Tiểu phẩm, tiết mục văn nghệ, ca dao tục ngữ, hát bài hát về thầy cô, thi cắm hoa ... là các phần không thể thiếu trong chương trình chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. Do đó, bên cạnh chuẩn bị các bài hát, ca dao tục ngữ về thầy cô cho các tiết mục văn nghệ thì bạn cũng cần chuẩn bị kịch bản tiểu phẩm ngày 20-11 hay để có tiểu phẩm hay nhất trình diễn trong ngày 20/11.
Kịch bản tiểu phẩm về 20/11
Tiểu phẩm: Niềm vui của cô
Tên người dẫn truyện..........: Người dẫn chuyện
Em xin chào các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!
Tuần 10 lớp ..... chúng em làm công tác trực tuần. Để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20- 11, sau đây lớp .... chúng em xin gửi đến các thầy cô cùng toàn thể các bạn học sinh một tiểu phẩm được mang tên: Niềm vui của cô. Em xin mời các thầy cô và các bạn cùng thưởng thức.
Nhân vật trong tiểu phẩm:
- Bạn...... : trong vai Tuấn
- Bạn ......: trong vai cô giáo.
- Nhóm HS trong vai các bạn cùng lớp.
Tiểu phẩm của chúng em xin được bắt đầu.
Người dẫn..... (lời dẫn): Tuấn là bạn học sinh mồ côi cha sống với mẹ. Mẹ Tuấn bị tàn tật nên hoàn cảnh gia đình Tuấn rất khó khăn. Ở lớp, Tuấn là một học sinh nghịch ngợm, hay trêu chọc bạn bè và làm cô giáo rất phiền lòng.
Cảnh trong lớp học.
Các bạn đang ngồi ôn bài. Tuấn bước vào.
Tuấn: helo! xin chào mọi người!
Hiền đứng lên: Tuấn ơi, vào ôn bài với chúng tớ đi. Chúng mình chuẩn bị kiểm tra giữa kì đấy.
Tuấn: Ôi dào, học với chả hành. Tớ chả thích học. Tớ đang đói đây.
Tuấn chỉ vào Quyên: Này Quyên! Hôm nay bạn có mang bánh cho tớ không?
Quyên (sợ hãi): Nhưng mà tớ hôm nay hết tiền rồi.
Tuấn: Hết cũng phải có, nếu không hôm nay tớ nhịn đói à.
Tuấn quay sang Ngọc: Cả con này nữa, hôm nay có mang cái gì đi không?
Ngọc: Có, tớ còn hộp xôi chưa kịp ăn đây.
Tuấn (giằng lấy, ăn liền): Ôi đã quá! Hết cả đói.
Vừa lúc đó, cô giáo (.....) bước vào lớp.
Cả lớp đứng dậy chào cô (bằng Tiếng Anh)
Cô giáo (....) nhìn Tuấn: Tuấn, em ngồi vào chỗ đi.
Tuấn miễn cưỡng ngồi xuống.
Cô giáo (.......): các em ạ, nhà trường chúng ta đang chuẩn bị một chương trình lớn: Hoà nhịp đập con tim để ủng hộ cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn và đặc biệt 2 em Vi và Nhi bị mắc căn bệnh hiểm nghèo.
Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em gấp những con sếu trắng, biểu tượng cho sự chia sẻ, cảm thông trong cuộc sống, các em có đồng ý không?
Tất cả học sinh: Đồng ý ạ! Đồng ý ạ!
Bỗng mặt Ngọc tái mét, tay ôm bụng.
Cô giáo cùng các bạn chạy tới, người xoa dầu, người hỏi han.
Cô giáo (....): Sáng nay con đã ăn gì chưa?
Ngọc: Dạ... Dạ... con ăn rồi ạ!
Cô giáo: Con đã ăn gì nào?
Ngọc: Dạ ... Dạ ...
Tuấn Anh: Thưa cô, hôm nay bạn Ngọc chưa ăn gì đâu ạ! Lúc nãy, bạn Tuấn đã lấy phần ăn sáng của bạn Ngọc đấy ạ.
