- Vũ Đình Liên (12/11/1913 - 18/1/1996), ông sinh ra tại Hải Dương.
- Ông là một trong những nhà thơ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của Phong trào Thơ Mới.
- Thơ ông thường mang nặng niềm hoài cổ và tình yêu thương đối với con người.
1. Xuất xứ bài thơ Ông đồ:
- Bài thơ "Ông đồ" sáng tác năm 1936 được đánh giá là một trong những tác phẩm xuất sắc trong Phong trào Thơ mới.
- Bài thơ in trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" của tác giả Hoài Thanh Hoài Chân năm 2012.
2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Ông đồ:
Nhà thơ Vũ Đình Liên sáng tác bài thơ "Ông đồ" trong hoàn cảnh những năm đầu thế kỉ XX, hình ảnh của ông đồ già ngày một biến mất trên đường phố mỗi khi tết đến xuân về.
3. Nội dung bài thơ Ông đồ:
Bài thơ miêu tả tình cảnh của ông đồ già khi Nho học được ưa chuộng và khi bị thất thế.
4. Thể thơ bài thơ Ông đồ:
Bài thơ "Ông đồ" được viết theo thể thơ năm chữ.
5. Phương thức biểu đạt bài thơ Ông đồ:
Phương thức biểu đạt chính của bài thơ "Ông đồ" là biểu cảm.
6. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Ông đồ:
Ông đồ là những người thuộc nền văn hóa Nho học. Nhan đề bài thơ gợi ra hình ảnh về người viết thư pháp trên phố mỗi khi Tết đến xuân về.
7. Bố cục bài thơ Ông đồ:
- Bài thơ "Ông đồ" có bố cục 3 phần:
+ Khổ 1, 2: Hình ảnh ông đồ khi Nho học được ưa chuộng.
+ Khổ 3,4: Hình ảnh ông đồ khi Nho học thất thế.
+ Khổ 5: Cảm xúc của tác giả khi thấy tình cảnh đáng thương của ông đồ.
8. Giá trị nội dung:
Bài thơ cho thấy tình cảnh đáng thương của ông đồ già khi Nho học không còn chiếm được ưu thế. Qua đó, nhà thơ thể hiện nỗi xót thương, đồng cảm trước truyền thống tốt đẹp của dân tộc đang đứng trước nguy cơ lụi tàn.
9. Giá trị nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ ngắn gọn.
- Hình ảnh thơ trong sáng, bình dị.
- Ngôn từ tinh tế.
- Cách ngắt nhịp linh hoạt, gieo vần chân "già" - "qua", "đâu" - "sầu", "hay" - "bay".
- Câu hỏi tu từ "Người thuê viết nay đâu?" và "Hồn ở đâu bây giờ?".
1. Hình ảnh ông đồ khi Nho học được ưa chuộng.
- "Mỗi năm hoa đào nở": thời gian Tết đến xuân về.
- "Lại thấy ông đồ già": từ "lại" cho thấy sự lặp đi lặp lại nhiều lần -> hình ảnh ông đồ mỗi dịp Tết đã trở nên thân quen.
- "Bày mực tàu, giấy đỏ": những đồ vật hành nghề chữ viết quen thuộc của ông đồ, là nét đặc trưng của những người viết thư pháp.
- "Bên phố đông người qua": không gian nhộn nhịp, tấp nập của đời sống.
- "Bao nhiêu người thuê viết": Khi Nho học giữ vị trí quan trọng thì ai nấy đều trọng dụng và mong muốn có được chữ viết treo trong nhà.
- "Tấm tắc ngợi khen tài/ "Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa, rồng bay": ông đồ với tài năng viết chữ đẹp khiến bao người yêu thích, say mê.
=> Tám dòng đầu tiên đã khắc họa hình ảnh ông đồ trong thời kì Nho học vẫn được coi trọng và phát triển. Đây được gọi là những tháng ngày huy hoàng, rực rỡ của người viết thư pháp.
2. Hình ảnh ông đồ khi Nho học thất thế.
- "Nhưng mỗi năm, mỗi vắng": câu thơ cho thấy sự thưa thớt của những người thuê viết mỗi khi tết đến xuân về.
- Câu hỏi tu từ "người thuê viết nay đâu" có thể là câu hỏi của ông đồ cũng có thể là câu hỏi của nhân vật trữ tình đặt ra để mô tả tình cảnh đáng thương khi Nho học dần lụi tàn.
- "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu": biện pháp nhân hóa khiến đồ vật mang nặng cảm xúc. Nó không đơn thuần dùng để khắc họa sự buồn trẻ, thưa thớt người thuê viết mà còn thể hiện nỗi buồn của ông đồ xưa.
- "Ông đồ vẫn ngồi đấy/ Qua đường không ai hay": sự xuất hiện của ông đồ không còn quan trọng đối với những người đi đường nữa.
- "Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài giời mưa bụi bay": trái ngược với khổ đầu, câu thơ diễn tả không gian mùa xuân lạnh lẽo nhằm nhấn mạnh sự cô độc, lẻ loi, buồn tủi của ông đồ già.
=> Khi Nho học lụi tàn, người viết chữ không còn được coi trọng. Họ trở nên cô độc, đáng thương hơn bao giờ hết.
3. Cảm xúc của tác giả khi thấy tình cảnh đáng thương của ông đồ.
- "Năm nay đào lại nở": Câu thơ dùng để chỉ thời điểm hiện tại: một mùa xuân nữa lại tới.
- "Không thấy ông đồ xưa": Tuy nhiên, hình ảnh ông đồ đã không còn xuất hiện trên phố.
- "Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?": Câu hỏi tu từ "Hồn ở đâu bây giờ" là câu hỏi tác giả đặt ra cho chính mình. Nhà thơ luôn mang nặng nỗi trăn trở, lắng lo cho những "người xưa, kẻ cũ" trong xã hội mới.
=> Khổ thơ cuối là lời xót thương của tác giả đối với những người lưu giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
--------------------------HẾT-------------------------
Taimienphi.vn luôn nỗ lực để đem đến cho các em những bài soạn, bài văn mẫu lớp 7 hay và chất lượng. Các em có thể xem thêm bài viết khác như:
- Soạn bài Ông đồ (Vũ Đình Liên), Ngữ văn lớp 7 - Cánh Diều
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ Ngữ văn 7 Cánh Diều