnh vật nên nhìn đâu cũng thấy nỗi buồn:

"Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi".

Từ lầu Ngưng Bích, Kiều đã trông thấy thấp thoáng phía xa là cánh buồm của chiếc thuyền nào đó. Nó nhỏ bé và đơn độc trước một không gian bao la của biển cả. Những cánh hoa mỏng manh dường như cũng bị ngọn nước cuốn trôi, vùi dập không biết điểm đến là nơi nào, chúng chỉ biết trôi theo dòng nước như một cách chấp nhận số phận. Rồi mai đây, số phận cuộc đời của Thúy Kiều cũng như vậy.Nàng ngắm nhìn cảnh vật mà xót xa, đớn đau cho thân phận của chính mình.Nàng đang sống trong sự lẻ loi, cô đơn khi phải xa lìa cha mẹ, các em và người yêu.Nàng đau đớn khôn cùng khi biết mình bị Mã Giám Sinh lừa bán vào chốn lầu xanh nhơ nhớp. Bởi lẽ "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" nên nội cỏ cũng không có màu xanh non tơ mơn mởn mà thay vào đó là "rầu rầu", héo úa. Không gian rộng lớn nhưng không gợi sự ấm áp mà lại gợi sự vắng vẻ, hiu quạnh đến nỗi bi thương. Những cơn gió đã nổi lên có sức mạnh cuốn cả mặt duềnh. Những đợt sóng cũng kêu gào quanh ghế ngồi lại càng khiến nỗi cô đơn, buồn tủi của Kiều lên tới tột cùng. Thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích được Nguyễn Du miêu tả qua đôi mắt của Thúy Kiều là một bức tranh với những gam màu âm u đáng sợ không có sức sống. Bên cạnh đó, nó còn bộc lộ những nỗi lo sợ của Thúy Kiều về những tai ương, sóng gió sắp xảy ra.

Nếu Thúy Kiều chia tay Kim Trọng là khung cảnh trong sáng, vui tươi thì Thúy Kiều chia tay Thúc Sinh trong khung cảnh "Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san". Cánh rừng phong vào mùa thu đã chuyển sang màu đỏ, một màu đỏ của chia li, từ biệt. Những con đường xa xôi cách trở đã dần hiện ra, màu quan san đã trùm lên cả cánh rừng phong đỏ:

"Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường"

Vầng trăng tròn trịa viên mãn nay phải chia tách làm đôi, "nửa in gối chiếc" để thể hiện lòng chung thủy, nửa còn lại để soi sáng những "dặm trường" mà Thúc Sinh đi. Cảnh chia tay diễn ra với tâm trạng buồn thương, bịn rịn không muốn xa rời giữa kẻ ở và người đi. Đó là cuộc chia tay "ngang giá với một thiên phú biệt li" (Nhà nho Vũ Trinh).

Thiên nhiên trong tác phẩm "Truyện Kiều" được Nguyễn Du miêu tả với những màu sắc khác nhau.Đồng thời chúng cũng giữ những vai trò khác nhau trong việc thể hiện cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật.Đó là dụng ý của tác giả khi sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình đầy tinh tế và khéo léo."Có thể nói thiên nhiên trong "Truyện Kiều"cũng là một nhân vật, một nhân vật thường lặng lẽ kín đáo nhưng không mấy khi không xuất hiện và luôn luôn thấm đượm tình người" (Đặng Thanh Lê).

Truyện Kiều là tác phẩm nổi bật trong ngữ văn lớp 9, ngoài bài làm văn Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong truyện Kiều, thầy cô và học sinh cùng tham khảo thêm những bài làm văn mẫu khác như Vẻ đẹp ngôn từ trong truyện Kiều, Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong truyện Kiều, Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều, Cảm nghĩ của em về nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều, hay cả những phần Soạn bài Truyện Kiều.

Thiên nhiên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật và Nguyễn Du có khi để nhân vật tự bộc lộ cảm xúc trực tiếp nhưng phần nhiều ông đều để nhân vật gửi gắm kín đáo nỗi lòng của mình qua bức tranh thiên nhiên, cùng phân tích hình ảnh thiên nhiên trong Truyện Kiều để hiểu rõ hơn về điều đó.
Phân tích nhân vật Kim Trọng qua đoạn thơ Kiều gặp Kim Trọng trích trong Truyện Kiều
Phân tích cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về trong Cảnh ngày xuân
Phân tích đoạn thơ Kiều gặp Từ Hải
Dàn ý phân tích bài thơ trao duyên, mẫu số 3
Dàn ý phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Cảnh ngày xuân
Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tràng giang

ĐỌC NHIỀU