Cô giáo (nhìn sang Tuấn): Con đã lấy phần ăn sáng của bạn à?
Tuấn (gãi đầu): Dạ...dạ ... lúc nãy em đói quá nên đã lấy xôi của bạn ạ.
Cô giáo: Sáng nay con chưa ăn gì sao?
Tuấn (bật khóc): thưa cô, tại con đói quá ạ. Con xin lỗi cô, tớ xin lỗi các bạn.
Cô giáo (ôm Tuấn vào lòng vỗ về): Cô đã hiểu hoàn cảnh của con. Nhưng con ạ, ông bà ta đã dạy: Đói cho sạch, rách cho thơm. Lần sau, nếu có đói hay có nỗi buồn gì con hãy chia sẻ với cô và các bạn nhé!
Quay lại với các học sinh khác: Còn các con, lần sau chúng mình có quà gì đều chia sẻ với bạn nhé! Các con có đồng ý không?
Tất cả học sinh: đồng ý ạ! Đồng ý ạ!
Cô giáo (....): Cô rất vui khi các con đã hiểu và biết chia sẻ vui buồn với bạn. Các con đều như là anh em một nhà.
Bây giờ, cô sẽ mua bánh mì cho các con và chúng ta cùng gấp sếu giấy nhé!
Tất cả học sinh: Cảm ơn cô, cảm ơn cô.
Người dẫn chương trình: Tiểu phẩm của chúng em đến đây là kết thúc. Qua tiểu phẩm chúng em mong muốn gửi tới các bạn thông điệp:
"Chúng ta:
Hãy nắm chặt tay nhau
Cảm thông và chia sẻ
Hoà nhịp đập con tim. "
Mời toàn trường cùng hát vang bài hát truyền thống: Mái trường mến yêu.
Người dẫn chương trình: Sau đây tớ có một số câu hỏi giao lưu cùng các bạn:
- Bạn đã làm gì để chung tay góp sức giúp đỡ bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn?
- Khi làm được việc tốt để giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn bạn cảm thấy thế nào?
Tiểu phẩm: Chuyện không đơn giản
(Trong tiết học Chính tả: GV và một nhóm HS, trong đó có một số em hơi láu cá và ngỗ ngược)
- GV bước vào lớp: Cả lớp đứng lên - Chúng em chào cô ạ.. ạ!
- GV giới thiệu: Tiết luyện Tiếng Việt hôm nay, chúng ta luyện viết chính tả bài: "Cá sấu".
- GV: Các em giở sách đọc thầm bài, ghi nhớ cách viết, cách trình bày .....
- GV: Bây giờ các em gấp sách lại và bắt đầu viết.
- Giáo viên đọc: "Con cá sấu bò từ dưới nước và nằm lên Hòn đá tảng..." (2 lần) - (Đến lần thứ hai) 1 HS có ý kiến: Thưa cô từ Hòn đá tảng viết chữ thường hay chữ hoa ạ? - Cô giáo hỏi luôn: Thế cả lớp em nào viết hoa chữ "hòn đá tảng" nào? Cả lớp im lặng, 1 HS giơ tay - Cô giáo hơi choáng và hỏi: Em thử giải thích tại sao em viết hoa? - HS1: Thưa cô vì con cá sấu nằm lên ạ.....
- Cô giáo: Thì nó nằm lên chứ sao!
- HS1: Dạ ......nhưng ... nhưng mà !!!!!
(nhiều em cười rúc rích)
- GV: (gõ một thước lên bàn) Không nhưng ... nhưng gì hết.
- Giáo viên tiếp tục đọc (không quan sát dưới lớp): "Con cá sấu bò từ dưới nước và nằm lên Hòn đá tảng..." (3lần)
Cả lớp ngồi im (vòng tay lên bàn) không ai viết.
- 1 em định lấy bút viết, em ngồi bên cạnh kéo lại và nói: "Cô chưa gõ 2 tiếng mà!"
- GV: (ngạc nhiên) Sao kỳ dzậy, im ru hết thế này?
Một phút im lặng, HS nói: Thưa cô 1 thước vòng tay, hai thước bỏ tay ra ....
- GV: (cắt ngang) Ừ thì hai thước (gõ hai tiếng lên bàn)
- GV (lẫm nhẩm): Ờ, mà đâu có được, nay người ta cấm gõ thước rồi mà. Chà, khó .. đây ..... Thôi thì ta nghĩ cách khác vậy.
- GV tiếp: Thế này nhé, từ nay chúng ta bỏ quy định gõ thước, mà thay vào đó cô sẽ dậm chân. Quy ước vẫn như cũ nhé! .......
- Giáo viên lại tiếp tục đọc: "Con cá sấu bò từ dưới nước và nằm lên Hòn đá tảng..." (2 lần) - GV (vừa đọc vừa theo dõi HS viết): Tại sao trong bài chính tả của em lại có những lỗi giống y như của bạn bên cạnh vậy? - Thưa cô bởi vì chúng em cùng chung 1 cô giáo ạ! - Em là lười luyện viết lắm đấy, lại còn lý sự nữa chứ! Lười học thì chỉ làm khổ bố mẹ thôi!!! - HS: Thế ... mà bố em lại bảo rằng, chính ... cô mới làm bố khổ, phải suy .... tư nhiều và thỉnh ... thoảng còn mất .... ngủ nữa đấy?? - Em không đùa đấy chứ? - (Thoáng đỏ mặt, cô giáo hỏi lại): Em nói rõ hơn đi? - Vâng ạ, vì cô cho nhiều bài tập về nhà quá, bố em làm không xuể. - GV (hơi thất vọng): Tư...ởng gì ..... cứ tưởng ...???
- GV: À mà thôi, em cho cô số điện thoại của bố đi!
- HS: Dạ 19001303. (HS nói luôn): À mà cô lưu ý nhấn phím 1 để gặp bố em, phím 2 để gặp mẹ em, nhấn phím 3 để gặp em. Tiếp tục nhấn phím # để thông báo tình hình học tập. Sau đó cô đừng quên bấm số người có cùng kết quả học tập như em trước khi bấm phím * để kết thúc. ....
- GV (vẻ bực tức): Thôi, thôi .. đủ rồi. Thật hết chịu nổi, đến là đau tim mất!
(Không đánh HS đã đành, nay lại không được trách mắng .... nữa chứ. Khó thật! Thôi thì ......
- GV (nhẹ nhàng): Cô cảm ơn. Em giỏi lắm, thật là chu đáo???
- GV: Vậy nhà em có mấy anh em?
- HS: Chỉ có một mình em.
- GV: Ơn trời!!!
*. Liền lúc đó có tiếng láo nháo từ ngoài vào và một PH dẫn HS đến.
- GV (lẫm nhẩm): Hay quá, mình đang định đi vận động thì nó đã đến.
- GV (Giọng nghiêm khắc): Sao mấy bữa nay không đi học? Học là học cho em, học để biết đọc biết viết biết tính toán, để sau này trở thành con người có ích cho gia đình, cho xã hội ...... Thôi! Vào lớp đi!
- PH:(kéo con lại - nói tiếng dân tộc): "Nó ....... Ư kbach đoc
Trên đây là các kịch bản tiểu phẩm ngày 20-11 hay nhất, các bạn có thể tham khảo để có được ý tưởng hay cho tiểu phẩm của mình hoặc biến tấu sao cho phù hợp với mục đích diễn của lớp cũng như tìm hiểu bài thuyết trình cắm hoa 20/11 để có thể tự tin giải thích về ý nghĩa món quá mà các em dành tặng thầy, cô.
Truyện cười, bài hát về thầy cô giáo, tiết mục văn nghệ ... đóng vai trò quan trọng trong chương trình kỷ niệm 20/11. Trong chương trình, hát những bài hát về thầy cô giáo, kể những câu truyện cười 20 11 không chỉ giúp tôn vinh nghề giáo mà còn mang đến không khí vui tươi, giây phút thư giãn, tuy nhiên để chương trình văn nghệ diễn ra tốt đẹp thì bạn cần phải có lời dẫn văn nghệ 20 11 hay, ý nghĩa.